Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục và để lại những vết sẹo không mong muốn. Vậy, bôi thuốc gì lên vết thương hở để vừa thúc đẩy quá trình lành da, vừa ngăn ngừa sẹo hiệu quả? Hãy cùng Nacurgo tìm hiểu các loại thuốc bôi giúp bạn giải quyết nỗi lo này!
Mục lục
Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vết thương hở
Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương liên quan đến sự phá vỡ cấu trúc của các mô bên ngoài cơ thể, khiến cho lớp da bị rách, các mô bên ngoài bị lộ ra ngoài, kèm theo đó là tình trạng chảy máu. Đã là vết thương hở thì dù là tổn thương nhỏ hay lớn, chúng đều có nguy cơ nhiễm trùng. Việc lựa chọn thuốc bôi ngoài da là vấn đề cần thiết và rất quan trọng. Dưới đây là các tiêu chí cơ bản để giúp bạn chọn lựa được loại thuốc phù hợp:
1. Thời gian sát khuẩn nhanh
Thời gian sát khuẩn nhanh hay chậm cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem thuốc bôi vết thương hở có hiệu quả hay không. Thuốc bôi nên có khả năng sát khuẩn nhanh, giúp tiêu diệt vi khuẩn tức thì, giảm nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian hồi phục.
2. Sát khuẩn, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
Hầu hết các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Lựa chọn thuốc có khả năng diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus khác nhau, giúp bảo vệ vết thương khỏi nguy cơ nhiễm trùng từ các vi sinh vật gây bệnh.
3. Thúc đẩy vết thương nhanh lành
Sau tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy phát triển tế bào mới làm vết thương nhanh lành cũng là một chức năng cần lưu ý. Theo đánh giá, một số sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng khiến vết thương lên da non chỉ sau 3-5 ngày.
4. Không ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương tự nhiên
Một số loại thuốc bôi mang đến hiệu quả sát trùng tốt, nhưng lại có nhược điểm đó là làm tổn thương nguyên bào và tổ chức hạt. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành cấu trúc da mới. Vì vậy vết thương chậm lành, không thể phục hội một cách tự nhiên.
Thuốc bôi ngoài da lý tưởng cần khắc phục được nhược điểm này, đồng thời vẫn phải giữ được khả năng sát trùng mạnh. Khi tối ưu được cả 2 yếu tố trên, vết thương hở ngoài da sẽ rất nhanh lành lại ít gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
5. An toàn, không gây đau xót, kích ứng
Khi sử dụng trên vết thương hở, thuốc bôi sẽ tiếp xúc trực tiếp với với niêm mạc hở sẽ khiến bạn đau, xót và cực kỳ khó chịu. Vì vậy nên ưu tiên các loại thuốc không gây đau xót khi bôi, có thành phần an toàn, không chứa chất màu, chất bảo quản hay phụ gia, và có độ pH trung tính để tránh kích ứng da.
Vậy vết thương hở bôi thuốc gì?
Việc bôi thuốc ngoài da thông thường chỉ áp dụng cho những vết thương hở nhẹ đến trung bình. Tình trạng vết thương với mức độ sâu vào tận gân hoặc xương, chảy nhiều máu thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Đối với vết thương hở có thể bôi một số loại thuốc sau:
- Thuốc rửa, làm sạch vết thương giúp loại bỏ bụi bẩn, dị vật ở miệng vết thương
- Thuốc mỡ kháng sinh với tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng tại chỗ vết thương, tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm tại chỗ nếu vết thương hở gây đau nhức kèm tình trạng viêm sưng.
- Thuốc bảo vệ, thúc đẩy quá trình lành vết thương
Dưới đây là chi tiết từng loại thuốc bôi dành cho vết thương hở!
Thuốc làm sạch vết thương hở
Tại thời điểm vết thương mới xảy ra, nếu bạn biết cách chăm sóc, vết thương dẽ phục hồi rất nhanh. Điều rất đơn giản mà bạn cần làm đó là rửa sạch vết thương dưới nước mát để giảm bớt cơn đau và trôi hết các bụi bẩn, dị vật bám trên miệng vết thương. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì có thể làm tăng mức độ tổn thương da.
Một số dung dịch bạn có thể dùng để làm sạch vết thương hở khi chúng vừa mới hình thành trên da là:
1. Nước muối sinh lý
Nếu bạn cảm thấy rửa vết thương bằng nước chưa đủ sạch thì hãy thay thế bằng nước muối sinh lý với nồng độ 0.9%. Dung dịch nước muối NaCl 0.9% có thể hiểu đơn giản rằng cứ 1 lít nước sẽ chữa 9g muối – đây được xem là nồng độ tương ứng với nước trong cơ thể con người. Tác dụng làm sạch các vết thương hở khi sử dụng nước muối sinh lí cao hơn do với rửa bằng nước bình thường.
☛ Xem thêm: Chỉ dùng nước muối sinh lý rửa vết thương được không?
2. Povidine
Nước muối sinh lí chỉ có mục đích làm sạch vết thương chứ không tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh. Vì thế sử dụng nước muối sinh lí là chưa đủ. Sau khi vết thương đã được rửa sạch và lau khô, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng để loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn còn bám trên vết thương.
Povidine là dung dịch thường được sử dụng để sát khuẩn vết thương hở trên da. Đồng thời bạn cũng có thể dùng Povidine để khử trùng các dụng cụ y tế, phục vụ cho quá trình xử lí các vật cản dính trên vết thương hở.
Tuy nhiên, sử dụng Povidine bừa bãi có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến tuyến giáp hoặc gây kích ứng da. Do đó, bạn cần lưu ý khi sử dụng Povidine cho vết thương hở. Sản phẩm chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng Povidine chung với dung dịch có chứa thủy ngân. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Povidine cho việc sát khuẩn vết thương hở.
3. Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai màu xanh)
Một số vết thương hở dính nhiều bụi bẩn thì việc rửa không bằng nước muối là chưa đủ. hoặc một số vết thương khác khiến da bị mong hơn mà sử dụng Povidine có thể gây rát, kích ứng da. Do đó, sự ra đời của dung dịch rửa vết thương Nacurgo trở thành lựa chọn đúng đắn nhất lúc này.
Dung dịch rửa vết thương Nacurgo hợp được 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙ”, từ đó làm quá trình rửa vết thương trở nên dễ dàng hơn. Khi rửa Nacurgo lên vết thương, dung dịch nước điện hóa có trong thành phần chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, ClO sẽ tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương. Đó chính là lí do vì sao dung dịch làm sạch Nacurgo loại bỏ hoàn toàn được dịch nhầy trên bề mặt vết thương sạch hơn so với các loại dung dịch làm sạch khác.
Kết hợp thêm các chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, lô hội, tinh chất nghệ trắng, tinh dầu bạc hà và tình dầu tràm trà cũng làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu vết thương, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành, tái tạo da một cách tự nhiên hạn chế để lại thâm sẹo.
Dung dịch rửa vết thương Nacurgo sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa 1 lần/ ngày. Sau đó có thể dử dụng các loại thuốc kháng viêm khác theo yêu cầu của bác sĩ.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TOÀN QUỐC
Thuốc kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ cho vết thương hở
1. Fucidin
Fucidin là thuốc bôi ngoài da, được kết cấu ở dạng kem hoặc thuốc mỡ. Về thành phần, Fucidin chứa chủ yếu là acid fusidic có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusinadines. Thuốc được dùng cho trường hợp da bị nhiễm trùng ở cả nông và sâu do acid fusidic có tính kháng khuẩn cao, từ đó tiêu diệt được hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, acid fusidic có tính thẩm thấu rất tốt, chúng có thể thấm sâu vào tận các mô dưới da, vì vậy chúng có thể diệt được cả những loại vi khuẩn tấn công vào sâu các lớp dưới da mà các loại thuốc bình thường khác không làm được.
Cụ thể, Fucidin có thể điều trị được các vết thương hở do bỏng, chấn thương sau phẫu thuật hay các vết loét trên da. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào độ lớn của từng vết thương, tần suất bôi từ 2-3 lần/ngày. Thời gian dùng cũng có thể kéo dài đến khi vết thương khỏi hẳn.
Fucudin là loại thuốc điều trị khá lành tình vì nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân xảy ra phản ứng mẫn cảm với thuốc là khá ít. Tác dụng phụ mà thuốc đem lại khi sử dụng lâu dài cũng chỉ xảy ra ở mức độ cho phép, không quá nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.
2. Fucicort
Fucicort được dùng để kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ, giảm bớt cảm giác sưng viêm của vết thương. Sản phẩm này ngoài sử dụng được cho các vết thương hở nhiễm trùng, nó còn được chỉ định để điều trị những bệnh lý khác về da như: viêm da dị ứng, viêm da bã tiết, vảy nến, chàm tiếp xúc hay các vết ban đỏ.
Fucicort dùng để bôi lên vết thương hở với tần suất từ 2-3 lần/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày để thấy sự khác biệt. Tuy nhiên, không bôi thuốc này lên những vùng da mỏng, nhạy cảm, đặc biệt là vùng da mắt. Ngoài ra, thuốc bôi ngoài da này chống chỉ định cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Khi sử dụng trong thời gian dài, Fucicort có thể gây nên các tác dụng phụ như tăng nhãn áp ( nếu dây vào mắt) teo da, nứt da, giãn mạch máu nông,… Do đó, tốt nhất khi điều trị vết thương hở bằng thuốc bôi ngoài da Fucicort, bạn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
3. Fobancort
Fobancort còn có một tên gọi khác là Ramycin. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Thành phần chủ yếu của Fobancort là Acid Fusidic và chất chống viêm steroid dùng ngoài da.
Fobancort là thuốc kháng khuẩn sử dụng ngoài da, hoạt chất Acid Fusidic tác dụng diệt khuẩn, chống sưng viêm cho vết thương hở. Ngoài ra, Fusidic được dùng nhiều trong các trường hợp da có mụn nhọt, trứng cá thông thường.
Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên sử dụng một lượng vừa đủ để thoa lên vùng da bị tổn thương. Tần suất bôi giao động từ 2-3 lần tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Thường xuyên sử dụng trong 7 ngày liên tục để thấy được tiến triển cụ thể.
Thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ cho vết thương hở
Neosporin và Bacitracin là hai loại thuốc mỡ kháng sinh rất phổ biến trong việc điều trị vết thương hở. Chúng có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh ngay sau khi rửa sạch vết thương giúp bảo vệ vùng da tổn thương khỏi tác động của vi khuẩn môi trường. Ngoài ra, thuốc mỡ còn giúp giữ ẩm cho vết thương, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tái tạo da và hồi phục.
Những loại thuốc mỡ này thường được sử dụng cho các vết cắt nhỏ, vết xước, vết thương hở không quá nghiêm trọng và có khả năng phục hồi tự nhiên mà không cần can thiệp xử lý y khoa..
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da hư tổn Nacurgo (chai vàng)
Vết thương sau khi lành lại, lên da non thì có nguy cơ để lại sẹo. Cơ chế hình thành sẹo có liên quan đến lượng collagen trong cơ thể. Thông thường, cơ thể vẫn tự sản xuất collagen, tuy nhiên trong giai đoạn vết thương hở đang phục hồi, người bệnh có thể nạp thêm collagen trong thức ăn sẽ gây tình trạng sẹo thâm sau khi bị thương.
Như vậy, đây là thời điểm bạn cần sử dụng các loại thuốc ngừa sẹo và vết thâm. Đối với tình trạng sẹo thâm sau vết thương, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa tinh chất từ nghệ, điển hình là dung dịch xịt Nacurgo bởi trong thành phần Nacurgo có chứa tinh chất nghệ Nano curcumin, thích hợp sử dụng để loại bỏ sẹo, các vết thâm sau khi bị thương.
Thành phần Nano curcumin có trong Nacurgo là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin từ củ nghệ, hiệu quả gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Sử dụng Nacurgo cho vết thương hở có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp các thương tổn trên da nhanh chóng phục hồi, tái tạo da một cách tự nhiên, hạn chế sẹo và ngăn ngừa thâm nám tại sẹo.
Cách sử dụng nacurgo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xịt dung dịch lên vết thương sau khi đã được sát khuẩn sạch sẽ. Dung dịch này sẽ tạo nên một lớp màng sinh học giúp bảo vệ vết thương khỏi sự đe dọa của các vi sinh vật ngoài môi trường. Sau 4-5 tiếng lớp màng này sẽ tự phân hủy, bạn cần xịt tiếp một lớp nữa lên vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Vùng da mặt nhạy cảm hơn, nếu không may bị vết thương hở cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bởi không phải thuốc nào cũng có thể bôi được trên vùng da này. Bạn có thể tham khảo: Bí quyết chăm sóc vết thương hở đúng cách
Điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở
Ngoài sử dụng các loại thuốc bôi lên vết thương hở, bạn cũng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương hở để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp vết thương mau lành và hạn chế để sẹo. Cụ thể, một số điều bạn cần tránh trong quá trình chăm sóc vết thương hở là:
- Ngoại trừ lúc sơ cứu, sát khuẩn vết thương ra, bình thường không được chạm tay vào vết thương hở. Vì khi để tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
- Không nên mặc quần áo bó sát vì chúng có thể cọ sát lên vết thương gây đau rát, chảy máu. Ngoài ra, việc mặc những bộ đồ bó sát cũng khiến vết thương bí bách, rất lâu mới có thể lành lại.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bôi hoặc rắc lên vết thương khi chưa có sự động ý của bác sĩ có chuyên môn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa hiểu về nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạnh của chính bản thân bạn.
- Không ăn những thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ hoặc để lại sẹo thâm sau khi vết thương đã lành. Các thực phẩm bạn cần kiêng khi có vết thương hở trên da là: rau muống, xôi, thịt gà, thị bò, hải sản,…
☛ Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương ngoài da
Kết luận
Như vậy, trên đây là một số loại thuốc bôi ngoài da thường sử dụng cho vết thương hở. Tùy vào tình trạng và các giai đoạn vết thương khác nhau mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần có những kiến thức căn bản về các loại thuốc hoặc tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn xử lý vết thương một cách an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Khi có bất kì khó khăn, thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn và giúp đỡ.
Quân đã bình luận
Tôi dùng Fucidin 1 thời gian thì thấy vết thương không cải thiện nữa. Tôi có nên dừng bôi thuốc này không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Trang đã bình luận
Tôi bôi Fucicort thấy hơi ngứa. Điều này có bình thường không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Trang đã bình luận
Tôi bôi Fucicort thấy hơi ngứa. Điều này có bình thường không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Vết thương hở ở gót chân chăm sóc và xử lý thế nào?
Vết thương dưới lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách xử lý
Review 7 kem, thuốc trị vết thương hở hiệu quả nhất!
Vết thương hở bị sưng, ngứa, mưng mủ – cẩn thận nhiễm trùng!
Hướng dẫn điều trị vết thương hở mau lành, không để sẹo!
Câu hỏi thường gặp
Nacurgo
Kênh thông tin sản phẩm