Vết mổ đẻ lần 3 thường có thời gian hồi phục dài và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, có nhiều chị em đang băn khoăn không biết có nên sinh mổ thứ 3 hay không? Vết mổ lần 3 có gì đặc biệt hơn so với 2 lần sinh trước? Trong bài viết dưới đây, Nacurgo cùng bạn đọc sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
☛ Tham khảo thêm: Mổ đẻ lần 2 bao lâu hết đau và lành?
Mục lục
Vết mổ đẻ lần 3 là mổ ngang hay mổ dọc?
Đối với mổ đẻ, hiện nay có 2 phương pháp mổ chính là mổ ngang và mổ dọc. Căn cứ vào tình trạng của thai nhi và tình trạng của vết mổ cũ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp mổ tối ưu để đảm bảo sức khỏe cả mẹ lẫn con trong lần sinh mổ thứ 3.
Đặc điểm của vết mổ đẻ dọc lần 3
Trước đây, mổ dọc là phương pháp áp dụng phổ biến trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ mổ đường dọc từ vị trí dưới rốn đến vùng xương mu để lấy em bé ra. Vết mổ đi qua lớp da, cơ, đến tử cung nên phẫu trường rộng rãi. Ưu điểm của mổ dọc là thực hiện nhanh chóng, lấy em bé ra dễ dàng. Trong trường hợp vết mổ cũ là mổ dọc hay ca mổ thai nhi nằm tư thế khó sinh, mẹ mắc bệnh lý đi kèm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… thì bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn mổ dọc.
Nhưng bên cạnh đó, mổ dọc thường để lại vết mổ không đẹp, nguy cơ để lại cao rất cao. Đặc biệt là vết mổ dọc lần 3 thường chậm liền hơn so với sinh mổ lần 1 và lần 2.
Đặc điểm vết mổ đẻ ngang lần 3
Mổ ngang là kĩ thuật mổ mà đường mổ được thực hiện là một đường nằm ngang ở phía vùng bụng dưới, ngay viền quần trong. Hiện nay, phương pháp mổ ngang chiếm ưu thế hơn bởi vết mổ hồi phục nhanh, đường mổ đảm bảo tính thẩm mỹ cho mẹ bầu và hạn chế rủi ro gặp phải trong quá trình sinh đẻ ít hơn so với mổ dọc. Tuy nhiên, mặt hạn chế là mổ ngang tốn nhiều thời gian, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và nguy cơ chảy máu cao hơn so với mổ dọc.
Nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh mổ lần 3
Sinh mổ càng nhiều thì sức khỏe của người mẹ càng yếu hơn so với lần trước. Hơn nữa, rủi ro mà mẹ bầu có thể đối mặt cũng cao hơn, ở mức độ nặng hơn. Trong lần chuyển dạ lần thứ 3, mẹ bầu cần lưu ý, thận trọng các nguy cơ có thể gặp phải.
Nứt, vỡ tử cung
Đây là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng của mẹ bầu và thai nhi trong lần sinh mổ thứ 3. Đặc biệt là ở các mẹ có khoảng cách giữa 2 thời điểm mổ đẻ liên tiếp càng gần nhau thì nguy cơ nứt vỡ tử cung càng cao.
Nguyên nhân là do vết sẹo mổ cũ còn mới, các tổ chức liên kết lỏng lẻo, không kịp phục hồi. Khi gặp cơn co thắt mạnh sẽ dễ dẫn đến vỡ tử cung. Vì thế, các mẹ bầu nên giữ khoảng cách mang thai giữa lần thứ 2 và lần thứ 3 là từ 3 – 5 năm để cơ thể được phục hồi hoàn toàn, ở trạng thái tốt nhất khi mang bầu và có thể đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Bất thường nhau thai
Một số hiện tượng bất thường nhau thai mà mẹ có khả năng gặp phải như nhau bong non, nhau tiền đạo,… Để xử lý các ca nguy hiểm này, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, kĩ thuật xử lý khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược. Nếu không được xử lý kịp thời thì nó dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như băng huyết, ảnh hưởng hoạt động các cơ quan khác (bàng quang, ruột,…), thậm chí là cắt bỏ tử cung.
Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
Do cơ thể không giữ thể trạng tốt như 2 lần sinh trước nên hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng sau sinh. Nguyên nhân thứ hai là do vết thương sau mổ không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách dẫn đến nguy cơ vi khuẩn xâm nhập tấn công gây nhiễm khuẩn rất cao, thậm chí gây nhiễm trùng tử cung và các cơ quan khác. Hậu quả là vết mổ đẻ lần 3 phục hồi lâu hơn và ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
Hồi phục chậm sau sinh
Sau mỗi lần chuyển dạ, người mẹ mất sức do chịu nhiều đau đớn, mất máu. Đặc biệt là ở lần sinh thứ 3, thể chất của mẹ bầu yếu hơn so với 2 lần trước và khả năng hồi phục sau sinh chậm, đồng thời gây ảnh hưởng nhiều chất lượng sữa cho con. Bởi vậy, trước và sau khi sinh, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt nhất cho quá trình sinh mổ.
Hiện tượng dính ruột
Là tình trạng thường gặp ở sản phụ sau sinh, đặc biệt ở người trải sau nhiều lần sinh mổ. Dính ruột sau mổ đẻ gây triệu chứng như đau bụng quằn quại, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, táo bón, thiếu chất dinh dưỡng,… Nếu không được điều trị kịp thời, nó gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như tắc ruột, hoại tử,…
Những điều cần lưu ý trước khi sinh mổ lần 3
Đối với sinh mổ lần 3, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như đã đề cập ở trên. Bởi vậy, người mẹ cần được giám sát, theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ và sau sinh, để đề phòng tai biến sản khoa.
➤ Tham khảo ý kiến bác sĩ: Để đề phòng rủi ro, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con trong lần sinh thứ 3 thì mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, xin chỉ định mổ sớm. Nếu như 2 lần sinh trước đều mổ đẻ thì lần này khả năng cao sẽ được chỉ định sinh mổ, phòng ngừa tai biến ở vết mổ như rách, bục vết mổ, nhiễm trùng,…
➤ Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường: Nếu thấy bất kỳ biểu hiện khác thường như chảy máu, xuất hiện cơn co thắt liên tục,… thì cần đưa sản phụ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp sản phụ có thai nằm vị trí vết mổ cũ và khoảng cách giữa hai lần sinh thứ 2 và thứ 3 dưới 16 tháng mà sẹo mổ lại có biểu hiện sưng tấy, đỏ, đau,… thì thời gian sinh mổ sẽ được đẩy lên sớm hơn dự định.
➤ Nghỉ ngơi và thăm khám trước sinh: Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần hạn chế vận động mạnh, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, việc thăm khám thường xuyên, liên tục theo dõi tình trạng thai nhi là điều hết sức cần thiết trong thời gian này.
➤ Chế độ ăn uống trước sinh: Trước ca phẫu thuật, mẹ bầu sẽ phải nhịn đói, không được ăn uống bất kỳ thứ gì, kể cả nước lọc để tránh nguy cơ trào ngược dạ dày gây tắc đường thở, nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp người mẹ nhịn đói không đủ 8 tiếng như yêu cầu thì nên thành thực khai báo cho bác sĩ phụ trách biết và có hướng xử lý kịp thời.
Vết mổ đẻ lần 3 bao lâu thì lành?
Đây có lẽ là vấn đề khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Đối với mổ lần thứ 3, thời gian liền vết thương thường kéo dài lâu hơn so với các lần sinh mổ thông thường. Thời gian phục hồi có thể dao động từ 2 – 4 tuần. Do vậy, trong suốt thời gian sau sinh, sản phụ cần có người thân bên cạnh để chăm sóc, hỗ trợ dịch chuyển và vệ sinh cá nhân. Để vết mổ nhanh lành hơn thì việc chăm sóc vết mổ hàng ngày là điều hết sức cần thiết.
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ đẻ lần 3 nhanh lành, hạn chế sẹo!
Sau khi theo dõi tình trạng sức khỏe sau sinh khoảng vài ngày tại viện thì mẹ bầu sẽ được cho phép trở về tự chăm sóc tại nhà. Chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ khiến cho vết mổ liền nhanh hơn và ngăn ngừa để lại sẹo.
Vệ sinh hàng ngày cho vết mổ tại nhà với bộ đôi Nacurgo
Vệ sinh hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hồi phục của vết mổ. Thực hiện vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo của cơ thể.
Bước 1: Sát khuẩn vết mổ bằng dung dịch Nacurgo (chai xanh)
Để có thể loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy, diệt khuẩn ở vết thương, thì thông thường bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên dùng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để rửa vết thương. Một trong số các sản phẩm đang được các mẹ bầu ưa chuộng hiện nay là dung dịch rửa Nacurgo – làm sạch da hư tổn đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.
Dung dịch Nacurgo với thành phần chính là nước điện hóa có khả năng oxy hóa, diệt khuẩn hiệu quả, không gây cảm giác đau xót như dung dịch sát khuẩn thông thường. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp các hoạt chất được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, lô hội, tinh nghệ trắng,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, đặc biệt không gây khô da.
Cách sử dụng dung dịch Nacurgo: Lấy băng gạc sạch thấm ướt bằng dung dịch Nacurgo, sau đó lau nhẹ nhàng vết mổ. Tiến hành lau rửa theo đường song song với vết mổ, theo nguyên tắc từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài. Đảm bảo rằng vết mổ được vệ sinh hoàn toàn, kể cả vùng da lành xung quanh (cách vết mổ 5cm).
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 2: Bảo vệ và thúc đẩy phục hồi vết mổ với xịt Nacurgo (chai vàng)
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết mổ, bước tiếp theo là bảo vệ vết mổ trước những tác nhân độc hại ngoài môi trường (như vi khuẩn, nấm, virus). Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo là thành tựu của y học hiện đại giúp bảo vệ vết mổ, chống thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Màng sinh học Nacurgo có vai trò như lớp bảo vệ vết thương khỏi tác nhân có hại từ bên ngoài (như vi khuẩn, virus, nấm,…) và có tính chống thấm nước giúp vết mổ luôn được khô thoáng. Không những vậy, màng sinh học được bổ sung các hoạt chất từ tinh chất trà xanh và tinh nghệ siêu phân tử có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất còn thúc đẩy tái tạo da tổn thương và ngăn ngừa sẹo gấp 3 – 5 lần so với thông thường!
Cách sử dụng: Sau khi đã làm sạch da, bạn có thể dùng Nacurgo (chai xịt vàng) xịt trực tiếp lên vết mổ. Chỉ sau vài giây, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành lớp màng sinh học bao phủ vùng da tổn thương. Nó có thể duy trì tác dụng trong vòng 4 – 5 tiếng rồi tự phân hủy, vì vậy sau khoảng thời gian này, bạn chỉ cần xịt một lớp mới tương tự đè lên lớp cũ để bảo vệ vết mổ một cách tối ưu.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Chế độ ăn uống sau sinh mổ lần 3
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ lần 3 là một trong yếu tố ảnh hưởng trực tiếp quá trình phục hồi vết mổ. Sau khi sinh, sản phụ nên sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa, nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như protein, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe bà mẹ sau sinh như thịt heo, cá, rau xanh, sữa và các loại hạt, ngũ cốc.
Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý, tránh xa các thức ăn như đồ nếp, thịt gà, hải sản, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì nó gây kích ứng vết mổ, có thể dẫn đến mưng mủ, khiến vết thương chậm lành và nguy cơ cao để lại sẹo sau khi hồi phục.
☛ Chi tiết hơn tham khảo bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người mới mổ
Vận động hợp lý sau mổ đẻ
Ngoài chế độ ăn uống, các chị em cần lưu ý đến đến việc vận động sau sinh. Bởi vận động giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo mô tế bào, giúp liền nhanh vết thương. Sau khi sinh, sản phụ nên thực hiện vận động với mức độ từ nhẹ đến nặng dần. Ban đầu, các chị em đi lại nhẹ nhàng quanh phòng hoặc trên hành lang để các cơ quan tiêu hóa, tiết niệu hoạt động trở lại. Và sau khoảng 3 – 4 tuần kết hợp bài tập thể dục nhẹ 10 – 20 phút mỗi ngày để cơ thể phục hồi trở lại.
Đối với vết mổ, bạn có thể thực hiện các động tác massage theo hướng dẫn của bác sĩ tại vùng da tổn thương. Điều đó khiến máu được đưa đến nhiều hơn và đẩy mạnh quá trình hình thành mạch máu, mô mới khiến vết thương sớm phục hồi.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương sau mổ lần 3
- Không nên vận động quá sức, thực hiện bài tập mạnh vì sẽ dễ làm bục chỉ vết mổ, thậm chí chảy máu, nhiễm khuẩn.
- Giám sát, theo dõi chặt chẽ vết thương sau mổ. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường như sưng nóng đỏ đau, mưng mủ, chảy dịch,… tại vùng da tổn thương thì cần báo ngay bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
- Vệ sinh vết mổ đều đặn mỗi ngày, luôn đảm bảo được sự sạch khuẩn, khô thoáng. Đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết thương sau mổ.
- Tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc dân gian, chữa mẹo làm lành vết thương bởi nó có thể khiến vết thương của bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử,…
Với chia sẻ trong bài viết, mong các bà mẹ sẽ có thêm hiểu biết về vết mổ đẻ lần 3 cũng như việc chăm sóc vết thương sau mổ. Nếu bất kỳ thắc mắc hay tư vấn thì bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia giải đáp kịp thời!
Tài liệu tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/sinh-mo-lan-3-nen-mo-ngang-hay-mo-doc/