Trong cuộc sống hàng ngày, việc gặp những sự cố khiến da bị tổn thương là rất phổ biến. Một số trường hợp vết trầy xước bị sưng, chảy mủ, nhiễm trùng là điều rất dễ xảy ra. Để tránh để tình trạng ngày càng nặng thêm của vết thương, việc quan trọng là cần xử trí nhanh chóng và đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý trong việc xử lý khi vết thương bị sưng và mưng mủ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Mục lục
Vết trầy xước bị sưng, mưng mủ do đâu?
Vết trầy xước bị sưng do phản ứng của cơ thể
Cơ thể được “cấu tạo” có các cơ chế tự làm lành vết thương thông qua các giai đoạn: sưng viêm, tăng sinh, tái tạo. Sưng tấy, nóng đỏ là dấu hiệu xuất hiện sớm ngay sau khi bị thương.
Khi cơ thể có tình trạng viêm, ngay lập tức các đại thực bào, bạch cầu được huy động đến ổ viêm, giải phóng ra các hợp chất trung gian, histamin,… để tiêu diệt các tác nhân có hại. Các chất trung gian hóa học này tác động gián tiếp gây hiện tượng sưng tấy, đau rát. Bên cạnh đó, ổ viêm cần lượng máu và oxy rất lớn để đảm bảo nhu cầu sửa chữa vết thương nên tại ổ viêm thường có nhiệt độ cao hơn, vùng da đỏ hơn các vùng bên cạnh.
Nếu tình trạng sưng tấy biến mất sau 2 – 3 ngày, màu đỏ của vết thương dần chuyển sang đỏ thẫm, tím, bạn có thể yên tâm vì đây chỉ là dấu hiệu bình phục tự nhiên của cơ thể.
☛ Hướng dẫn: Chăm sóc vết thương ngoài da bị trầy xước
Vết trầy xước bị mưng mủ do nhiễm trùng
Vết trầy xước tưởng đơn giản nhưng nguy cơ nhiễm trùng vẫn cao do sự chủ quan của người bệnh. Nếu sau 4 – 6 ngày, tình trạng sưng tấy vẫn chưa giảm bớt thì khả năng cao vết thương đã bị nhiễm trùng. Theo thời gian, bạn có thể cảm thấy nóng rát tại vị trí tổn thương và vết thương có thể sưng lớn hơn so với ban đầu. Tùy theo mức độ tổn thương, bạn có thể gặp triệu chứng sốt đi kèm. Nặng hơn, vết thương có thể chảy mủ ra ngoài và có mùi rất khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng là do việc xử lý vết thương không đúng cách tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây viêm nhiễm. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp là tụ cầu vàng (S.aureus), liên cầu khuẩn, trực khuẩn,…
Thứ hai, hệ miễn dịch kém là yếu tố góp phần khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn ví dụ như bệnh nhân suy thận, HIV,… Hoặc hiện tượng sưng tấy, mưng mủ chảy dịch, viêm loét do biến chứng của các bệnh mạn tính như tiểu đường,…
☛Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương!
Da trầy xước bị mưng mủ có nguy hiểm không?
Đối với các vết trầy xước bị sưng là phản ứng miễn dịch của cơ thể, việc sưng nóng có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau cho bệnh nhân. Song, với cơ chế tự nhiên thì đây là hiện tượng cơ thể đang huy động lực lượng và nguyên liệu để sửa chữa. Việc sưng tấy làm tăng nhiệt độ vùng vết thương, làm tăng tốc độ bạch cầu, hồng cầu, các nguyên liệu cần thiết đến vết trầy xước để sửa chữa và xử lý.
Nếu triệu chứng sưng đau kéo dài và có nhiều biểu hiện khác thường thì chứng tỏ vết thương của bạn đã ngày càng trở nặng, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Khi đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý sớm và hiệu quả để giảm đau đớn và tránh được những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào máu, chúng tiết ra độc tố dẫn đến gây độc đối với cơ thể, khi đó bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao. Tình trạng nhiễm trùng máu kéo dài còn có thể gây ra nguy cơ suy đa tạng, đe dọa tính mạng người bệnh.
- Hoại tử: Do lượng máu cung cấp cho các mô tổn thương bị ảnh hưởng giảm, không đủ khả năng nuôi dưỡng tế bào, dẫn đến tế bào bị hoại tử.
Hướng điều trị đối với vết trầy xước bị sưng, mưng mủ
Đối với vết trầy xước bị sưng do phản ứng của cơ thể
Bạn không nên quá lo lắng về những vết thương này vì đây là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra bạn có thể chú ý đối với những vết thương gần vùng phải hoạt động nhiều như: tay, chân,… thì nên hạn chế cử động để vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp với xoa bóp giúp máu lưu thông đến nuôi các mô bào tại đó. Ngoài ra, để giảm cảm giác đau, khó chịu, bạn có thể chườm đá.
Theo các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian ngắn (từ 5 đến 10 phút). Nên thực hiện chườm nhiều lần và mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Trước khi chườm, bạn nên bỏ đá vào một chiếc khăn sạch hoặc nhúng khăn vào nước lạnh. Việc chườm đá cũng là biện pháp giảm bớt tình trạng xuất huyết và sưng tím khi bị bong gân, căng cơ,…
Biện pháp này có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc bị thương. Lưu ý tuyệt đối không được chườm đá trực tiếp lên da hay miệng vết thương hở.
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm trong trường hợp vết trầy xước gây đau đớn, sưng tấy ảnh hưởng đến quá trình vận động. Bạn nên tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng sưng tấy không trở nên trầm trọng hơn.
Đối với vết thương mưng mủ do nhiễm trùng
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ: Vết thương bị sưng kéo dài, gây đau rát và chảy mủ thì vết thương đã bắt đầu bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng vết thương bị hoại tử. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương. Hãy chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều để có hiệu quả cao nhất.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần: Trong trường hợp vết thương quá sưng hoặc gây đau đớn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng sưng tấy không trở nên trầm trọng hơn.
Theo dõi tiến triển bệnh: Không nên chủ quan với các vết thương nhỏ. Hãy theo dõi sự tiến triển của vết thương, tốt hơn hay xấu đi để có biện pháp xử lý kịp thời. Chủ động tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị trầy da mặt nên bôi gì nhanh lành, tránh sẹo?
Cần kiêng gì khi vết trầy xước bị sưng?
Bạn có biết chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm sưng ở vết thương. Để vết trầy xước bị sưng không trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, trứng,…
Những loại thực phẩm nói trên có thể làm cho vết thương bị sưng tấy lên, chảy nước, sinh mủ nhiều hơn và nguy cơ cao để lại thâm sẹo, da không đều màu sau hồi phục.
Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các loại thực ăn gây dị ứng, nổi mề đay như các loại hải sản như tôm cua, cá biển,…
Vậy, nên ăn gì để vết trầy xước giảm sưng, mau lành, không chảy mủ?
Bạn nên ăn nhiều chất đạm có trong thịt lợn, các loại đậu, các loại nấm, hạt… để tăng khả năng tái tạo các tế bào mới. Ngoài ra hãy bổ sung sắt, folic, vitamin B12 để bổ máu, giúp kích thích tăng tuần hoàn và chữa lành vết thương. Đồng thời, bổ sung thêm các loại vitamin như A, B, C, E… giúp tăng cường sức đề kháng, làm cho vết thương nhanh lành và các nguyên tố vi lượng khác..
☛ Chi tiết nhất trong bài: Bị trầy xước da nên ăn gì kiêng gì?
Chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ với bộ đôi dung dịch Nacurgo
Chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn; đồng thời giảm nguy cơ để lại sẹo mất thẩm mỹ. Bộ đôi dung dịch Nacurgo (chai vàng và chai xanh) là một giải pháp ưu việt trong chăm sóc, xử lý vết trầy xước bị sưng, mưng mủ.
Làm sạch và sát khuẩn vết thương bằng dung dịch rửa Nacurgo
Bước đầu tiên khi xử lý vết thương bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp, để vi sinh vật không xâm nhập từ tay vào vết thương. Yêu cầu của dung dịch sát khuẩn phải an toàn với vết thương hở, không gây tổn thương đến vùng da đang tổn thương nhưng vẫn cần đảm bảo khả năng làm sạch. Dung dịch làm sạch tổn thương Nacurgo đã được ra đời và đáp ứng đủ 5 yếu tố “KHỬ KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DỊU – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI”.
Với thành phần đến từ thiên nhiên như tinh chất chiết xuất trầu không, tinh chất trà xanh, tinh chất chiết xuất lô hội,…dung dịch làm sạch Nacurgo mang đến khả năng sát khuẩn, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nhẹ nhàng, thân thiện với vết thương hở. Bên cạnh khả năng chính là làm sạch, dung dịch Nacurgo còn có thành phần từ nghệ trắng, bạc hà, lô hội, giúp làm dịu vết thương, tạo mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và giúp vết thương mau khép miệng.
Sử dụng dung dịch rửa Nacurgo bằng cách tưới dung dịch lên vùng da tổn thương cần làm sạch. Có thể sử dụng kết hợp với gạc hoặc thấm lên bông để làm sạch nhẹ nhàng vết thương. Nên rửa vùng da tổn thương 1 lần/ ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bảo vệ vết thương bằng dung dịch màng sinh học Nacurgo
Dung dịch màng sinh học Nacurgo là một trong những bước tiến hiện đại của phương pháp bảo vệ vết thương: bảo vệ đồng thời tái tạo, hồi phục và hạn chế để lại thâm sẹo. Màng sinh học Polyesteramide – Nacurgo là sản phẩm đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên thị trường Việt Nam và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Bên cạnh đó, Nacurgo màng sinh học ưu việt hơn bởi khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh từ 3 – 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Điều này có được nhờ có các tinh chất trà xanh và Nano Cucurmin được cố định trên màng sinh học. Từ lâu, chúng đã nổi tiếng về khả năng kháng viêm và làm lành vết thương, hạn chế sẹo, nay được bào chế bằng phương pháp hiện đại hơn, khả năng thẩm thấu và tác dụng nhanh, hiệu quả hơn.
Về cách sử dụng, sau khi sát trùng vết thương, bạn để vết thương được khô ráo. Sau đó ấn nút và phun một lớp băng dạng xịt Nacurgo lên trên bề mặt vết thương. Bởi ưu điểm màng sinh học có khả năng tự phân hủy nên chỉ cần sau 4 – 5 tiếng xịt một lớp mới lên để luôn đảm bảo vết thương được bảo vệ an toàn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Từ những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức trong việc chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khó lường có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được tư vấn, giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-cach-xu-ly-vet-thuong-bi-sung-dung-cach-s195-n20181
https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-dung-cach-khi-bi-sung-bam-n88224.html