Trầy xước ngoài da là vết thương rất dễ gặp phải trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng thường là những vết thương nhỏ. Việc xử lý những vết thương ngoài da này không khó nhưng nếu làm không đúng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, rất nguy hiểm. Bài viết hôm này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các bước cơ bản để chăm sóc vết trầy xước ngoài da đúng cách.
☛ Tham khảo trước nội dung tại: Trầy xước ngoài da nên làm gì?
Mục lục
1. Vết trầy xước ngoài da là gì?
Trầy xước ngoài da là những vết thương hở khi da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp. Thông thường các vết trầy xước chảy máu không nhiều, chúng không nghiêm trọng như những vết cắt, vết thủng hay vết rạch do phẫu thuật nhưng lại gây ra cho bạn cảm giác đau đớn.
Vết trầy xước ngoài da là tình trạng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày do bất cẩn của người bệnh. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như: khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, cẳng chân, bàn tay…
Mức độ nghiêm trọng của các vết trầy xước được phân loại từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng của vết xước:
- Trầy xước mức độ nhẹ: mất một lớp da mỏng chỉ xảy ra ở lớp biểu bì. Tại vị trí mà vết thương xảy ra, bạn sẽ thấy có hiện tượng rớm máu kèm theo cảm giác đau nhẹ.
- Trầy xước mức độ trung bình: gây tổn thương lớp biểu bì và hạ bị, do đó da sẽ có hiện tượng hơi bị lõm, tiết dịch máu, xung quanh có vết sưng đỏ (viêm) nhẹ kèm theo hiện tượng đau rát.
- Trầy da mức độ nặng: vết trầy có hiện tượng lõm, sâu, tình trạng sưng nề lan rộng ra sưng quanh vết thương kèm theo tiết dịch, máu và đôi khi là mủ. Đây có thể dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương. Lúc này người bênh cần phải được chăm sóc y tế để vết thương không bị biến chứng nặng hơn.
2. Giai đoạn phục hồi của vết thương ngoài da
Làn da của chúng ta hoạt động rất kì diệu. Bất cứ khi nào trên da xuất hiện vết thương hở, làn da sẽ hoạt động theo cơ chế tự làm lành. Vết thương hở sẽ dần được phục hồi và tái tạo.
Quá trình phục hồi vết thương ngoài da trải qua 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn miễn dịch (Cầm máu & viêm)
Khi bạn có vết thương hở gây rách da, chảy máu, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách co mạch máu lại hạn chế mất máu. Sau vài phút, máu bắt đầu khô lại tạo thành lớp vảy cứng bên ngoài để bảo vệ vết thương. Đối với những vết thương hở lớn, mức độ tổn thương sâu, cơ thể không kịp hình thành các cục máu đông để ngăn chặn sự mất máu. Bạn cần đến sự hỗ trợ của bông băng, gạc cuốn để cầm máu.
Sau khi vết thương hở ngừng chảy máu, hiện tượng sưng viêm sẽ xảy ra. Hiện tượng này được giải thích do bạch cầu và tiểu cầu trong máu sẽ giải phóng ra các chất kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Chúng tập trung ở miệng vết thương, do đó vết thương hở sẽ có triệu chứng sưng, đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác hơi nóng.
Đồng thời, miệng vết thương cũng tiết ra dịch trong suốt hoặc hơi vàng. Đây thực chất là huyết thương, có tác dụng ngăn cản vi khuẩn hay các loài ký sinh trùng xâm nhập. Huyết tương sau khi khô lại sẽ đóng thành vảy, vừa bảo vệ được vết thương tốt, vừa thúc đẩy quá trình khôi phục các mô da tổn thương.
Giai đoạn 2: Tăng sinh
Trong khoảng 2-3 tuần, cơ thể sẽ tăng sinh tế bào mới, chữa lành các mạch máu và mô da bị tổn thương. Các tế bào hồng cầu sẽ giúp tạo ra collagen – đây là mô liên kết có tác dụng liên kết các tế bào da mới với tế bào da cũ. Từ đó miệng vết thương hở sẽ được kéo lại liền với nhau, giúp vết thương nhanh lành. Khi vết thương lành, vảy cứng sẽ ngày càng co nhỏ lại.
Giai đoạn 3: Tái tạo
Giai đoạn tái tạo da sẽ diễn ra khi vết thương đã liền da. Lúc này vảy cứng đã bong ra hết, vùng da mới thường căng bóng và có màu đậm hơn so với vùng da xung quanh, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy do da non để lại.
Mặc dù trên bề mặt vết thương, da đã lành lại nhưng dưới vết thương, cơ thể vẫn tiếp tục cung cấp collagen. Nếu collagen sản xuất quá nhiều sẽ gây sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. Ngược lại collagen sản xuất không đủ sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lõm. Như vậy, giai đoạn tái tạo này quyết định kích thước và tình trạng sẹo của bạn.
☛ Tham khảo thêm tại: Trầy da bao lâu thì lành?
3. Chăm sóc vết thương ngoài da bị trầy xước như thế nào?
Như đã nói ở trên, vết trầy xước ngoài da là vết thương thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Bạn có thể xử lí chúng theo các bước:
Bước 1: Cầm máu vết thương
Các vết trầy xước từ nhỏ đến trung bình thường không chảy máu hoặc chảy máu ít, chúng có xu hướng tự cầm máu.
Bước 2: Làm sạch vết thương ngoài da
Cách đơn giản nhất để làm sạch vết thương ngoài da là rửa trực tiếp vùng da bị trầy xước ngay dưới vòi nước sạch đang chảy. Tốt hơn, bạn có thể rửa vết thương với dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh).
Sử dụng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) giúp ngăn chặn vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, với thành phần tự nhiên lành tính nên Nacurgo rửa vết thương rất an toàn cho da, không gây đau xót, và có khả năng thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Với vết trầy xước ngoài da gây ra bởi đinh, sỏi đá, mảnh sành, gai,… cần loại bỏ hết dị vật ra khỏi vết thương. Để tiến hành, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để gắp dị vật, các dụng cụ này phải được vệ sinh bằng nước sôi hoặc cồn trước khi sử dụng. Chú ý quan sát kỹ, nếu những mảnh vụn trong vết thương có thể dễ dàng lấy ra mà không đụng chạm sâu vào vết thương thì mới được tiến hành. Trường hợp khi bạn đã cố gắng mà không thể lấy di vật ra được thì hãy nhờ đến bác sĩ. Tuyệt đối không được cạy, đào sâu vào vết thương để lấy mảnh vụn ra.
Bước 3. Sử dụng Nacurgo màng sinh học
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương ngoài da vẫn có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được che chắn cẩn thận. Vì vậy để vết thương có thời gian phục hồi mà không bị đe dọa bởi các yếu tố tiềm ẩn bên ngoài, bạn cần băng bó vết thương.
Vết thương ngoài da gây trầy xước cần không gian thoáng đãng để nhanh phục hồi. Vì vậy, thay vì sử dụng các loại bông gạc thông thường gây bí bách, ẩm thấp cho vết thương thì dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vệ vết thương trở thành sự lựa chọn thông minh cho bạn.
Nacurgo ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide đóng vai trò như một màng da nhân tạo bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Từ đó, thúc đẩy hình thành mao mạch và tế bào da mới ở vùng da bị tổn thương giúp vết thương mau lành.
Tùy vào tình trạng các vết trầy xước nặng hay nhẹ mà cách sử dụng xịt Nacurgo cũng khác nhau. Đối với vết trầy xước nhẹ, có khả năng tự hồi phục cao, bạn chỉ cần xịt một màng Nacurgo sau khi sát khuẩn để bảo vệ vết thương.
Đối với vết trầy xước trung bình có nguy cơ viêm nhiễm cao, trước khi xịt Nacurgo lên vết thương, bạn nên sử dụng một loại thuốc kháng sinh nhẹ để làm tăng hiệu quả chống nhiễm trùng vết thương.
Trường hợp trầy xước nặng xuất hiện mủ (dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương), sau khi sát khuẩn bằng dung dịch, người bệnh cần bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh, sau đó, xịt Nacurgo lên vết thương để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sử dụng thêm thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm dưới sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ có chuyên môn để làm tăng hiệu quả điều trị, giúp vết thương phục hồi nhanh hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Mọi thắc mắc vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 để được giải đáp!
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Vết thương hở nếu không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vết thương hở bị nhiễm trùng sẽ kéo theo rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, cụt chi, nhiễm trùng huyết hay thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng cảu bệnh nhân. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng của vết thương. Khi xuất hiện các dầu hiệu khác thường dưới đây cần báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Các dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:
- Vết thương đau đớn, kèm sưng to và đỏ. Tình trạng đau đớn không giảm đi mặc dù đã sử dụng biện pháp giảm đau
- Xuất hiện mủ xanh vàng có mùi hôi tanh
- Miệng vết thương lan rộng, sưng đỏ cả các vùng quanh
- Người bệnh mệt mỏi, kèm theo sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
☛ Xem chi tiết trong bài viết: Nhiễm trùng vết thương hở
5. Lưu ý khi chăm sóc vết thương ngoài da
Để vết trầy xước mau lành, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ.
- Tuyệt đối không chạm vào vết thương khi chưa vệ sinh tay.
- Không chủ quan kể cả khi vết thương ngoài da là những vết xước nhỏ
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để không cọ xát vào miệng vết thương.
- Hạn chế vận động mạnh có thể gây tổn thương rách miệng vết thương
- Nên tiêm phòng uốn ván đối với những vết thương sâu
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt quá cơ thể trong quá trình làm lành vết thương như: thực phẩm giàu chất đạm, kẽm, sắt, các nhóm vitamin A,C,B12 và khoáng chất cần thiết.
- Hạn chế ăn những món dễ để lại sẹo thâm trên vết thương hở như: rau muống, thịt bò, đồ tanh sống như hải sản, sushi,…
- Theo dõi tình trạng vết thương sau khi điều trị, nếu có bất kì dấu hiệu khác thường nào cần báo lại ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
☛ Tham khảo thêm: Ăn gì kiêng gì khi bị trầy xước da!
Các vết trầy xước ngoài da thường không nguy hiểm và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan không điều trị chúng. Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ trên đây, người đọc có thể nắm được các bước cơ bản để chăm sóc tốt khi bản thân xuất hiện một vết thương ngoài da.
Hoàng Nhung đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận