Kiến ba khoang là một loại côn trùng có nọc độc. Các vết thương do kiến ba khoang đốt rất nguy hiểm. Vậy khi bị kiến ba khoang đốt bạn cần làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin cần thiết về cách xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt như thế nào.
Mục lục
1. Hiểu nhanh về kiến ba khoang
Trước khi tìm hiểu về cách xử lý vết thương khi bị kiến ba khoang đốt, chúng ta cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về loài côn trùng này.
Kiến ba khoang hay còn được dân gian gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như kiến khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến cong. Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Thực chất loại côn trùng này không phải là kiến, nhưng vì có hình dạng giống kiến nên gọi là kiến ba khoang.
Kiến ba khoang rất dễ nhận dạng bởi đặc điểm thân có các khoang đỏ – đen xen kẽ với nhau. Cụ thể, loài côn trùng này có thân mình thon dài như hạt gạo (dài khoảng 1 – 1,2cm), đầu và bụng dưới màu đen, trong khi ngực và bụng trên lại có màu đỏ. Kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn.
Kiến ba khoang thường sinh sống ở những vùng có điều kiện khí hậu ẩm ướt như ruộng lúa, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Đặt biệt loài côn trùng này sinh sôi mạnh mẽ vào mùa mưa. Nhìn chung, khí hậu Việt Nam là điều kiện lý tưởng để loài kiến này phát triển nhanh chóng.
2. Đặc điểm vết thương kiến ba khoang đốt
Trong kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, một loại độc mạnh gấp 15 lần so với nọc độc của rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Bình thường kiến ba khoang sẽ không tự nhiên đốt người, chỉ khi bạn vô tình giẫm phải chúng hoặc đập chết chúng khiến cho dịch độc trên cơ thể kiến tiết ra ngoài, theo đó bị chà xát lên da gây tổn thương như bỏng da, viêm da.
Vết thương khi bị kiến ba khoang đốt sẽ có những đặc điểm như sau:
- Vị trí bị đốt thường là các vùng da hở như mặt, cổ, chân, cánh tay, lưng,…
- Tại những vùng da bị kiến ba khoang đốt, người bệnh sẽ cảm thấy da căng tức, hơi sưng đỏ và có có cảm giác ngứa rát.
- Sau đó, những vùng da này sẽ nổi những vết đỏ dài và gồ lê kèm theo mụn nước nhỏ li ti.
- Từ 1-3 ngày sau, những mụn nước này lan rộng và phát triển thành các vết phỏng lớn, mưng mủ, ở giữa có vùng hơi lõm màu trắng vàng.
- Một số trường hợp vết đốt xảy ra ở các vùng da có nếp gấp như thì chúng có xu hướng hình thành những tổn thương dạng đối xứng.
- Những vùng da bị đốt thường xuất hiện cảm giác đau đớn, rát bỏng tại chỗ, đôi khi kèm theo triệu chứng như nóng sốt, nổi hạch, khó chịu, đau ở vùng nách và cổ,…
- Thông thường, vết thương do bị kiến ba khoang đốt sẽ khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp bị đốt nặng với vết thương lan rộng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng vết thương, để lại sẹo xấu nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt nếu không may độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
3. Xử lý vết thương kiến ba khoang đốt như thế nào?
Vết thương do kiến ba khoang đốt có thể gây đau đớn, bỏng rát, sưng phù và khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, bạn có thế bị viêm da và hoại tử nếu vết thương không được xử lý kịp thời. Do đó, để giảm thiểu những tác động xấu mà loài côn trùng trên gây ra, bạn cần biết cách xử lý vết thương như thế nào cho đúng.
Điều đầu tiên khi bị kiến ba khoang đốt là cần loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng tay để chạm vào côn trùng hay chà xát trên người, vì điều này khiến chất độc lan rộng làm vết thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn chỉ cần cử động mạnh để kiến rơi ra khỏi người, hoặc có thể dùng một vật để nhẹ nhàng gạt kiến đi.
Sau đó, tiến hành xử lý vết thương theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch vết thương
Vì kiến ba khoang là côn trùng có độc, nên khi bị đốt tốt nhất bạn nên nhanh chóng rửa sạch vết thương với nước sạch, mát để vừa làm dịu da, vừa tránh khả năng chất độc lan rộng và ăn sâu xuống dưới da.
Chú ý trong quá trình rửa vết thương cần hết sức nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn nước. Điều này tránh gây thêm thêm đau rát, đồng thời cũng ngăn vết thương lây lan sang các vùng da lân cận, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 2: Sát khuẩn vết thương
Vết thương do kiến ba khoang đốt được xem là vết thương hở, đặc biệt tình trạng mụn mủ rất dễ với nguy cơ nhiễm trùng cao nên việc sát khuẩn vết thương là vô cùng quan trọng.
Bạn nên dùng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo để sát khuẩn cho vết thương bởi trong thành phần của Nacurgo (chai xanh) có nước điện hóa chứa các ion như HClO, HO*, ClO– giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch bề mặt vết thương. Đồng thời, các chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, lá trầu không, trà trà ,… có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả khi có dịch mủ chảy ra từ vết thương.
Cách sử dụng sản phẩm rất đơn giản, bạn có thể tưới trực tiếp Nacurgo lên vùng da bị đốt. Đối với vết thương ở mặt hoặc gần mắt thì nên lấy tăm bông thấm đẫm dung dịch rồi chấm lên vết thương.
Bước 3: Bôi thuốc theo yêu cầu của bác sĩ
Nọc độc của kiến ba khoang khi đốt trên da sẽ khiến cho người bệnh đau đớn, bỏng rát, chưa kể các mụn nước gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc bôi ngoài da nhằm cải thiện những triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa tổn thương lan sang vùng da khác.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng cho vết thương do kiến ba khoang đốt là: Thuốc mỡ chứa corticoid, xanh methylen, kem bôi phenergan, thuốc Milian.
Lưu ý, tất cả các loại thuốc trên khi bôi lên da đều cần tuân thủ đúng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý bôi linh tinh hoặc lạm dụng bôi quá nhiều để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Bước 4: Bảo vệ vết thương bằng xịt Nacurgo
Tương tự đối với các vết thương thông thường, vết thương do kiến ba khoang đốt cũng cần được bảo vệ cẩn thận trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường.
Trong khi việc băng bó bằng băng gạc dễ khiến mụn nước bị vỡ, không phải là giải pháp tốt ưu đối với loại tổn thương này thì bạn cần một sản phẩm có tính che phủ, bảo vệ toàn diện được vết thương nhưng lại không gây bít tắc hay làm vỡ mụn nước.
Xịt bảo vệ vết thương Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tự phân hủy, không thấm nước, đóng vai trò như một “hàng rào” vật lý ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, màng PEA giúp hình thành, tái tạo tế bào mới tại vùng da bị tổn thương, khiến da phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có trong xịt Nacurgo cũng làm tăng hiệu quả sát khuẩn, chống viêm, hạn chế để lại thâm sẹo, đặc biệt là các trường hợp bị đốt trên mặt sau khi chúng lành lại.
Xịt Nacurgo lên vết thương chỉ là một lớp màng mỏng, có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Do đó, chúng không cọ xát với da, đảm bảo cho các mụn nước không bị vỡ mà vết thương vẫn được thông thoáng. Sau khi lớp màng cũ tự phân hủy, bạn xịt thêm một lớp mới đè lên lớp màng cũ. Thao tác thực hiện đơn giản đem lại tiện lợi giúp xử lý vết thương nhanh gọn mà không gây đau đớn.
Có thể mua sản phẩm tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “XEM TẠI ĐÂY”
hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết
4. Cách phòng tránh kiến ba khoang đốt
Bên cạnh việc điều trị vết thương do kiến ba khoang đốt, bạn cũng nên lưu ý các biện pháp để phòng tránh côn trùng này tấn công. Do đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng kiến ba khoang đốt, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bạn thấy có sự xuất hiện của kiến ba khoang trong khu vực sinh sống thì nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng. Sở dĩ làm như vậy bởi kiến ba khoang rất thích và bị thu hút bởi đèn huỳnh quang.
- Đóng kín các cửa khi ra vào nhà, bạn có thể kết hợp sử dụng lưới chống côn trùng che chắn cho cửa sổ, cửa ra vào để hạn chế các loài côn trùng và kiến ba khoang bay vào nhà.
- Hạn chế tối đa dùng điện, đặc biệt là khi không cần thiết để tránh thu hút côn trùng.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhà như: phát quang cây cỏ, bụi rậm; giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng,… để tránh tình trạng kiến ba khoang làm ổ cư trú ở những nơi bạn không nhìn thấy.
- Tập thói quen ngủ màn dù là không có muỗi để tránh tiếp xúc với kiến ba khoang. Đặc biệt trước khi ngủ cần kiểm tra chỗ ngủ, chăn, chiếu, màn cẩn thận.
- Trước khi mặc quần áo hay sử dụng khăn mặt cần phải giũ thật kỹ để loại bỏ côn trùng bám trên vải, trong đó bao gồm cả kiến ba khoang.
- Khi đi làm việc trên đồng ruộng, vườn cây nhất là mùa mưa cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, đội mũ/ nón, khẩu trang, đi ủng để ngăn ngừa sự tấn công của kiến ba khoang và các côn trùng khác.
- Nếu kiến ba khoang nào bò lên da bạn, hãy thổi nó đi, tuyệt đối không được giết chết nó trên da mình. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ tiếp xúc với kiến. Cách tốt nhất là dùng một mảnh giấy, dụ nó bò lên và lấy ra khỏi người.
- Nếu bạn lỡ dùng tay để giết kiến ba khoang, hãy nhớ không được chạm lên mặt hoặc dụi vào mắt mà ngay lập tức phải rửa tay với nước mát hoặc xà phòng thật kỹ.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp tất tần tật các thông tin về kiến ba khoang cũng những vết thương do bị kiến ba khoang đốt. Tốt nhất, khi bị kiến ba khoang đốt bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng làm sạch và xử lý vùng da bị thương để ngăn ngừa vết thương lan rộng, phòng tránh các biến chứng không đáng có.
Thu Hài đã bình luận
Em bị kiến ba khoang đốt. cần xử lý như nào
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Vết bỏng kiến ba khoang – giúp nhận biết và xử lý đúng cách!
Vết mổ đẻ bị chảy nước vàng có đáng lo không? Xử lý thế nào?
Bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì? Top 5 thuốc an toàn!
Cách điều trị vết thương hở ngoài da mau lành không để lại sẹo
Viên thuốc đỏ rắc vết thương – Sai lầm và hậu quả nguy hiểm!
Câu hỏi thường gặp