Khi bạn có vết thương hở xuất hiện trên da, ngoài các biện pháp chăm sóc vết thương, người bệnh cũng cần để ý đến chế độ dinh dưỡng sao cho tránh được tình trạng mưng mủ nhiễm trùng. Đối với danh sách các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi của vết thương hở, một số người đặt ra thắc mắc “Bị vết thương có ăn được khoai lang không?”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Dinh dưỡng trong khoai lang
Ở nước ra, khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp khắp mọi miền đất nước, chỗ nào cũng có và dễ dàng mua ở bất cứ nơi đâu.
Khoai lang không chỉ là một loại rau củ thông thường mà nó là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A tốt nhất. Ngoài ra, khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng khác.
Nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong 200g khoai lang bao gồm:
- Lượng calo:180
- Carbs: 41,4g
- Protein: 4g
- Chất béo: 0,3g
- Chất xơ: 6,6g
- Vitamin A: 769% giá trị hàng ngày
- Vitamin C: 65% giá trị hàng ngày
- Manga: 50% giá trị hàng ngày
- Vitamin B6: 29% giá trị hàng ngày
- Kali: 27% giá trị hàng ngày.
- Axit pantothenic: 18% giá trị hàng ngày
- Đồng: 16% giá trị hàng ngày
- Niacin: 15% của giá trị hàng ngày
2. Thành phần nào của khoai lang tốt cho vết thương?
Như bảng thành phần dinh dưỡng liệt kê bên trên mà bạn thấy được, khoai lang chứa nhiều vitamin A, B và C đồng thời các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như beta carotene, axit chlorogenic. Chúng đều là những thành phần tốt cho quá trình chữa lành vết thương.
Cùng kiểm tra tác dụng chữa lành vết thương một cách cụ thể qua hoạt động của các hợp chất có trong khoai lang như:
Vitamin A: Khoai lang là một nguồn cung cấp Vitamin A cực kỳ quan trọng vì chúng chứa nhiều beta-carotene. Beta-carotene Hay còn gọi là tiền Vitamin A, chúng có nhiều trong vỏ khoai lang. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mạnh, chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong gan của chúng ta. Mỗi phân tử beta-carotene tạo ra hai phân tử Vitamin A. Trong đó, ngoài việc rất tốt để cải thiện thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch thì Vitamin A được biết là rất tốt cho da và beta-carotene chống lại các gốc tự do khiến da lão hóa.
Vitamin C: Khoai lang rất giàu vitamin C, chúng có tác dụng rất tốt trong việc giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường và cải thiện sức khỏe của da. Do đó, đối với người có vết thương, vitamin C mà khoai lang cung cấp sẽ giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương, kích thích hình thành collagen giúp duy trì sự đàn hồi và trẻ trung của da.
Sắt: Vỏ khoai lang cũng chứa một hàm lượng nhỏ chất sắt giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo máu, vì máu sẽ mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến các mô bị tổn thương. Như vậy, sắt giúp tái tạo máu, mặc dù không trực tiếp tác động đến quá trình liền thương xong vẫn đóng góp một phần nhỏ giúp vết thương hở mau lành hơn.
Magie: Khoai lang có chứa một lượng magie rất thiết yếu cho cơ thể. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động mạch, cơ, xương, tim, đồng thời chúng cũng giúp cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra trơn tru. Điều này tốt cho việc tái tạo, hình thành và phát triển các mô tế bào mới tại những vị trí có vết thương.
Chất xơ: Khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ, từ lâu đã được biết đến với công dụng cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường sức khỏe của đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa tốt sẽ người bệnh hấp thụ đầy đủ được các chất dinh dưỡng, bao gồm cả những hợp chất tốt cho da. Từ đó thúc đẩy quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn.
3. Vết thương có ăn được khoai lang không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những người có vết thương hở trên da hoặc đối tượng mới trải qua phẫu thuật.
Với những lợi ích mà khoai lang mang lại đã được phân tích và liệt kê ở trên, bạn hoàn toàn có thể khẳng định rằng: Khoai lang là một thực phẩm tốt cho người có vết thương, người bệnh có thể sử dụng khoai lang trong thực đơn hàng ngày giúp tái tạo tế bào, đẩy nhanh quá trình liền thương.
Bạn cũng không nên quá làm dụng khoai lang: không nên xem khoai lang là món ăn chính, không nên ăn khoai lang sống. Tuy nhiên, khoai lang và rau lang đều cần lưu ý ăn một cách vừa phải và không nên lạm dụng. Nếu cảm thấy đầy bụng hay khó tiêu, nên giảm lượng ăn hoặc ngừng sử dụng. Để tối ưu quá trình hồi phục, nên kết hợp khoai lang với chế độ ăn uống đa dạng, giàu dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?
4. Bị vết thương hở có ăn được rau lang không?
Rau lang tuy giàu dinh dưỡng với nhiều khoáng chất như đồng, kẽm, sắt và chất chống oxy hóa, nhưng không được khuyến khích cho người đang có vết thương hở. Nguyên nhân là do chất diệp lục trong rau lang có thể làm chậm quá trình hấp thụ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vết thương. Ngoài ra, rau lang còn có thể gây ra nguy cơ sẹo lồi nhẹ và vết thâm, làm da xung quanh vết thương trở nên không đều màu. Để quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn và tránh nguy cơ sẹo xấu, nên hạn chế ăn rau lang trong giai đoạn này.
Vì vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ rau lang trong quá trình đang có vết thương hở bạn nhé!
5. Lợi ích của khoai lang đem lại cho sức khỏe
Không chỉ có tác dụng tốt đối vết thương, nhiều thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang còn có công dụng chữa bệnh. Các nhà khoa học đã xác định rằng khoai lang có chứa các đặc tính chống viêm, chống tiểu đường và chống ung thư. Sau đây là một số lợi ích sức khỏe mà bạn có thể tích lũy từ việc bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống:
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
- Kiểm soát mức độ căng thẳng
- Chứa hoạt tính chống viêm
- Bảo vệ / ngăn ngừa / kiểm soát ung thư
- Chống lại vết loét
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Chống vi khuẩn
- Cải thiện tóc và da
- Tốt cho tiêu hóa
- Điều hòa huyết áp
- Tăng cường khả năng sinh sản
- Khoai lang rất quan trọng để có thị lực tốt
- Kiểm soát cân nặng
- Tăng cường trí nhớ
6. Sử dụng Nacurgo (chai vàng) để giúp vết thương mau lành
Ngoài việc điều trị từ bên trong bằng việc bổ sung khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình liền thương bằng cách sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng).
Trong dung dịch Nacurgo có chứa các thành phần như màng sinh học polyesteramide, tinh nghệ Nano (Nano Curcumin), tinh chất trà xanh Camellia Sinensis. Ngoài ra còn có các hợp chất như ethanol, Purified water. Trong đó, thành phần nổi bật nhất phải kể đến là màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phần huy sinh học. Chúng có vai trò như một rào cản vật lý ngăn chặn vết thương bị nhiễm trùng và thấm nước. Màng sinh học Polyesteramide được xem là một thành tựu của y khoa được áp dụng phổ biến trong phẫu thuật tim, cơ – xương – khớp này đã được ứng dụng thành công trong sản phẩm nacurgo, đem đến 1 giải pháp xử lý, làm lành tổn thương da một cách tổng thể ưu việt, an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.
Thành phần Nano Curcumin có trong Nacurgo là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin, có hiệu quả gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Do đó, Nano Curcumin giúp nhanh chóng phục hồi các tổn thương trên da, chống viêm nhiễm tại chỗ, tái tạo da một cách tự nhiên, hạn chế để lại thâm sẹo.
Cuối cùng, tinh chất trà xanh – Camellia Sinensis extract từ lâu đã được biết đến với vai trò như một chất chống oxy hóa và có tính sát khuẩn nhẹ. Trong nacurgo, tinh chất trà xanh có chứa hơn 200 hợp chất khác nhau giúp kháng khuẩn và làm dịu vết thương, làm sạch các tế bào chết, từ đó thúc đẩy quá trình tạo hạt và hình thành các mô mới tại vết thương.
Việc sử dụng nacurgo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xịt trực tiếp Nacurgo lên vết thương sau khi da đã được rửa sạch. Lớp màng này sẽ tự phân hủy sau 4-5 tiếng và người bệnh chỉ cần xịt một lớp màng mới đè lên lớp màng cũ.
BẤM VÀO ĐÂY XEM ĐỊA CHỈ BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Linh tham khảo:
https://phunusuckhoe.vn/thuc-hu-thong-tin-an-khoai-lang-bi-mung-mu-khi-ban-co-vet-thuong
Nguyễn Toàn đã bình luận
Tôi có thể ăn khoai lang khi tôi đang có vết thương có mủ vàng không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?
Người mới mổ nên ăn gì kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Vết thương hở trên da có ăn được thịt vịt không?
Vết thương hở có ăn được hải sản: tôm, cua, ốc, cá, mực…?
Bị trầy xước nên ăn gì kiêng gì? Cách chăm sóc vết xước đúng cách
Câu hỏi thường gặp