Khi da có vết thương hở, ngoài việc chăm sóc điều trị thì thực đơn ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định đến việc vết thương lành nhanh hay chậm. Vậy vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị vết thương hở
Vết thương hở có lành nhanh hay chậm, có nhiễm trùng hay không phụ thuộc chủ yếu vào 4 yếu tố sau:
- Phương pháp chăm sóc và điều trị: Vết thương hở trên da dù lớn hay nhỏ, một khi không được chăm sóc và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành, kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Mức độ nghiêm trọng của vết thương hở: Vết thương hở càng nghiêm trọng thì càng lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng cao và sẹo để lại lớn. Mức độ nghiêm trọng của một vết thương hở gây ra được đánh giá dựa trên độ nông sâu, máu chảy nhiều hay ít, vết thương nhỏ hay lớn, có bầm dập nhiều không.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng khiến cơ thế thiếu hụt đạm, vitamin, kẽm,… Đây đều là những chất thiết yếu trong quá trình làm lành vết thương.
- Bệnh lý nền: Người có bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc đang thực hiện hóa trị liệu ung thư sẽ chậm lành thương hơn người bình thường.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có quá trình liền thương chậm hơn so với người trẻ tuổi.
Khi bạn có một vết thương hở trên da, vấn đề mà hầu hết chúng ta quan tâm nhất đó là làm sao để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quá trình lành thương và tạo sẹo nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh mức độ tổn thương, bệnh lý nền, tuổi tác – là các yếu tố không thay đổi được, biện pháp chăm sóc điều trị đôi khi cần đến sự can thiệp của y tế thì chế độ ăn uống là yếu tố mà người bệnh hoàn toàn có thể thay đổi được.
➤ Đọc thêm: Giải đáp vết thương hở bao lâu thì lành?
Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống bằng việc bổ sung các thực phẩm có lợi, tránh những thực phẩm có hại, từ đó tác động tích cực lên quá trình liền vết thương, giúp vết thương nhanh chóng được phục hồi, hạn chế nhiễm trùng và thâm sẹo để lại.
Như vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong tốc độ phục hồi của da. Nếu bạn ăn nhiều các loại thực phẩm như protein, kẽm, sắt, vết thương sẽ nhanh lành hơn và ngược lại, khi ăn nhiều rau muống, thịt bò, hải sản, thì vết thương lâu lành, đồng thời hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Tìm hiểu kỹ nội dung về thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người có vết thương hở ở các mục dưới đây.
2. Vết thương hở nên ăn gì?
Để vết thương hở mau lành, chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn. Chế độ ăn giúp nhanh chóng lành vết thương luôn được khuyến khích là cần phải đa dạng và lành mạnh, trong đó các nhóm thực phẩm có tác động tích cực đến quá trình liền thương thì cần được chú ý bổ sung bao gồm:
- Thực phẩm giúp tái tạo, sản sinh máu
- Thực phẩm chứa nhiều Protein, Vitamin A, C, K:
- Thực phẩm giàu chất khoáng, kẽm
Cụ thể trong từng nhóm thực phẩm kể trên sẽ có những thực phẩm tiêu biểu mà người có vết thương hở cần bổ sung với hàm lượng nhiều hơn như:
Vitamin K
Vết thương hở có thể chảy máu hoặc không, xong với vết thương hở lớn, tình trạng chảy máu chắc chắn xảy ra. Để vết thương mau lành, tước tiên người bệnh phải cầm máu. Vitamin K là chất đóng vai trò chủ chốt giúp kích thích chất chống đông máu bằng việc sản xuất thrombin, từ đó giúp cầm máu vết thương hiệu quả.
Bổ sung Kali hỗ trợ vết thương hở mau lành hơn cả. Các loại thực phẩm giàu kali mà bạn có thể bổ sung trong thực đơn thức ăn như: cà chua, súp lơ, dưa chuột, bắp cải, măng tây,…
Protein
Protein hay còn gọi là đạm – chúng đóng vai trò là nguyên liệu được sử dụng chính trong quá trình tái tạo da mới, liền vết thương hở. Với cơ chế hoạt động là: Protein hình thành collagen và tái tạo mạch máu, 2 yếu tố này quyết định sự đàn hồi và sức khỏe của làn da. Do đó, nếu cơ thể thiếu protein, vết thương hở da sẽ rất lâu mới có thể lành lại được.
Khi xuất hiện vết thương hở, người bệnh cần cung cấp đủ protein bằng các ăn nhiều các nguồn thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các cây họ đậu.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng thực đơn nhiều protein, bởi khi bổ sung quá nhiều đạm đồng nghĩa với sản xuất collagen quá mức sẽ gây tình trạng sẹo lồi, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có trong mô của cơ thể, giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng của chúng, bao gồm những loại enzyme liên quan trực tiếp đến việc tại tạo vết thương như: tổng hợp protein để sản xuất collagen, kích thích quá trình chữa lành vết thương; cùng vitamin A củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, chống nhiễm trùng vết thương hở.
Vì vậy, cơ thể thiếu kẽm sẽ gây nên tình trạng vết thương lành chậm hoặc giảm độ bền của da. Lượng kẽm được khuyên dùng hàng ngày là 15-50mg, chúng có nhiều trong các nguồn thực phẩm như: thịt, cá, gia cầm, ngũ cốc gồm các loại hạt và yến mạch, hải sản,…
Sắt
Sắt là dưỡng chất đẩy nhanh quá trình tạo máu vì máu sẽ giúp mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. bên cạnh đó, các tế bào bạch cầu, đại thực bào trong máu đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải ở miệng vết thương để vết thương không bị viêm nhiễm. Điều này giải thích lý do tại sao ở những người bị thiếu sắt, vết thương sẽ lâu lành hơn do sự lưu thông ngoại biên và sự oxy hóa
Sắt với công dụng chúng là tái tạo máu, chúng không được xem là chất trực tiếp tác động đến quá tình liền thương, xong vẫn đóng góp phần nhỏ giúp vết thương mau lành hơn. Do đó, trong thực hơn của người có vết thương hở vẫn cần bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt như: rau bina, súp lơ, đậu lăng,…
Vitamin A và C
Tương tự như các chất dinh dưỡng vừa liệt kê trên, nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và giúp vết thương mau lành. Người có vết thương hở cần bổ sung các nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là 2 loại vitamin C và vitamin A.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất để chữa lành vết thương vì nó cải thiện độ bền của vết thương và hỗ trợ sản xuất collagen. Nó cũng giúp phát triển các mạch máu mới từ đ vận chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương. Thực phẩm chứa nhiều vitamin c bao gồm trái cây họ cam quýt, bưởi, đu đủ hay các loại rau lá xanh.
Giống như vitamin C, vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa khá quan trọng đối với sức khỏe làn da, đặc biệt là làn da có vết thương hở do phẫu thuật. Vitamin A hỗ trợ phản ứng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Trong giai đoạn vết thương hở đang lành và hình thành sẹo, vitamin A kích thích phát triển các mạch máu mới và sản xuất các mô liên kết khiến vết thương lành nhanh hơn. Rau lá xanh đậm, cá, trứng đều là những nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A
Chất xơ
Chất xơ tuy không có thành phần dinh dưỡng cao nhưng nó là chất không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của con người. Chất xơ được tìm thấy chủ yếu trong rau củ. Đối với người có vết thương hở, một số loại rau có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành vết thương và tránh tình trạng sẹo để lại như: rau cải, rau ngót, diếp cá, hành tây,… Chúng đều là những loại rau lành tính, đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị vết thương hở.
3. Vết thương hở kiêng ăn gì?
Bên cạnh những chất dinh dưỡng cần được bổ sung, cũng sẽ có những món ăn mà bạn cần tránh nếu không muốn vết thương tiến triển nặng hơn hay để lại một vết sẹo xấu xí trên da. Do đó, một số món ăn mà người có vết thương hở cần tránh là:
Rau muống
Rau muống là một loại rau phổ biến, giá thành rẻ và chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên nó lại là món ăn đầu tiên cần kiêng khi bạn có vết thương hở. Người có vết thương hở khi ăn rau muống sẽ đẩy nhanh quá trình liền thương nhưng lại kích thích hình thành sẹo lồi. Điều này xảy sự sản sinh collagen quá mức đẩy da thừa lên cao tạo nên sẹo lồi. Vì vậy nếu bạn đang ở trong quá trình lành thương thì nên kiêng rau muống nếu không muốn có sẹo lồi xấu xí.
Thịt bò
Thịt bò nhiều protein rất tốt cho máu, ngoài ra còn giúp tăng cường cơ bắp hiệu quả. Tuy nhiên nó lại không được xếp vào danh sách chất đạm cần bổ sung mà ngược lại người có vết thương hở cần hạn chế sử dụng thịt bò. Khi vết thương hở đang trong giai đoạn lành thương, lên da non, việc ăn thịt bò sẽ làm vết thương bị sẫm màu, từ đó hình thành nên sẹo thâm. Ngoài ra, những người đang bị mụn cũng nên tránh loại thịt này, bởi chúng dễ khiến các vết sẹo mụn thâm lâu hơn.
Thịt gà
Thịt gà có tính nóng, ăn vào sẽ tác động đến các tế bào da gây nên hiện tượng sưng tấy, mưng mủ khiến vết thương lâu lành. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhiễm vết thương, không được chăm sóc đúng cách nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Do đó, người có vết thương hở nên hạn chế ăn thịt gà.
Gạo nếp
Các món ăn được chế biến từ gạo nếp rất quen thuộc với người Việt Nam. Song các bác sĩ cho biết món ăn từ gạo nếp có tính nóng, do đó khi bạn ăn đồ nếp ở giai đoạn viêm của vết thương hở sẽ khiến chúng bị sưng tấy, mưng mủ. Những vết mủ này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khi bước sang giai đoạn tái tạo sẽ có có nguy cơ hình thành sẹo lồi.
Ngoài ra, gạo nếp có tính dẻo khiến cơ thể khó hấp thụ, dó đó mà hầu hết các bệnh nhân dù là có vết thương hở hay mắc các bệnh lý khác đều được khuyên hạn chế ăn thực phẩm từ đồ nếp.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn: Bị vết thương hở ăn xôi được không?
Hải sản
Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi bạn có một vết thương hở, loại thực phẩm này lại không hề tốt chút nào. Bởi trong hải sản có chứa hàm lượng protein lạ, ăn vào có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy, khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.
Trứng
Trứng cũng nằm trong danh sách thực phẩm cần kiêng cho người bị vết thương hở, đặc biệt là trong giai đoạn vết thương đang lên da non. Trái ngược với thịt bò làm thâm da thì lòng trắng trứng gà lại khiến cho vùng da bị thương sau khi liền sẽ trắng hơn, không đều màu với những vùng da khác, gây ra những vết loang lổ khác nhau – tình trạng này hay còn được dân gian gọi là lang beng. Do đó, để tốt nhất cho người có vết thương hở, bạn cần loại bỏ trứng khỏi thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày nhé
4. Thời gian ăn kiêng trong bao lâu?
Tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân, mức độ xâm lấn của vết thương hở mà thời gian ăn kiêng các loại thực phẩm kể trên khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ phải thực hiện chế độ ăn kiêng ít nhất từ 5-7 ngày hoặc thậm chí dài hơn. 5-7 ngày là khoảng thời gian đủ để cấu trúc các mô tổn thương được tái tạo. Bạn hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường vấn đề này thông qua các dấu hiệu như: Miệng vết thương khép lại, da liền và khô.
Tốt nhất, bạn nên ăn kiêng cho đến khi vết thương hở liền miệng và khỏi hoàn toàn. Vì vậy, thời gian ăn kiêng càng ngắn đồng nghĩa với việc vết thương càng lâu lành. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ từ việc vệ sinh chăm sóc vết thương đến việc xây dựng chế độ ăn để vết thương mau lành nhất. Tuyệt đối không gãi, bóc vảy ở vết thương vì chúng sẽ để lại thâm sẹo trên cơ thể.
Lưu ý, với những chấn thương nhẹ, người bệnh có thể thực hiện chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu vết thương hở sâu, chảy máu nhiều, có nguy cơ nhiễm trùng lớn, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chăm sóc.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
☛ Tham khảo thêm: Mách xử lý chăm sóc vết thương hở tại nhà!
5. Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) – hỗ trợ vết thương ngoài da
Bên cạnh ăn kiêng, người bệnh có thể sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) để vết thương nhanh lành hơn. Vì sao bạn nên lựa chọn Nacurgo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bảng thành phần cấu tạo nên sản phẩm:
Sử dụng dung dịch Nacurgo băng vết thương, phòng ngừa nhiễm trùng. Đầu tiên, công thức ưu việt trong sản phẩm phải được nhắc đến là công nghệ màng sinh học Polyesteramide. Lần đầu tiên, màng sinh học được ứng dụng trong sản phẩm Nacurgo dưới dạng dung dịch xịt với vai trò như một rào ngăn chặn quá trình nhiễm trùng, đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy tái tạo tế bào mới giúp vết loét nhanh lành.
Ngoài ra, chiết xuất từ tinh nghệ nano kết hợp với tinh chất trà xanh càng làm nổi bảng thành phần của Nacurgo với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp người bệnh tái tạo da một cách tự nhiên, nhanh chóng làm lành vết loét, hạn chế thâm sẹo.
Như vậy, cả 3 thành phần cấu tạo của Nacurgo đều đem đến chung một lợi ích là tái tạo làn da mới, khiến vết thương hở trên da mau liền gấp 3-5 so với thời gian tự phục hồi. Đó là lí do vì sao bạn nên lựa chọn Nacurgo để hỗ trợ điều trị các tổn thương hở ngoài da.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
6. Kết luận
Trên đây là những danh sách thực phẩm dành cho người đang có vết thương hở trên da. Lựa chọn những thực phẩm tốt, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm xấu khiến vết thương mau lành, tránh tình trạng nhiễm trùng và sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.
Nguồn: Nacurgo.vn