Vết thương sâu hở miệng là một loại vết thương nghiêm trọng, gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, nhiễm trùng, hoạt tử vết thương hoặc để lại sẹo thâm, lồi xấu xí… Vì thế việc sơ cứu ngay từ bước đầu và chăm sóc sau sơ cứu đúng cách rất quan trọng.
Bài viết hôm nay, Nacurgo xin gửi đến bạn các bước để sơ cứu, chăm sóc vết thương sâu hở miệng đúng để hạn chế những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bắt đầu nhé!
Mục lục
Vết thương sâu và biến chứng nguy hiểm của nó
Vết thương sâu là một vết thương có mức độ rất nghiêm trọng, khi da bị chọc thủng hoặc cắt rách qua cả lớp mô sâu bên dưới. Vết thương sâu hình thành có thể do tai nạn bất ngờ, do tác động lực của một vật sắc nhọn lên da. Vết thương sâu cần được xử lý sơ cứu ban đầu kịp thời và chăm sóc đúng cách để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số biến chứng của vết thương sâu, hở miệng nếu không được chăm sóc đúng cách:
Nhiễm trùng vết thương: Đây là biến chứng nguy hiểm không riêng với vết thương sâu mà những vết trầy xước cũng đều có thể gặp nguy cơ này. Sở dĩ đây là một biến chứng phổ biến bởi khi có tổn thương sâu, vi khuẩn từ môi trường có thể xâm nhập vào các mô tế bào thông qua dị vật, vật nhọn, da, cơ quan nội tạng.
Đối với vết thương sâu thì nguy cơ này cao hơn bởi rất khó để loại bỏ dị vật cũng như sát khuẩn ở những vị trí sâu. Nhiễm trùng vết thương sâu có thể gây các triệu chứng đau sốt, sưng nóng, mưng mủ, xuất hiện mùi hôi tanh khó chịu…
Xuất huyết: Vết thương sâu thường có nguy cơ tổn thương nặng đến các mô, tế bào, các mạch máu tại vị trí tổn thương gây ra xuất huyết nhiều, nghiêm trọng, nếu không kịp thời cầm máu, việc mất máu nhiều có thể gây ra những triệu chứng cấp tính như mệt mỏi, tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh, khó thở… Nếu không kịp thời xử lý có thể dẫn đến tử vong.
Hoại tử các mô, tế bào: Việc làm tổn thương đến các mô mềm trong cơ thể có thể làm giảm lưu thông máu, dẫn đến việc chết tế bào hay mô tại vị trí đó bới tế bào luôn cần 1 lượng máu và oxy cần thiết để duy trì sự sống. Vết thương bị tổn thương sâu có thể gây hoại tử da với những triệu chứng như: da thâm tím, đen, khô lại, mất cảm giác, mùi hôi, co rút, đau sốt…Cần xử lý kịp thời đế tránh hoại tử lan rộng gây sốc nhiễm trùng, suy đa tạng hoặc tử vong.
Nguy cơ sẹo: Bản chất là một vết thương hở, có tổn thương các lớp da nên quá trình vết thương phục hồi sẽ gây tình trạng sẹo mất thẩm mỹ như sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo co kéo gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi bị vết thương sâu, hở miệng, ngay từ đầu bạn nên tiến hành sơ cứu kịp thời, chăm sóc sau sơ cứu đúng cách. Đây là việc làm quan trọng, nó sẽ quyết định vết thương của bạn lành lại nhanh hay chậm, có để lại sẹo hay có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng hay không.
Sơ cứu ban đầu vết thương sâu hở miệng
Việc sơ cứu vết thương sâu ngay từ đầu đặc biệt quan trọng, sơ cứu tốt mới đảm bảo vết thương ít biến chứng và tiến trình phục hồi đảm bảo nhanh, hiệu quả. Để sơ cứu cho vết thương sâu, hở miệng bạn cần thực hiện các bước sau đây:
Cầm máu cho vết thương
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình sơ cứu vết thương hở miệng bởi nếu không cầm máu kịp thời bạn có thể gặp nguy cơ xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Để cầm máu bạn cần chuẩn bị sẵn bộ sơ cứu với băng gạc, khăn sạch và bông y tế và thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng khăn sạch hoặc băng gạc tiệt trùng ép chặt lên vị trí vết thương ít nhất 15 phút. Không nên sử dụng lực ép mạnh bởi nó có thể làm tổn thương thêm các mô xung quanh.
- Nếu chưa đủ thời gian không nên tháo băng gạc ra kiếm tra bởi khi vết thương chưa được cầm máu, áp lực ép từ lòng bàn tay có thể khiến vết thương chảy màu nhiều hơn.
- Nếu gạc hoặc khăn bị thấm máu đừng loại bỏ gạc cũ mà tiếp tục đặt gạc mới lên vết thương.
- Nâng cao vùng bị thương để giảm lưu lượng máu chảy đến vết thương cũng là cách để giảm chảy máu nhiều.
- Chú ý duy trì áp lực đủ thời gian để cầm máu
Trong quá trình cầm máu bạn cần đảm bảo tay được làm sạch trước khi động vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây một số bệnh lây truyền qua đường máu. Nếu vết thương có dị vật nhọn đâm sâu, bạn tuyệt đối không tự ý rút ra, mà nên để nguyên vết thương và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý chuyên sâu, cầm máu sau khi loại bỏ dị vật.
Làm sạch vết thương
Sau khi đã cầm máu, bước quan trọng tiếp theo trong quy trình sơ cứu vết thương là làm sạch để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể bắt đầu làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Bước này giúp làm sạch nhẹ nhàng và lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn và các dị vật có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Nhiều ý kiến cho rằng nên sử dụng xà phòng để rửa vết thương nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai, việc này có thể khiến vết thương bị kích ứng và diễn biến phức tạp hơn.
Tiếp theo bạn cần lựa chọn một dung dịch sát khuẩn vết thương phù hợp vừa đảm bảo sát khuẩn tốt lại không tiêu diệt các tế bào mô tại vết thương. Và dung dịch rửa sát khuẩn vết thương Nacurgo xanh là một trong những dung dịch sát khuẩn bạn có thể chọn để làm sạch cho vết thương sâu.
Vì đây là một vết thương sâu, hở miệng nên cả bước lau nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn bạn cần thấm nhẹ vào bông gạc rồi lau một cách nhẹ nhàng vừa lấy đi dị vật tồn dư vừa làm sạch hiệu quả hơn. Lưu ý không nên chà xát mạnh lên vùng tổn thương bởi nó có thể làm máu tiếp tục chảy, làm đau và tổn thương mô tại vết thương.
Băng kín vết thương
Sau khi đã cầm máu và làm sạch, sát trùng cho vết thương, bạn cần băng kín lại để tránh vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thông thường, bạn thường được khuyên sử dụng băng gạc trong trường hợp này. Tuy nhiên, với vết thương hở nếu sử dụng trực tiếp băng gạc có thể khiến vết thương dính vào gạc gây đau đớn cho mỗi lần thay.
Vậy nên, trước khi quấn băng gạc bạn nên xịt 1 lớp dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo để vừa bảo vệ vết thương, ngăn chặn tiếp xúc, vừa giúp tạo môi trường lý tưởng để vết thương có thể lành lại nhanh hơn. Cuối cùng là băng kín bằng băng gạc rồi đến bệnh viện kiểm tra để được tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc bôi.
Bạn nên thay băng gạc mỗi ngày hoặc sau khi nó bị bẩn, bị ướt. Bạn cũng nên băng 1 cách nhẹ nhàng, không băng chặt để tuần hoàn máu tại khu vực vết thương được đảm bảo!
Chuyển đến bệnh viện nếu cần
Không phải vết thương sâu nào ta cũng có thể sơ cứu tại nhà, có những vết thương gây ra bởi những vật nhọn, sâu, bạn cần phải chuyển đến bệnh viện để được chuyên gia xử lý chuyên sâu. Cụ thể, các trường hợp sau, bạn nên đến bệnh viện để sơ cứu:
- Vết thương có chiều rộng hơn 2cm và chiều sâu hơn 1cm, ngoài tổn thương sâu, vết thương còn hở miệng rộng.
- Có vật thể lạ ở vị trí sâu nhất mà không thể loại bỏ khỏi vết thương, khi đó bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng xử ly.
- Vết thương gây ra bởi vật nhọn sâu như dao, kéo và chưa thể rút ra được. Khi đó bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thực hiện thủ thuật và xử lý biến chứng cấp tính nếu cần.
- Vết thương ở những vùng quan trọng như ngực, cổ, mặt, bộ phận sinh dục…
- Vết thương có dấu hiệu đau đớn mạnh, nóng rát và chuyển màu sẫm, tím tái
- Khi bạn bị một vật nhọn han gỉ gây ra vết thương, bạn cần đến bệnh viện vừa xử lý vết thương đồng thời tiêm phòng uốn ván.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn xử lý nhiễm trùng vết thương đúng cách!
Chăm sóc sau sơ cứu vết thương sâu hở miệng
Sau khi đã thực hiện tất cả các bước sơ cứu ban đầu, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc vết thương sâu, duy trì điều đó sau sơ cứu để vết thương lành lại nhanh nhất và không để lại sẹo. Nacurgo gửi đến các bạn một số lời khuyên như sau:
Rửa, sát khuẩn vết thương
Sát khuẩn vết thương là một bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và đặt nền móng cho quá trình lành lại của vết thương được nhanh hơn. Không chỉ cần thực hiện nó ở bước sơ cứu mà bạn cần duy trì hàng ngày cho đến khi vết thương lên da non.
Bạn nên sử dụng một dung dịch sát khuẩn vết thương chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn tối đa đồng thời bổ sung một số hoạt chất giúp đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương.
Lựa chọn dung dịch sát khuẩn hoạt động tốt mà an toàn cho vết thương không dễ. Có những dung dịch diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại không an toàn cho tế bào mô ở vết thương. Có những dung dịch an toàn thì lại không đảm bảo sát trùng tốt.
Dung dịch sát khuẩn, sửa vết thương Nacurgo chai xanh là sản phẩm sát trùng chuyên dụng, an toàn để bạn rửa và sát khuẩn cho vết thương của mình. Dung dịch đáp ứng 5 tiêu chí nghiêm ngặt: Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử khuẩn. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần thấm dung dịch vào bông gạc rồi lau nhẹ nhàng vào vết thương để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và vi khuẩn. Nacurgo xanh có chứa dung dịch điện hóa cùng chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, bạc hà và tràm trà vừa an toàn dịu nhẹ lại có thể loại bỏ vi khuẩn 1 cách hiệu quả.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Sau khi đã sát khuẩn vết thương bạn cần theo dõi và kiếm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương bao gồm: đỏ , sưng, mưng mủ, nóng sốt, xuất hiện mùi hôi tại vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào kể trên bạn nên gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.
Bác sĩ có thể thực hiện các tác vụ chuyên môn như xét nghiệm máu xác nhận nhiễm trùng, chụp X-quang hoặc CT để tìm được vị trí nhiễm trùng sâu hoặc tìm dị vật nếu chưa lấy hết ra ngoài. Ngoài ra nếu có dấu hiệu nhiễm trùng bác sỹ có thể kê đơn thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm tại chỗ để giảm đau phục hồi, giảm thiểu tối đa nguy cơ hoại tử vết thương.
Bảo vệ, băng vết thương
Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng và có thể điều trị tại nhà, việc bạn cần làm tiếp theo là băng bó, bảo vệ vết thương khỏi những tác nhân gây tổn thương, nhiễm trùng vết thương như vi khuẩn, khói bụi và những tác động của vật nhọn, cứng.
Bạn có thể băng vết thương bằng gạc vô trùng sau bước sát khuẩn, tuy nhiên nếu chỉ như vậy hiệu quả chăm sóc vết thương là chưa tối đa. Đồng thời, việc trực tiếp sử dụng băng gạc lên vết thương sâu có thể khiến nó dính vào vết thương gây khó khăn và đau đớn khi thay băng.
Giải pháp Nacurgo muốn gửi đến bạn là trước bước băng vết thương bằng gạc, bạn nên xịt một lớp bảo vệ vết thương bằng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng). Màng sinh học được tạo ra từ Nacurgo là lớp màng không thấm nước ngăn cản tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi vào vết thương.
Màng sinh học còn kết hợp những hoạt chất nghệ tươi dưới dạng nano, tinh chất trà xanh giúp tạo môi trường lý tưởng nhất để vết thương lành lại nhanh và ngừa sẹo hơn gấp 3 đến 5 lần.
Ngoài ra, sử dụng Nacurgo để bảo vệ vết thương sẽ giúp bao phủ tốt hơn đối với các vết thương rộng, tạo cảm giác thông thoáng để thúc đẩy tuần hoàn máu tại vị trí tổn thương, từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi xịt bạn chỉ cần một lớp gạc quấn nhẹ nhàng để bảo vệ vết thương khỏi ma sát hay va đập không đáng có.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Chế độ vận động
Chế độ vận động phù hợp không chỉ giúp cho vết thương phục hồi tốt mà còn hỗ trợ sức khỏe toàn diện của cơ thể. Vậy như thế nào được coi là vận động phù hợp trong quá trình có vết thương. Nacurgo xin được gợi ý chi tiết cho bạn một số lưu ý về vận động như sau:
Tránh các hoạt động có thể làm ảnh hưởng dến vết thương
- Tránh các hoạt động đòi hỏi vận động mạnh, cường độ cao có thể làm ảnh hưởng đến vết thương như nhảy cao, chạy nhanh, đạp xe nhanh….
- Hạn chế tải trọng của cơ thể lên vết thương để tránh làm mở rộng vết thương
- Hạn chế vận động nhất là trong giai đoạn đầu của vết thương.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp dưỡng chất cần thiết được vận chuyển đến khu vực vết thương để làm lành tổn thương. Một số bài tập đó là:
- Bài tập Yoga nhẹ
- Bài tập đi bộ nhẹ nhàng
- Một số bài tập xoay các khớp, bài tập tăng cường cơ bắp.
- Nếu có vết thương sâu ở tay, bạn có thể xoay nhẹ nhàng phần cổ tay, duỗi cánh tay, nâng hạ tay để lưu thông máu
- Nếu vết thương ở chân hãy tập đi bộ chậm, nhẹ nhàng, xoay mắt cá chân, gập đầu gối, nâng hạ chân…
- …
Tuy nhiên, đây là một vết thương có cảnh báo mức độ nặng nên cần có sự giám sát, hỗ trợ của người thân để tránh té ngã khiến vết thương chảy máu và tổn thương thêm.
Chế độ dinh dưỡng
Ngoài chế độ vận động nhẹ nhàng thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và phục hồi vết thương. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng từ chuyên gia bạn có thể tham khảo:
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu Protein: Việc này giúp hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào và mô mới, giúp cho quá trình chữa lành diễn ra nhanh hơn. Một số thực phẩm giàu Protein bạn có thể thêm vào chế độ ăn khi chăm sóc vết thương sâu như: Thịt lợn, thịt gà, cá, đậu nành, sữa, hạt chia…
Uống đủ nước: Nước không chỉ giúp duy trì độ ẩm cho vết thương mà còn giúp quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế, hãy uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé.
Tăng cường Vitamin và khoáng chất: Bổ sung một số vitamin và khoáng chất cần thiết trong tiến trình lành lại của vết thương như Vitamin C, Vitamin A, zinc, omega 3… Những vitamin này đến từ các loại trái cây, rau xanh, cá hồi và một số loại hạt…
Hạn chế thực phẩm gây viêm nhiễm: Ngoài những thực phẩm nên bổ sung bạn cũng cần kiêng những thực phẩm không phù hợp gây viêm nhiễm như rau muống, da gà, gạo nếp, đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh…
☛ Tham khảo: Bị nhiễm trùng vết thương nên ăn gì kiêng gì?
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về cách sơ cứu và chăm sóc vết thương sâu hở miệng mà bạn cần nắm. Có đầy đủ những kiến thức này giúp cho việc sơ cứu và chăm sóc vết thương thực tế tại nhà được thực hiện dễ dàng hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!