Hoa quả là nhóm thực phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng cho người bị bỏng. Vậy nên, nhiều người bệnh cảm thấy thắc mắc rằng bị bỏng nên ăn quả gì để vết bỏng nhanh lành nhất? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay.
☛ Tìm hiểu trước thông tin về bệnh qua bài viết: Tổng quan về Bỏng
Mục lục
Vì sao người bị bỏng nên bổ sung hoa quả?
Bỏng là tình trạng tổn thương da và các tổ chức dưới da khi tiếp xúc với nhiệt, hóa chất và một số tác nhân vật lý khác. Tùy vào mức độ bỏng mà người bệnh có thể bị mất nước, đau đớn, sốc hoặc biến dạng các các cơ quan vận động. Trường hợp bỏng quá nặng, người bệnh có thể gặp nguy hiểm về tính mạng.
Từ các chỉ số xét nghiệm có thể thấy được, có thể người bị bỏng bị thiếu hụt vitamin C rõ rệt. Hàm lượng vitamin C trong máu thường không cao quá mức 0.08 – 8.1 mg%. Ngoài ra, khi tiêm tĩnh mạch 500mg C không thấy hiện tượng bài xuất vitamin C qua nước tiểu. Lý giải về tình trạng này, các bác sĩ cho biết thiếu vitamin ở bệnh nhân bỏng có thể xuất phát từ hiện tượng thoát huyết tương khi vitamin C tập trung nhiều trong dịch nốt phỏng. Kiểm tra cận lâm sàng cho thấy, nồng độ vitamin C trong dịch nốt phỏng đạt mức 0.3 mg%. Ngoài vitamin C, các xét nghiệm còn cho thấy bệnh nhân bỏng bị thiếu hàng loạt các vitamin khác như: Vitamin B1, B2, B6, PP, A, D.
Bên cạnh nhu cầu về vitamin, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân bỏng nên được tăng cường lượng kẽm bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Kẽm là chất khoáng có tác dụng thúc đẩy tổn thương nhanh lành bằng cách tăng tổng hợp protein ở gan, tăng miễn dịch tế vào và kích thích bệnh nhân ăn ngon, hấp thu tốt.
Về cách thức bổ sung vitamin và chất khoáng, người bệnh có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế. Bổ sung qua thực phẩm là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến nghị thực hiện.
Hoa quả được xem là nguồn bổ sung vitamin và chất khoáng lý tưởng. Đa số người bệnh đều cảm thấy ngon miệng khi ăn các loại hoa quả. Việc chế biến các món từ hoa quả cũng rất da dạng, người bệnh có thể ăn trực tiếp, ép nước, xay sinh tố,… Bên cạnh đó, các loại quả còn giúp bổ sung nước, chất xơ và nhiều nhóm dưỡng chất quan trọng.
Bị bỏng nên ăn quả gì để nhanh khỏi hạn chế sẹo?
Dựa trên nhu cầu thực tế của cơ thể, người bệnh nên lựa chọn những loại quả sau để giúp vết bỏng lành nhanh hơn.
Nhóm quả giàu Vitamin C
Nếu bạn đang lo lắng không biết bị bỏng nên ăn quả gì thì nhóm quả giàu Vitamin C là lựa chọn tuyệt vời. Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp tăng miễn dịch và hỗ trợ chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Với người bị bỏng, vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và kích thích quá trình tăng tạo collagen giúp vết thương mau lành hơn.
Vitamin C là loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vậy nên, người bệnh cần chủ động bổ sung qua các sản phẩm hoặc thực phẩm hàng ngày. Những loại quả giàu Vitamin C tốt cho bệnh nhân bị bỏng gồm có:
- Quả ổi: Trong mỗi quả ổi chứa kháng 377 mg Vitamin C. Do đó, nó rất tốt cho những vết bỏng đang trong giai đoạn lành lại.
- Ớt chuông: Bạn nên chọn loại ớt chuông vàng hoặc đỏ. Các phân tích cho thấy, cứ nửa quả ớt chuông vàng sẽ bổ sung cho cơ thể 155 mg vitamin C. Tương tự, một quả ớt chuông đỏ cũng cung cấp cho cơ thể đến 190 mg Vitamin C.
- Đu đủ: Đu đủ từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, nửa quả đu đủ chứa đến 238 mg vitamin C. Không những vậy, đu đủ còn là nguồn bổ sung vitamin A và chất xơ lý tưởng cho cơ thể.
- Kiwi: Một quả kiwi có thể cung cấp cho cơ thể 167 mg vitamin C. Ngoài ra, kiwi còn giàu chất xơ, magie, kẽm, folate, kali và vitamin K.
- Xoài: Dù không có vị chua đặc trưng của vitamin C nhưng mỗi quả xoài có thể đem đến cho bạn 122mg vitamin C. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và vitamin A trong quả xoài cũng được đánh giá cao.
- Những loại quả khác: Ngoài những quả trên, người bị bỏng có thể lựa chọn một số loại quả giàu vitamin C khác như: dâu tây, cam, bưởi, lí đen, dứa,….
Nhóm quả giàu vitamin B
Vitamin B là một trong những loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được. Vai trò chính của nhóm này là tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, da và tóc. Với người bị bỏng, bệnh nhân cần chú trọng bổ sung các vitamin B1, B2, và B6. Những vitamin này có nhiều trong các loại thịt, cá và hoa quả.
Dưới đây là những loại quả giàu vitamin B mà người bị bỏng nên ăn:
- Quả chuối: Mỗi quả chuối có thể cung cấp cho bạn khoảng 33% nhu cầu hàm lượng vitamin B6 mỗi ngày. Ngoài ra, loại quả này còn giàu vitamin C, vitamin B5, chất xơ, kali và nước. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị bỏng nên bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn của mình.
- Quả bơ: Các nghiên cứu cho thấy, trong quả bơ chứa nhiều vitamin B3, B5, và B6. Ngoài ra, thành phần vitamin E và chất chống oxy hóa của quả bơ cũng rất tốt cho quá trình làm lành vết bỏng.
- Quả cà chua: Thành phần nổi bật của quả cà chua là vitamin B6, vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa tự nhiên. Quả cà chua được khuyến cáo bổ sung vào khẩu phần ăn của người bị bỏng để giúp tăng khả năng phục hồi vết tổn thương, hạn chế để lại sẹo.
- Quả dâu Tây: Đây là loại quả bổ sung dồi dào cả vitamin C và vitamin B. Ngoài ra, hàm lượng nước cao trong quả dâu tây cũng giúp bù đắp điện giải rất tốt cho người bị bỏng.
- Quả óc chó: Quả óc chó được biết đến như một loại thực phẩm lý tưởng bổ sung vitamin B1, B5, B6, omega-3 và các thành phần chống oxy hóa. Vì vậy, người bệnh bị bỏng có thể tăng cường thực phẩm này vào khẩu phần ăn của mình.
Nhóm quả bổ sung vitamin A
Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu có vai trò hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tham gia và hoạt động miễn dịch và các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ở bệnh nhân bị bỏng, vitamin A có tác dụng tăng miễn dịch giúp ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của vitamin A cũng giúp cho các vết thương nhanh lành hơn.
Những loại quả chứa nhiều vitamin A được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị bỏng gồm có:
- Quả đu đủ: Phân tích cho thấy, trong 100g đu đủ sẽ cung cấp cho cơ thể 950 IU vitamin A dưới dạng vitamin A và beta-carotene. Vậy nên, bạn đừng quên bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn của mình.
- Quả chanh leo: Hàm lượng vitamin A trong 100g chanh leo lên tới 1.272 IU. Ngoài ra, loại quả này cũng rất giàu flavonoid giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tốt cho người bị bỏng.
- Quả hồng: Lượng vitamin A có trong 100g quả hồng là 1.627 IU. Bên cạnh đó, quả hồng còn chứa hàm lượng lớn lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa rất tốt cho quá trình làm lành vết thương.
- Ớt chuông ngọt: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cứ 100g ớt ngọt sẽ cung cấp 3.131 IU vitamin A. Trong đó, loại ớt ngọt đỏ có hàm lượng vitamin A cao hơn cả.
- Quả dưa vàng: Lượng vitamin A mà 100g dưa vàng cung cấp cho cơ thể có thể lên đến 3.382 IU. Vì vậy, đây cũng là loại quả lý tưởng cho những bệnh nhân bị bỏng đang trong quá trình hồi phục.
- Các loại quả khác như: Chuối, xoài, đào, bơ,… cũng được cho là lựa chọn phù hợp với những bệnh nhân đang điều trị vết bỏng.
Nhóm quả giàu kẽm
Kẽm là chất khoáng rất tốt cho bệnh nhân bị bỏng. Trên thực tế, kẽm được sử dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị vết bỏng, vết loét hay các tổn thương ngoài da. Chất khoáng này có tác dụng tăng tổng hợp collagen, tăng miễn dịch, ức chế phản ứng viêm và sát khuẩn tốt.
Những loại quả giàu kẽm được khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn của bệnh nhân điều trị bỏng gồm có:
- Quả mơ: Cứ 200g mơ tươi sẽ cung cấp cho cơ thể một hàm lượng kẽm khoảng 0,33mg. Nếu mơ được sấy khô thì hàm lượng này có thể tăng lên 0,5mg/ nửa chén quả. Do đó, bạn có thể chủ động bổ sung loại quả này.
- Quả mận: Trong 200g mận ngọt hoặc mận sấy khô có thể đem đến cho cơ thể 0,77mg kẽm. Vậy nên, đây cũng là loại quả được nhiều bệnh nhân bị bỏng ưa thích.
- Quả việt quất: Hàm lượng kẽm trong một chén việt quất là 0,53mg. Bạn có thể ăn trái cây này trực tiếp vào mỗi buổi sáng hoặc phối hợp với các loại ngũ cốc, sữa tươi đều rất tuyệt vời.
- Quả mâm xôi: Hàm lượng kẽm mà quả mâm xôi cung cấp là khoảng 0,52mg trong mỗi chén quả.
- Quả nho: Đặc biệt là nho khô sẽ cung cấp cho bạn khoảng 0,32 mg kẽm trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại quả khác như: Chuối, kiwi, dâu tây, chà là, quýt, lựu, sung,…..
Những loại quả này đều rất tốt cho quá trình hồi phục vết bỏng của người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý để cân đối các loại thực phẩm và nhóm chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hãy sử dụng hoa quả đúng cách, tránh ăn khi quá no hoặc quá đói sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
☛ Tìm hiểu chi tiết về các loại thực phẩm trong bài viết: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?
Lưu ý trong quá trình chăm sóc để vết bỏng nhanh lành
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết bỏng. Để tổn thương bỏng nhanh lành, bạn cần chú ý những điều sau:
Vệ sinh vết bỏng đúng cách
Trên thực tế, bỏng là một dạng vết thương hở. Do đó, nếu không được vệ sinh đúng cách, vết bỏng có thể bị nhiễm khuẩn và trở nên nghiêm trọng. Vết bỏng da cần được vệ sinh đều đặn từ 1 – 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ bỏng. Dung dịch vệ sinh được khuyến nghị là nước muối sinh lý (NaCl 0.9%).
Khi rửa vết bỏng, người thực hiện cần lưu ý xối nước nhẹ nhàng, rửa theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để bụi bẩn hoặc vi khuẩn không bị cuốn vào trong vết thương. Vết thương được vệ sinh sạch và đúng cách sẽ loại bỏ được tế bào chết, bụi bẩn. Nhờ đó, các thuốc sử dụng về sau sẽ thẩm thấu tốt và phát huy được tối đa tác dụng.
Bảo vệ và chăm sóc vết bỏng với Nacurgo màng sinh học
Nacurgo là một ứng dụng thành công của công nghệ màng sinh học Polyesteramide giúp bảo vệ và hỗ trợ điều trị các tổn thương trên da. Bên cạnh màng sinh học Polyesteramide, Nacurgo còn cung cấp thêm thành phần Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn, chống viêm và kích thích quá trình tái tạo của tế bào.
Cách sử dụng Nacurgo khá đơn giản. Sau khi làm sạch vết bỏng, bệnh nhân dùng gạc vô khuẩn thấm khô miệng vết thương. Tiếp đó, xịt trực tiếp dung dịch Nacurgo lên. Sau khoảng 2 – 3 phút, trên miệng vết bỏng sẽ hình thành lớp màng mỏng Polyesteramide không thấm nước giúp che đậy và ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập.
Lớp màng mỏng này sẽ tự tan sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, bạn dùng gạc thấm sạch dịch vàng rồi xịt tiếp một lớp Nacurgo mới. Nacurgo tạo ra những tia xịt hơi sương nhẹ nhàng nên sẽ không gây đau. Với những vết thương nhỏ, người bệnh không cần dùng gạc để đắp lên vết thương sau khi dùng sản phẩm.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Cân đối dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân bị bỏng. Ngoài nhóm vitamin và chất khoáng đã được hướng dẫn bổ sung như trên, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác như: đường bột, chất đạm và chất béo. Người bệnh cần được tăng cường các nhóm dinh dưỡng này, đặc biệt là trong 48h đầu kể từ khi bị bỏng.
Theo dõi và thăm khám khi có bất thường
Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tiến triển của vết bỏng trong thời gian điều trị. Trường hợp phát hiện vết bỏng có dấu hiệu bất thường như: lở loét, sưng đau, nóng đỏ, mưng mủ,.. bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn xử lý kịp thời.
Lời kết
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Bị bỏng nên ăn quả gì? Hy vọng bài viết đã giải tỏa được băn khoăn và giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất. Trường hợp bệnh nhân là đối tượng có vấn đề đặc biệt về sức khỏe, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được cách sử dụng phù hợp cho những thực phẩm trên đây. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.6626 hoặc Zalo 0862.241.650 để được các chuyên gia của Nacurgo.vn tư vấn chi tiết nhé!
Nguồn tham khảo
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dinh-duong/dinh-duong-cho-benh-nhan-bong/1154/
https://www.nbt.nhs.uk/sites/default/files/attachments/Eating%20well%20after%20a%20burn%20injury_NBT003132.pdf
https://healthcare.utah.edu/burncenter/education/nutrition.php