Nhiều chị em lo lắng rằng sinh mổ lần 2 có thể để lại 2 vết sẹo trên bụng, hay vết mổ đẻ lần 2 đau hơn gấp bội phần so với mổ đẻ lần 1 và thời gian hồi phục cũng chậm hơn. Vậy, thực hư vấn đề này ra sao? Hãy cùng Nacurgo theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.
Mục lục
Vết mổ đẻ lần 2 có gì khác so với lần 1?
Khi mang thai lần đầu, nếu trong quá trình chuyển dạ của bạn gặp phải một số vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai. Nếu lần đầu bạn sinh thường thì lần sinh tiếp theo có thể chọn sinh thường hoặc sinh mổ. Phần lớn trường hợp lần đầu sinh mổ thì những lần sinh tiếp theo hầu hết bạn cũng sẽ phải lựa chọn sinh mổ do khoảng cách giữa 2 lần sinh không đủ dài và an toàn để sinh thường.
Vết sẹo mổ cũ (lần 1) rất dễ bị bục trong quá trình mang thai tiếp theo. Vì thế, các mẹ sẽ được tư vấn mang thai sau ít nhất 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để vết mổ hồi phục hoàn toàn, tốt cho sự phát triển của bé và sự an toàn của người mẹ. Nếu khoảng thời gian này dưới 6 tháng thì khả năng bục vết mổ là rất lớn, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Nhiều mẹ sẽ thắc mắc không biết khi sinh mổ lần thứ 2 liệu có thêm một vết rạch nữa hay không? Câu trả lời là không. Khi thực hiện mổ lấy thai lần 2, bác sĩ sẽ bóc bỏ vết sẹo cũ và tiến hành rạch tại vị trí vết mổ trước đó. Vì vậy, vị trí vết mổ lần 2 sẽ chồng lên vết mổ lần đầu và có thể sẽ dài hơn vết mổ cũ một chút.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện đường mổ ngang khi phẫu thuật. Tuy nhiên, với các ca sinh khẩn cấp cần rạch tử cung nhanh chóng, thì bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch dọc và lần sinh tiếp theo sẽ mổ theo đường dọc cũ.
☛ Tìm hiểu thêm: Vết mổ đẻ lần 3 có gì đặc biệt?
Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì hết đau?
Các bác sĩ cho biết vết mổ lần thứ 2 sẽ đau hơn vết mổ lần 1. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tủy sống để mẹ không có cảm giác đau. Sau khi hết thuốc tê, vết mổ sẽ xuất hiện 2 cơn đau, đó là đau vết mổ, hai là cơn đau gò tử cung.
Khi mổ chồng lên vết mổ cũ, cơn đau do vết rạch có thể gấp đôi lần sinh đầu. Mặt khác, khi sinh lần 1, tốc độ tử cung co bóp và co lại nhanh hơn, còn các lần sinh sau, mức độ co bóp của tử cung giảm, thời gian để tử cung trở lại kích thước ban đầu lâu hơn. Những cơn đau này sẽ khiến cho người mẹ khó chịu hơn rất nhiều. Trong trường hợp mẹ thấy đau nhức khó chịu, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc giảm đau. Vậy nên người mẹ không cần quá lo lắng và cố gắng giữ tâm lý và tinh thần ổn định.
Thời gian để vết mổ hết đau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vết mổ, cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc vết mổ sau đó. Trung bình, sau khoảng 7 ngày vết mổ đẻ khô dần, gồ lên thành một đường theo vết khâu phẫu thuật. Sau khoảng từ 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo. Khi chạm vào hoặc cử động người vẫn sẽ cảm thấy đau.
☛ Có thể bạn muốn biết: Vết mổ đẻ 20 ngày vẫn bị đau
Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì lành lại?
Thời gian để vết mổ lần 2 hồi phục hoàn toàn sẽ lâu hơn lần đầu. Tuy nhiên, thời gian hồi phục vết mổ thực tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe người mẹ và chế độ chăm sóc sau sinh. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ rạch qua 3 lớp: da, cơ và thành tử cung. Vì thế, thứ tự lành từ ngoài vào trong, lớp da lành đầu tiên sau đó đến lớp cơ và đến thành tử cung.
Thường sẽ mất khoảng 3 tháng hoặc hơn để vết mổ đẻ bên ngoài được coi là lành hẳn. Lúc này, bạn sẽ không còn cảm giác đau và ngứa. Thành tử cung sau sinh mổ lần 2 cần phải mất từ 3 đến 5 năm mới lành hẳn. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên người mẹ nên đẻ sau ít nhất là 3 – 5 năm nếu có ý định mang thai lần 3, trong khi khoảng thời gian này sau sinh mổ lần đầu là khoảng 2 – 3 năm.
Bên cạnh đó, những mẹ có cơ địa tốt hay được chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ giảm thời gian hồi phục, vết thương nhanh lành hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vết mổ sau phẫu thuật bao lâu thì lành?
Cách chăm sóc vết mổ lần 2 nhanh hết đau, mau lành!
Đảm bảo vết mổ luôn được vệ sinh sạch sẽ
Đây là điều tiên quyết trong chăm sóc bất cứ một vết thương hở nào. Trong vòng 2 ngày đầu sau sinh, chị em không nên tháo bỏ hết băng gạc bởi điều này có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng nguy cơ khiến vết mổ bị tổn thương nặng hơn. Sang tới ngày thứ 3, vết mổ có thể được tháo băng và để khô thoáng, tránh làm ướt vết mổ.
Khi bước sang tuần thứ 2, nếu vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì sản phụ được cho về nhà tự chăm sóc. Thời gian này, người mẹ không nên tắm lâu làm vết mổ dễ bục, nhiễm trùng mà chỉ nên lau người bằng nước ấm và thay băng, rửa vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, ngừa nhiễm trùng. Một trong những giải pháp được nhiều chị em lựa chọn đó là bộ đôi sản phẩm Nacurgo giúp cho việc chăm sóc vết mổ sau sinh lần 2 được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Sản phẩm đầu tiên trong bộ đôi Nacurgo là dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) với đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” giúp vết mổ được sát khuẩn toàn diện và an toàn. Với thành phần nước điện hóa và các tinh chất thiên nhiên lành tính với da, Nacurgo mang đến tác dụng chống viêm, ngăn ngừa tác nhân gây nhiễm khuẩn một cách hiệu quả mà không gây kích ứng, đau rát và khó chịu cho sản phụ.
Sản phẩm thứ 2 là dung dịch màng sinh học bảo vệ da tổn thương Nacurgo (chai vàng). Thành phần chính là màng sinh học Polyesteramide có vai trò như hàng rào bảo vệ vết mổ khỏi các tác nhân gây bệnh, ngăn thấm nước cũng như ngăn chặn quá trình thoát hơi nước từ vết mổ, giảm bớt cảm giác khô bong tróc và đau ngứa. Mặt khác, màng sinh học đem lại sự thông thoáng, tăng lưu thông máu giúp vết mổ nhanh hồi phục.
Cách sử dụng sản phẩm Nacurgo:
Bước 1: Bạn có thể tưới trực tiếp dung dịch sát khuẩn Nacurgo lên vết mổ nhằm loại bỏ những bụi bẩn sót lại và tế bào chết. Sau đó dùng miếng băng gạc lau nhẹ nhàng vết mổ và vùng da xung quanh giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn. Nên sử dụng sản phẩm 1 lần/ngày.
Bước 2: Sau khi vệ sinh xong, bạn chỉ cần xịt dung dịch màng sinh học Nacurgo lên vết mổ, màng sinh học sẽ nhanh chóng khô lại và tạo lớp màng mỏng bao trùm lên vết mổ. Lớp màng có khả năng tự phân hủy nên bạn chỉ cần xịt một lớp mới đè lên sau khoảng 4 – 5 tiếng. Điều đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và không gây cảm giác đau đớn.
Bạn nên duy trì sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo đến khi vết mổ hoàn toàn lành bên ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau mổ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ luôn là vấn đề được quan tâm khi chăm sóc sức khỏe và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hồi phục của vết mổ cũng như sức khỏe của người mẹ. Sau khi thực hiện sinh mổ lần đầu cũng như lần 2, mẹ nên lưu ý về chế độ ăn hàng ngày để vết mổ nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.
✔️ Những thực phẩm sản phụ sau mổ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày:
- Nên ăn những thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp,… được nấu chín kĩ, tuyệt đối mẹ không nên ăn đồ sống vì lúc này khả năng miễn dịch của mẹ rất yếu dễ dẫn đến tiêu chảy.
- Bổ sung thêm protein nạc trong thịt lợn, cá, các loại đậu hạt,… để tăng tạo tế bào mới làm nhanh liền vết mổ, đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Cung cấp thêm các loại vitamin A, B, C trong rau củ tươi sạch và các loại trái cây như cam, quýt, ổi, cà rốt,… giúp ngăn chặn viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Bổ sung thêm vitamin K và sắt từ trứng và sữa và các nguyên tố vi lượng khác như canxi, kẽm… giúp tăng khả năng tạo máu và nhanh làm lành vết thương.
- Mẹ nên chia nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no giúp tiêu hóa dễ dàng và không gây khó chịu đến vết mổ.
- Uống đủ 2,5 – 3 lít nước ấm mỗi ngày giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp vết thương nhanh lành hơn.
❌ Những thực phẩm sản phụ nên kiêng ăn sau sinh mổ:
- Hải sản như tôm, cua, mực,… rất dễ gây dị ứng khiến vết mổ ngứa ngáy, sưng đau, khó chịu
- Các thực phẩm có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi như rau muống hoặc thịt bò.
- Thịt gà và đồ nếp cũng là những thực phẩm mà sản phụ không nên ăn vì dễ gây ra mưng mủ vết mổ gây đau, ngứa và viêm nhiễm nặng hơn.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, đồ ăn quá cay nóng cũng ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Vận động hợp lý sau sinh mổ
Trong khoảng vài ngày sau khi sinh mổ lần 2, sản phụ nên nằm nghiêng về một phía. Mục đích của việc này là làm giảm va chạm vết mổ, đồng thời giúp cho sản phụ cảm thấy bớt đau đớn và dễ chịu hơn mỗi khi cử động cơ thể.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng không nên nằm quá nhiều trên giường. Sau khoảng 1 ngày, sản phụ nên tập đi lại nhẹ nhàng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường nhu động ruột, hạn chế nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu; đồng thời giúp vết mổ nhanh lành hơn.
Hoặc, sản phụ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như hít thở sâu, xoay vai, hay tập kéo căng cơ thể cũng giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Việc vận động cần hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập khiến vết mổ tổn thương.
Một số lưu ý trong chăm sóc vết mổ đẻ lần 2
- Tránh mang vác, làm việc nặng trong vòng vài tuần sau sinh mổ lần 2 để tránh làm bục vết mổ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
- Sản phụ không tự ý bôi thuốc lên vết mổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Nếu vết mổ bị ngứa thì sản phụ cần tránh gãi hay chạm tay vào vì có thể gây nhiễm khuẩn vết mổ.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường xuất hiện tại vết mổ như mưng mủ, sưng đau, đỏ tấy, kèm theo tình trạng sốt cao,… thì sản phụ cần được đưa quay trở lại bệnh viện để được kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin cần thiết về chăm sóc vết mổ nhanh lành cho những sản phụ sinh mổ lần 2. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!
☛ Xem thêm: Vệ sinh vết mổ đẻ bằng gì tại nhà?
Tài liệu tham khảo:
- https://lilycare.vn/health/article/vet-mo-de-bao-lau-thi-het-dau-59f1c7c9d78bb88d4ff02724.html
- https://phunuvietnam.vn/me-lo-de-mo-2-lan-se-co-hai-vet-seo-su-that-la-the-nao-51202030801854235.htm
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/5-luu-y-cham-soc-ba-me-sau-sinh-mo/
- https://hongngochospital.vn/sinh-mo-lan-2/
Phạm Thị Sen đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận