Hiện nay, việc lựa chọn phương pháp mổ lấy thai đã trở nên rất phổ biến đối với chị em phụ nữ. Sau khi phẫu thuật, việc chăm sóc vết mổ đẻ là một vấn đề cần được chú trọng. Vết mổ sẽ nhanh hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp vết mổ đẻ bị mưng mủ thì phải làm thế nào? Liệu nó có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.
Mục lục
Vết mổ đẻ có mủ là do đâu?
Trong quá trình chăm sóc vết thương sau sinh mổ, nếu có sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ da, môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể đến vị trí vết mổ, hệ thống miễn dịch bắt đầu cố gắng chống lại nó. Khi đó, cơ thể nhanh chóng huy động các tế bào đại thực bào và bạch cầu trung tính đến khu vực này để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa lây lan sang các mô lành. Vi khuẩn bị tiêu diệt và các tế bào bạch cầu chết sau một thời gian, cùng với một số mô bị thương, chất cặn bã tích tụ trở thành mủ.
Một số nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương là do:
- Vết mổ không được khâu đúng quy trình, đúng cách gây nên các ổ tụ máu tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh.
- Vết mổ không được vệ sinh đúng, không thay băng gạc thường xuyên khiến vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ.
- Do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, mẹ vận động mạnh khiến vết mổ nhiễm trùng.
Một số yếu tố nguy cơ khiến vết mổ sau sinh bị mưng mủ:
- Béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, lao, ung thư, các bệnh bạch cầu,…
- Nước ối bị nhiễm trùng trong quá trình chuyển dạ hoặc viêm màng đệm.
- Dùng corticoid thời gian dài.
- Đã từng sinh mổ ở lần sinh trước.
Vết mổ đẻ có mủ nguy hiểm không?
Vết mổ đẻ có mủ là một dấu hiệu đặc trưng cho ta biết vết mổ đã bị nhiễm trùng. Nếu không có phương hướng xử lý đúng cách, vết mổ sẽ gặp những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Lúc này, bạn có thể xuất hiện những biểu hiện sau:
- Vết mổ sưng lan rộng kèm cảm giác đau nhức, nóng ran dữ dội tại vết mổ.
- Tăng tiết dịch, mủ đặc có màu vàng, xanh, có mùi hôi khó chịu, lớp dịch tạo thành trên hốc vết mổ cũ.
- Chảy máu kèm các cục máu đông, vết mổ bị toác ra.
- Chân của mẹ sưng đau, bụng dưới và ngực có cảm giác căng tức khó chịu.
- Sốt cao khó hạ, đau nhức, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
Vết mổ nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ như:
- Viêm nội mạc tử cung là biến chứng có thể gặp phải sau mổ lấy thai, nếu không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và có nguy cơ gây tử vong cao.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Vết mổ bị nhiễm trùng là gì?
Những điều không nên làm khi vết mổ bị mưng mủ
Tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định
Đối với những trường hợp nhiễm trùng sâu hơn hoặc những vết thương không lành, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh toàn thân nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh nhắm vào vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Tại bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu đang điều trị ngoại trú, bạn sẽ được tiêm hoặc kê đơn thuốc kháng sinh để uống tại nhà.
Tự ý chọc tháo mủ
Nếu mủ xuất hiện tại vị trí vết mổ sau sinh, bạn tuyệt đối không tự ý chọc tháo mủ. Bởi nếu chọc tháo mủ không đúng cách, thì sẽ đẩy một phần mủ vào sâu trong da tạo ra một vết thương hở mới. Thêm vào đó, lượng dịch tích tụ tại vết mủ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khác xâm nhập. Điều này có thể dẫn đến một bệnh nhiễm trùng khác nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, dụng cụ ở nhà thường không đảm bảo vô khuẩn nên rất dễ gây bội nhiễm vết mổ.
Vết mổ đẻ có mủ phải làm sao?
Trong trường hợp không may vết mổ bị chảy dịch mủ tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để xử lý sơ bộ vết mổ, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 1: Làm sạch, sát khuẩn vết mổ
Đây là điều tiên quyết khi chăm sóc bất cứ một vết thương hay vết mổ nào. Khi vệ sinh vết mổ, bạn có thể sử dụng nước ấm để rửa vết mổ. Tuy nhiên, nước chỉ có tác dụng rửa bụi bẩn, không loại bỏ được các vi khuẩn, tế bào chết bám dính trên da. Hiện nay, dung dịch rửa vết thương Nacurgo (chai xanh) được biết đến với tác dụng sát khuẩn hiệu quả với đầy đủ 5 tiêu chí ‘‘NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – KHỬ MÙI – MÁT DỊU’’ thích hợp với trường hợp vết mổ đẻ bị mưng mủ.
Cách thực hiện: Sử dụng băng gạc sạch thấm dung dịch sát khuẩn Nacurgo, sau đó lau sạch dịch mủ, vi khuẩn và các mô hoại tử.
Lưu ý: Vết mổ bị nhiễm trùng rất nhạy cảm, bạn không nên sử dụng cồn y tế, nước oxy già hay cồn iod vì rất dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo mô hạt, lâu lành vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu có
Bước 3: Bảo vệ vết mổ
Sau khi làm sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây tình trạng bội nhiễm vết mổ. Sản phẩm Nacurgo với thành phần màng sinh học Polyesteramide có tác dụng rất trong việc bảo vệ vết mổ, vai trò như một hàng rào ngăn thấm nước, thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tế bào mới giúp vết mổ mau lành.
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần xịt một lớp dung dịch lên vết mổ, dung dịch sau khi khô sẽ tạo lớp màng mỏng che phủ kín khu vực này. Lớp màng thông thoáng giúp máu tại đây lưu thông tốt, khô thoáng không tạo cảm giác khó chịu. Sau 4 – 5 tiếng màng sinh học tự phân hủy, do đó bạn chỉ cần xịt lớp mới đè lên.
Lưu ý: Để đảm bảo cho vết mổ đẻ có mủ được xử lý đúng và an toàn, sau khi đã thực hiện các bước nói trên, sản phụ vẫn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả khó lường.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Một số biện pháp phòng ngừa vết mổ đẻ bị mưng mủ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh cũng rất cần được chú trọng. Một chế độ hợp lý sẽ giúp sức khỏe của mẹ nhanh hồi phục và vết mổ nhanh lành hơn. Đồng thời tránh các thực phẩm có nguy cơ gây mưng mủ và để lại sẹo mất thẩm mỹ sau hồi phục.
Những thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn:
- Bổ sung đạm từ thịt nạc, cá,… để cung cấp đủ dưỡng chất cho sức khỏe người mẹ. Đạm cũng là một chất cần thiết cho quá trình tái tạo mô mới giúp vết mổ nhanh lành.
- Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều các loại rau xanh như rau ngót, rau khoai, mồng tơi, rong biển,… Đồng thời bổ sung thêm chất xơ giúp tiêu hóa tốt, ngăn táo bón và lợi sữa cho mẹ.
- Hoa quả chứa nhiều các loại vitamin cần thiết như A, C, E trong các loại quả như bưởi, ổi, đu đủ, cà rốt, chuối, dâu tây,… Vitamin A và E tốt đối với hình thành mô mới, tăng tạo collagen trên da. Vitamin C tăng đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Bổ sung thêm chất béo, omega 3, DHA giúp con thông minh và sáng mắt. Các nguyên tố vi lượng cũng cần bổ sung đầy đủ như canxi, kẽm,… giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nước ép hoa quả, sữa tươi, sữa hạt đều rất tốt.
Thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn:
- Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,… ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Nên thay bằng các loại dầu hạt và tiêu thụ một lượng vừa đủ.
- Đồ ăn quá ngọt, nhiều đường trong bánh kẹo. Hạn chế đường vì dễ khiến vết mổ khó liền và gây ra các biến chứng khác.
- Thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ tanh sống có nguy cơ gây kích ứng tại vết mổ khiến vết mổ lâu liền.
- Đồ nếp và thịt gà có thể khiến tình trạng mưng mủ tại vết mổ trở nên nặng hơn.
- Rau muống hay thịt bò có thể tạo sẹo lồi, sẹo thâm khi vết mổ hồi phục.
- Thực phẩm lên men cũng nên được tránh trong thực đơn hàng ngày của phụ nữ sau sinh.
☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ vận động tránh mưng mủ vết mổ
Phụ nữ sau sinh mổ cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo vết mổ hồi phục một cách tốt nhất. Tuy vậy, vận động nhẹ nhàng cũng là điều rất cần thiết cho sức khỏe giúp vết mổ tránh mưng mủ. Sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà sau khoảng 3 – 4 ngày sau mổ.
Bên cạnh đó, người mẹ sau sinh mổ nên nằm nghiêng một bên, đồng thời kê gối sau lưng sẽ giúp giảm đau lưng và giúp sản dịch thoát ra ngoài nhanh hơn. Sau khoảng 6 tuần, mẹ có thể tập thêm những bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng kết hợp cùng đi bộ để giúp lấy lại vóc dáng, giảm cân, da săn chắc, tuần hoàn máu được lưu thông, cải thiện sức khỏe và tinh thần cho mẹ.
Sau khi vết mổ hoàn toàn hồi phục khoảng 4 tháng, mẹ mới nên bắt đầu tập thể dục bình thường. Thời gian tập mỗi lần ngắn và chỉ nên tập những động tác vừa phải tránh kéo căng cơ bụng.
Một số biện pháp khác
- Chăm sóc vết thương đúng cách sau phẫu thuật và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp có mưng mủ nặng.
- Thường xuyên vệ sinh vết thương và thay băng theo lời khuyên của bác sĩ.
- Mặc quần áo rộng rãi ở vùng vết mổ và không bôi bất kỳ loại kem dưỡng da nào khi vết mổ chưa liền miệng.
- Chọn các cách bế trẻ khác nhau trong khi cho con bú để tránh tạo áp lực lên vết thương.
- Không chạm tay vào vết mổ khi không cần thiết.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về cách chăm sóc vết mổ sau sinh khi xuất hiện tình trạng mưng mủ. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp kịp thời!
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de/
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995
https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-luu-y-khi-xu-tri-vet-thuong-chay-mu-s195-n20179