Với những vết thương ở mu bàn chân thì nguy cơ bị nhiễm trùng là rất lớn, bởi chân là bộ phận phải hoạt động và tiếp xúc nhiều với môi trường cung như các đồ vật xung quanh. Do đó, để tránh nhiễm trùng vết thương ở bàn chân cũng như các biến chứng không đáng có, hãy cùng chúng tôi đọc kỹ bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mu bàn chân bị thương do đâu?
Trong sinh hoạt hằng ngày, chân là bộ phận được con người sử dụng nhiều nhất trong việc di chuyển đi lại, nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giữ thăng bằng toàn thân,… Vì vậy khi chân bị thương, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển đi lại.
Mu bàn chân có thể bị thương do nhiều yếu tố khác nhau như:
Vết thương do dao kéo: Thông thường vết thương trên mu bàn chân gây ra bởi dao kéo là những vết rách gây đau đớn và chảy máu. Tình trạng chảy máu có thể nhiều hoặc ít tùy vào mức độ sâu của vết thương. Nếu như vết thương không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện sơ cứu tại nhà, tuy nhiên nếu vết thương quá sâu, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến gân thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Vết rạch do phẫu thuật: Vết rạch do phẫu thuật trên mu bàn chân thường là kết quả của những đường rạch do dao mổ. Những vết thương dạng này thường là những đường thẳng, có cạnh mịn.
Vết trầy xước do ma sát: Tình trạng mu bàn chân có vết thương do trầy xước thường xảy ra khi bạn có ma sát với với về mặt tho ráp hoặc sần sùi như bờ tường, mặt đường. Vết thương do trầy xước thường không chảy máu hoặc chảy máu ít nhưng lại gây nhiều đau đớn. Đặc biệt bề mặt vết trầy xước thường rỉ nước, có dị vật dính vào.
Vết loét do đè nén: Loét da mu bàn chân thường xảy ra do áp lực đè nén từ việc bạn đi giày hoặc đi tất quá chật. Ngoài ra môi trường ẩm ướt từ việc đi giày thường xuyên cũng tạo điều kiện cho da ở mu bàn chân mỏng hơn khiến cho vết loét dễ hình thành.
Tiểu đường loét bàn chân: Loét bàn chân tiểu đường là một biến chứng rất phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, lượng đường trong máu cao gây ra các tổn thương cho thần kinh và tuần hoàn máu. Đây là 2 yếu tố trực tiếp khiến cho mu bàn chân bị lở loét:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài làm tổn các dây thần kinh ngoại biên. Khi các dây thần kinh còn nguyên vẹn, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não nêu chân bạn bị đau hoặc khó chịu. Ví dụ, khi ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, cảm giác tê chân sẽ khiến bạn duỗi thẳng chân ra hoặc đi lại. Hoặc khi đi bộ, cảm giác đau chân sẽ khiến bạn phải lấy dị vật ra khỏi giày hoặc tìm giày vừa vặn hơn. Tuy nhiên, khi các dây thần kinh ngoại biên này bị tổn thương, chúng không còn khả năng truyền tín hiệu đến não nếu như chân bạn bị đau hoặc khó chịu. Điều này khiến bàn chân bị mất cảm giác, sau đó, áp lực và kích ứng có thể phát triển thành vết loét trên mu bàn chân theo thời gian.
- Tuần hoàn máu kém: Hệ thống tuần hoàn của bạn mang máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Những chất dinh dưỡng này duy trì mô khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiểu đường dẫn đến xơ vữa động mạch, giảm cung cấp máu và oxy. Bàn chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên khi hệ tuần hoàn bị suy giảm. Các mô da ở mu bàn chân không được nuôi dưỡng sẽ chết dần và hình thành những vết thương dạng lở loét.
Đọc thêm về bàn chân tiểu đường: “Biến chứng bàn chân tiểu đường
2. Vết thương ở mu bàn chân nguy hiểm như thế nào?
Với đặc tính của bàn chân là thường xuyên phải đi lại nhiều, đồng thời phải tiếp xúc với giày, tất và những môi trường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn nên nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương là rất cao. Lúc này, vết thương có thể tiến triển nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng da
Vết thương ở mu bàn chân do dao kéo gây ra có nguy cơ nhiễm trùng cao do các vật gây nên vết thương có thể chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, trường hợp vết thương ở mu bàn chân của những người tiểu đường thì nguy cơ nhiễm trùng còn cao hơn. Bởi lượng đường trong máu cao gây ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, khiến hàng rào miễn dịch tại vết thương bị suy yếu. Hậu quả là vết thương khó liền hơn, càng ngày càng nhiễm trùng nặng, tạo ra các ổ loét, hoại tử ở mu bàn chân
Áp xe
Khi vết thương ở mu bàn chân sâu vào tận các mô cơ và xương sẽ hình thành nên các hỗ chứa mủ – tình trạng này được gọi là áp xe. Trường hợp này rất phổ biến ở những người tiểu đường. Ở người bình thường, các vết áp xe này sẽ gây đau đớn và nhức nhối, nhưng ở người tiểu đường, bạn sẽ không cảm thấy gì mà chỉ nhận biết khi vết thương sưng đỏ. Để điều trị các ổ áp xe này, bạn cần loại bỏ các mô nhiễm trùng bao gồm cả mô cơ và xương.
Hoại tử
Vết thương ở mu bàn chân khi tiến triển nặng, các mô da chân không được cung cấp đủ máu và các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ chết dần. Lâu dần sẽ dẫn đến hoại tử da.
Cắt cụt chi
Vết thương ở mu bàn chân có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển và tự đi lại. Khi vết thương nhiễm trùng nặng dẫn đến hoại tử, bác sĩ buộc phải yếu cầu cắt cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
3. Các bước xử lý vết thương ở mu bàn chân
Trước khi thực hiện xử lý các vết thương ở mu bàn chân, bạn cần đánh giá xem tình trạng vết thương đang ở mức độ nào, nặng hay nhẹ. Với những vết thương nghiêm trọng thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động khiến chân chảy nhiều máu, mức độ tổn thương sâu có thể ảnh hưởng đến tận gân, xương thì cần đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Bạn chỉ có thể thực hiện các bước xử lý vết thương tại nhà nếu đó là những vết thương nhẹ, mức độ ảnh hưởng ngoài da. Lúc này, bạn có thể chăm sóc vết thương ở mu bàn chân theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Nhanh chóng cầm máu
Nếu vết thương chảy máu, bạn cần ưu tiên việc cầm máu. Sử dụng khăn sạch đặt lên vết thương rồi ấn chặt cho máu ngừng chảy ra. Trường hợp máu chảy nhanh, nhiều, có thể trực tiếp dùng tay giữ chặt vết thương cho đến khi nó ngừng chảy máu. Đồng thời đưa chân lên cao làm ngược chảy của máu, giúp cầm máu nhanh hơn
Bước 2: Làm sạch và loại bỏ dị vật ở vết thương
Vì chân là vị trí tiếp xúc trực tiếp với giày dép và môi trường xung quanh nên rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, sau khi cầm máu, việc rửa sạch vết thương cần được ưu tiên thực hiện ngay. Đối với những vết thương mức độ nhẹ ở những vị trí khác, bạn có thể dụng nước muối sinh lý để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên, với vị trí bị thương là mu bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng cao thì chỉ dùng nước muối thôi là chưa đủ bởi dung dịch này chỉ có tính làm sạch, không có công dụng diệt khuẩn.
Lúc này, thứ bạn cần là một loại dung dịch rửa vết thương bao gồm cả tính sát khuẩn tốt. Nacurgo chai xanh có chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng. Đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
Ngoài ra, với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: trà xanh, tràm trà, lô hội, tinh nghệ trắng,… giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm mát và dịu vùng da tổn thương, giúp vết thương phục hồi nhanh hơn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm.
Trường hợp vết thương do trầy xước có dính các dị vật thì bạn cần loại bỏ chúng để việc làm sạch có thể diễn ra dễ dàng hơn. Sử dụng một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ dị vật. Chú ý quan sát nếu dị vật ghim sâu vào vết thương, tốt nhất bạn không nên tự gắp bỏ chúng, đặc biệt là cố gắng cạy hay đào sâu để lấy các mảnh vụn ra. Việc này chỉ làm cho vết thương thêm nghiêm trọng. Hãy nhờ đến bác sĩ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để đảm bảo vết thương được loại bỏ dị vật một cách an toàn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 3: Che phủ, bảo vệ vết thương
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương ở mu bàn chân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được băng bó cẩn thận. Vì vậy, bước cuối cùng trong việc xử lý vết thương ở mu bàn chân tại nhà đó là che phủ miệng vết thương ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, động thời hạn chế ma sát với tát, giày dép khi đi lại.
Đa số những người có vết thương sẽ dùng băng gạc hoặc bông y tế nếu nhắc đến băng bó. Tuy nhiên, đối với vết thương ở chân rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt vùng da mu bàn chân có diện tích tiếp xúc lớn với giày dép thì việc dùng các loại băng gạc thông thường không chỉ khiến vết thương bị bít tắc mà còn khiến tình trạng lở loét tệ hơn. Do đó, bạn cần một loại băng vết thương vừa đảm bảo độ che phủ, vừa thống thoáng giúp vết thương mau lành.
Nacurgo dạng xịt màng sinh học (chai màu vàng) với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ và làm lành vết thương hở. Ngoài ra, màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng nên người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên vết thương, vừa giúp che phủ vết thương nhưng lại không gây bí bách.
Các thành phần khác có trong Nacurgo như tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thục đẩy vết thương nhanh lành hơn.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
4. Lưu ý trong việc chăm sóc vết thương ở mu bàn chân
Ngoài việc vệ sinh vết thương ở mu bàn chân thường xuyên, bạn cũng cần lưu ý một số điều trong quá trình chăm sóc giúp vết thương mau lành hơn như:
- Hạn chế đi lại, vận động mạnh.
- Hạn chế đi giày dép để cọ vào vùng da mu bàn chân đang bị thương.
- Giữ cho vết thương được sạch sẽ, khô thoáng bằng cách vệ sinh chân mỗi ngày, không để vết thương bị ướt hoặc dính bụi bẩn.
- Tuyệt đối không tự ý rắc thuốc kháng sinh hoặc đắp lá lên vết thương.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bôi thuốc kháng sinh lên vết thương.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu.
➤ Thông tin bạn cần: Cách chăm sóc vết loét chân cho người tiểu đường
Như vậy, trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng vết thương ở mu bàn chân. Hy vọng qua bài viết ngày bạn có thể nắm được các bước giúp xử lý vết thương hiệu quả, tránh nhiễm trùng. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.