Vết mổ không lành không chỉ kéo dài thời gian hồi phục mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Nhận biết dấu hiệu bất thường, chăm sóc đúng hướng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố then chốt để giúp vết mổ mau lành, phòng ngừa biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết sớm, chăm sóc đúng cách và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Tham khảo trước: Vết mổ mưng mủ: dấu hiệu nhiễm trùng và cách xử lý!
Mục lục
Vết mổ không lành là như thế nào?
Vết mổ không lành là tình trạng vết thương sau phẫu thuật không tiến triển tốt theo thời gian dự kiến, thường là sau 4 tuần. Đây là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh, không chỉ vì ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử. Tại Việt Nam, các nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật dao động từ khoảng 2% đến 15% tùy loại phẫu thuật và tùy từng bệnh viện nơi tiến hành phẫu thuật. Nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và chăm sóc đúng cách là chìa khóa để vết mổ nhanh lành và phòng ngừa rủi ro.
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ cần biết sớm
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất khiến vết mổ không lành. Ban đầu, người bệnh thường lo lắng liệu các triệu chứng mình gặp phải là diễn biến bình thường sau mổ hay dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng là cực kỳ quan trọng để can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng, gia tăng thời gian làm lành vết mổ và tiết kiệm chi phí y tế. Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình của nhiễm trùng vết mổ cần lưu ý:
- Đỏ và sưng tăng dần: Mặc dù sưng, đỏ và đau nhẹ là bình thường sau mổ, nhưng nếu các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn thay vì cải thiện. Vùng da xung quanh vết mổ trở nên đỏ hơn, lan rộng ra và sưng phồng lên theo thời gian. Đặc biệt khi xuất hiện các vệt đỏ lan rộng ra xa vết thương, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lan tỏa vào mạch bạch huyết.
- Tiết dịch bất thường: Dịch tiết từ vết mổ có màu vàng, xanh lá hoặc nâu, đặc quánh và có thể có mùi hôi khó chịu. Khác với dịch tiết trong (serous) hoặc hơi hồng (sanguineous) thường thấy ở giai đoạn đầu lành thương. Chất dịch này thường là dấu hiệu rõ ràng của quá trình nhiễm trùng.
- Đau tăng dần: Đau tại vết mổ thay vì giảm dần theo thời gian lại tăng lên, đặc biệt khi kèm theo cảm giác nóng rát, nhói hoặc đập mạnh tại chỗ.
- Sốt và ớn lạnh: Nhiệt độ cơ thể trên 38°C kéo dài, kèm theo cảm giác ớn lạnh, là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng với tình trạng nhiễm trùng lan tỏa.
- Vết mổ không liền: Sau 7-10 ngày, nếu vết mổ không có dấu hiệu khép miệng, thậm chí có xu hướng mở ra (nứt, bục chỉ – dehiscence), hoặc thay đổi bất thường về màu sắc, kích thước, đây là dấu hiệu đáng báo động. Bạn còn có thể nhìn thấy chỉ khâu bị đứt hoặc khoảng hở nơi mép vết mổ.
Vết mổ chậm lành có thể chỉ là phản ứng viêm sinh lý tự nhiên, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa hai tình trạng này, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Để giúp bạn nhận biết rõ hơn, Nacurgo xin chia sẻ những đặc điểm phân biệt giữa viêm sinh lý vết mổ và nhiễm trùng vết mổ.
Đặc điểm | Viêm sinh lý (Bình thường sau mổ) | Nhiễm trùng vết mổ (Bất thường) |
Thời gian | Xuất hiện trong 24-72 giờ đầu sau mổ và giảm dần | Thường xuất hiện sau 48-72 giờ và tăng dần theo thời gian |
Đỏ | Hồng nhẹ, khu trú quanh vết mổ (<2cm) | Đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, lan rộng (>2cm), có thể có vệt đỏ lan xa |
Sưng | Nhẹ và giảm dần theo thời gian | Phù nề tăng dần, căng bóng, có thể kèm theo cứng đờ |
Nhiệt độ | Hơi ấm tại chỗ | Nóng rõ rệt khi sờ vào |
Tiết dịch | Trong, hồng nhạt, ít | Đục, vàng, xanh hoặc nâu, nhiều và có mùi hôi |
Đau | Giảm dần theo thời gian | Tăng dần hoặc duy trì mức độ cao |
Sốt | Không có hoặc sốt nhẹ (<38°C) trong 24h đầu | Sốt >38°C kéo dài hoặc tái phát sau 48h |
Mùi | Không mùi hoặc mùi nhẹ | Mùi hôi đặc trưng |
Lưu ý quan trọng: Nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Không nên tự ý điều trị hoặc bỏ qua các triệu chứng bất thường.
Vết mổ không lành do đâu?
Chủ quan, xử lý vết thương sai cách
Việc vết mổ chậm lành hoặc không lành đôi khi xuất phát từ những sai lầm trong quá trình tự chăm sóc của người bệnh. Những hành động này, dù vô tình hay do thiếu hiểu biết, đều có thể cản trở quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Một số sai lầm phổ biến khi xử lý và chăm sóc tại nhà:
Vệ sinh không đúng cách:
- Dùng dung dịch sát khuẩn mạnh: Lạm dụng hoặc dùng sai nồng độ các chất như cồn (alcohol) hay oxy già (hydrogen peroxide) trực tiếp lên vết mổ có thể gây tổn thương các tế bào mô hạt đang hình thành, làm chậm quá trình lành thương. Nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thường là dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng.
- Không rửa tay sạch: Việc chạm vào vết mổ hoặc thay băng mà không rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng làm tăng nguy cơ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào vết thương, gây nhiễm trùng.
- Chà xát mạnh: Việc kỳ cọ, chà xát mạnh lên vết mổ hoặc vùng da xung quanh có thể gây tổn thương thêm, làm vết thương lâu lành.

Chăm sóc sai cách:
- Không băng kín vết mổ: Quan niệm cho rằng để hở vết thương cho “mau khô” là một sai lầm phổ biến. Việc giữ vết thương được che phủ bằng băng gạc sạch, phù hợp giúp duy trì môi trường ẩm tối ưu, thúc đẩy tế bào phát triển, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giảm hình thành sẹo xấu.
- Làm ướt băng vết mổ: Để băng gạc bị ướt khi vết mổ chưa liền có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ. Cần giữ khô vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
- Bóc vảy hoặc kéo chỉ sớm: Vảy là hàng rào bảo vệ tự nhiên nhưng cũng có thể cản trở sự di chuyển của tế bào da mới nếu quá dày. Việc cố gắng bóc vảy non hoặc tự ý kéo Steri-Strips, chỉ khâu chưa đến ngày có thể gây chảy máu, tổn thương thêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bôi các loại thuốc lá: Việc tự ý đắp các loại lá cây, thuốc gia truyền không đảm bảo vệ sinh lên vết mổ có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, dị ứng hoặc hoại tử.
Chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo:
- Không tuân thủ lịch thay băng, tái khám: Việc thay băng không đều đặn hoặc bỏ qua lịch tái khám khiến bác sĩ không thể theo dõi tiến triển vết thương và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
- Xem nhẹ các triệu chứng: Bỏ qua các dấu hiệu sớm của nhiễm trùng như sưng đau tăng lên, chảy dịch bất thường, sốt… có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.
Do một số bệnh lý nền bệnh lý nền
Một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lành vết thương khiến vết mổ không lành được:
- Đái tháo đường (Tiểu đường): Đường huyết cao kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ, suy giảm chức năng miễn dịch và thần kinh, khiến vết thương khó lành và dễ nhiễm trùng. Việc kiểm soát tốt đường huyết (HbA1c mục tiêu thường < 7% hoặc theo chỉ định bác sĩ) là cực kỳ quan trọng.
- Béo phì: Mô mỡ dư thừa làm giảm lưu thông máu, gây viêm mạn tính và suy giảm miễn dịch, cản trở lành thương.
- Suy giảm miễn dịch: Do bệnh lý (HIV/AIDS, ung thư, bệnh tự miễn như Lupus) hoặc do thuốc (corticoid, ức chế miễn dịch, hóa trị) làm giảm khả năng chống nhiễm trùng và tái tạo mô. Ở bệnh Lupus, hệ miễn dịch tự tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm cả da và các yếu tố tham gia quá trình lành thương, gây viêm và cản trở phục hồi.
- Bệnh mạch máu: Bệnh động mạch ngoại biên, suy tĩnh mạch làm giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng đến vết thương.
- Suy dinh dưỡng: Thiếu hụt protein, vitamin (đặc biệt A, C) và khoáng chất (kẽm) làm chậm quá trình tái tạo mô.
- Hút thuốc lá: Nicotine gây co mạch, giảm tưới máu và oxy đến vết thương, làm chậm lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tuổi tác: Lão hóa làm chậm các quá trình sinh học, bao gồm cả việc lành vết thương.

Do đó với người bệnh đang bị bệnh lý nền. Cần:
- Kiểm soát tốt bệnh nền: Đây là yếu tố then chốt. Người bệnh cần tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để kiểm soát đường huyết, huyết áp, tình trạng miễn dịch…
- Bỏ thuốc lá: Ngưng hút thuốc lá là việc cần làm ngay để cải thiện tưới máu và thúc đẩy lành thương.
- Dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn đủ chất, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất.
- Phối hợp đa chuyên khoa: Có thể cần sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật, nội tiết, tim mạch, da liễu, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện.
Nguyên tắc để chăm sóc vết mổ mau lành
Chăm sóc đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy quá trình lành thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là các nguyên tắc và lưu ý quan trọng:
- Giữ vết mổ sạch sẽ: Rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau khi chạm vào vết mổ hoặc thay băng. Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da xung quanh vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh như oxy già, cồn vì có thể làm tổn thương mô lành.
- Thay băng đúng cách: Giữ vết mổ được băng kín ít nhất 24-48 giờ đầu sau mổ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thay băng khi băng bị thấm dịch, bẩn hoặc theo lịch hẹn của nhân viên y tế. Thực hiện thay băng trong môi trường sạch, đảm bảo vô trùng.
- Giữ vết mổ khô ráo (theo chỉ định): Tránh để vết mổ bị ngấm nước khi tắm trong những ngày đầu (đặc biệt với băng không chống nước). Không ngâm mình trong bồn tắm, bể bơi cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
- Chăm sóc theo loại chỉ khâu/vật liệu đóng da: Steri-Strips (băng dính đóng da) nên giữ khô 24 giờ đầu, thường tự bong sau 7-10 ngày, không kéo ra sớm. Với keo dán da: Giữ khô 5 ngày đầu, để keo tự bong sau 5-10 ngày. Chỉ khâu/kẹp kim loại có thể tắm rửa nhẹ nhàng sau 24 giờ (nếu bác sĩ cho phép), thấm khô nhẹ nhàng. Chỉ không tiêu hoặc kẹp kim loại cần được cắt/tháo bởi nhân viên y tế sau 5-14 ngày tùy vị trí.
- Tránh tác động mạnh: Không gãi, chà xát vết mổ. Tránh mặc quần áo quá chật gây cọ xát. Hạn chế vận động mạnh, nâng vật nặng, gập người hoặc xoắn vặn có thể làm căng vết mổ.
- Bảo vệ khỏi ánh nắng: Che chắn vết mổ cẩn thận khỏi ánh nắng mặt trời trong ít nhất 3-9 tháng để giảm nguy cơ sẹo thâm.
- Lưu ý về dung dịch sát khuẩn: Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp, vừa đủ mạnh để diệt khuẩn nhưng cũng cần an toàn, lành tính với mô, tế bào. Ngoài dung dịch sát khuẩn được chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể tham khảo một dung dịch sát khuẩn tối ưu: Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương (125ml)
Chăm sóc vết mổ tại nhà đúng cách
Các bước thay băng, chăm sóc chuẩn y khoa
- Rửa tay kỹ với xà phòng trong ít nhất 20 giây
- Chuẩn bị dụng cụ: găng tay sạch, dung dịch sát khuẩn, gạc vô trùng, băng dính y tế
- Mở băng cũ nhẹ nhàng (nếu dính, có thể làm ẩm bằng nước muối sinh lý)
- Kiểm tra vết thương và các dấu hiệu bất thường
- Làm sạch vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) từ trong ra ngoài
- Thấm khô nhẹ nhàng bằng gạc vô trùng
- Sát khuẩn vết thương theo chỉ định
- Đặt gạc vô trùng mới lên vết thương
- Cố định bằng băng dính y tế

Sử dụng Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Sau khi hoàn tất bước rửa sạch và sát khuẩn, bạn có thể bảo vệ vết mổ bằng cách sử dụng Màng xịt sinh học Nacurgo. Chỉ cần xịt trực tiếp lên toàn bộ vùng mổ, dung dịch sẽ nhanh chóng khô lại, hình thành lớp màng sinh học trong suốt. Lớp màng này đóng vai trò như một “lá chắn” ngăn chặn vi khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cũng như các tác động vật lý từ bên ngoài.
Đặc biệt, màng sinh học của Nacurgo không thấm nước, giúp vết mổ luôn khô thoáng và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời, nhờ sự kết hợp của siêu phân tử nghệ Nano Curcumin cùng tinh chất trà xanh Camellia Sinensis, sản phẩm còn thúc đẩy quá trình liền vết mổ nhanh gấp 3–5 lần so với thông thường, hỗ trợ tái tạo da tự nhiên và giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo xấu.

Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ phẫu thuật trước khi sử dụng màng sinh học Nacurgo cho vết mổ, đặc biệt là trong thời gian đầu bạn nhé
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Dinh dưỡng là vàng
Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu, cung cấp “nguyên liệu” cho quá trình sửa chữa và tái tạo mô. Trong quá trình làm lành vết môt, cần bổ sung:
- Protein (Chất đạm): Cực kỳ quan trọng để xây dựng mô mới, tạo collagen và hỗ trợ miễn dịch. Nên ăn đủ 3-4 phần ăn giàu đạm mỗi ngày từ thịt nạc (gà, cá, heo), trứng, sữa, các loại đậu, hạt.
- Carbohydrate (Tinh bột): Cung cấp năng lượng chính cho quá trình lành thương. Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế đường tinh luyện.
- Chất béo lành mạnh: Cung cấp năng lượng dự trữ, hỗ trợ hấp thu vitamin. Chọn dầu oliu, quả bơ, các loại hạt.
- Nước: Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho tế bào hoạt động và vận chuyển dinh dưỡng.
Vitamin và khoáng chất
- Vitamin C: Cần thiết cho tạo collagen, tăng sức bền mạch máu. Có nhiều trong cam quýt, dâu tây, ổi, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông.
- Vitamin A: Giúp tạo tế bào da mới. Có trong khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, trứng, rau lá xanh đậm.
- Kẽm: Hỗ trợ tăng trưởng da, chức năng miễn dịch. Có trong hải sản, thịt, gia cầm, trứng, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
- Sắt: Cần cho tạo máu, vận chuyển oxy. Có trong thịt đỏ, gia cầm, cá, đậu, rau bina.

Thực phẩm cần hạn chế:
Một số quan niệm dân gian Việt Nam cho rằng cần kiêng một số thực phẩm khi có vết mổ để vết mổ mau lành, tránh sẹo lồi, sẹo thâm hoặc ngứa. Mặc dù bằng chứng khoa học có thể chưa đầy đủ cho tất cả, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn kiêng:
- Rau muống: Có thể kích thích tăng sinh collagen quá mức gây sẹo lồi.
- Thịt bò: Có thể gây sẹo thâm.
- Thịt gà: Có thể gây ngứa vết thương đang lên da non.
- Hải sản, đồ tanh: Dễ gây dị ứng, ngứa ngáy.
- Đồ nếp (xôi, bánh chưng): Có tính nóng, dẻo, có thể gây sưng, mưng mủ.
- Trứng: Lòng trắng trứng gà có thể làm vùng da non mới lành có màu trắng hơn, loang lổ (sẹo trắng).
Lưu ý quan trọng: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và vết mổ của bạn, đặc biệt nếu có bệnh nền như tiểu đường, bệnh thận. Không nên tự ý bổ sung vitamin hay thực phẩm chức năng liều cao mà không có chỉ định.
Nếu vết mổ có dấu hiệu không lành, đừng chần chừ — hãy chủ động tìm đến sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Chăm sóc đúng từ những bước nhỏ nhất chính là cách tốt nhất để vượt qua nỗi lo “vết mổ không lành” và lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, tự tin.
Tài liệu tham khảo:
Hội Phẫu thuật TP.HCM. “Khuyến cáo về sử dụng dung dịch sát khuẩn trong chăm sóc vết mổ.” Tạp chí Y học TP.HCM, 2023; 27(2): 115-123.
PubMed Central. “Immunology of Acute and Chronic Wound Healing.” MDPI. https://www.mdpi.com/2673-8112/2/1/2
Bệnh viện Chợ Rẫy. “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phác đồ đa chuyên khoa trong điều trị vết mổ chậm lành.” Tạp chí Y học Việt Nam, 2023; 518: 225-232.
Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng. “Nutrition and Wound Healing: An Overview Focusing on the Beneficial Effects of Micronutrients.” https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6425751/”
Tạp chí Da liễu Việt Nam. “Nhận biết và xử trí các biến chứng vết mổ trong da liễu.