Sau quá trình sinh mổ, việc theo dõi và chăm sóc vết thương sau mổ là hết sức quan trọng. Một trong những biểu hiện nhiều mẹ sinh mổ gặp phải là vết mổ đẻ bị chảy nước vàng. Các mẹ đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bạn đối diện và xử lý vấn đề này nhé!
☛ Có thể bạn cũng đang gặp Vết mổ đẻ bị ngứa làm sao cho hết ngứa?
Mục lục
Tại sao vết mổ đẻ mới lại bị chảy nước vàng?
Sau phẫu thuật sinh mổ, vết mổ cần thời gian nhất định để lành lại. Cả quá trình này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc của mỗi người. Thời gian đầu, vết mổ có thể bị sưng đỏ sau đó có thể tiết dịch trong cả quá trình hồi phục.
Vết mổ đẻ bị chảy nước vàng có thể dấu hiệu của dich tiết của huyết thanh và bạch cầu. Nếu dịch này có màu vàng trong hoặc vàng nhạt, dịch không có mùi hôi thì đây là dấu hiệu hết sức bình thường trong tiến trình lành lại của vết mổ.
Ngoài ra, một vài vết mổ đẻ phẫu thuật có thể chảy dịch màu hồng nhạt do các tế bào máu, màu dịch này cũng hoàn toàn bình thường đối với vết thương mới đẻ mổ. Cả 2 loại dịch này đều được tạo ra theo cơ chế bảo vệ và phục hồi cho vết thương, đều không gây nguy hiểm cho vết mổ đẻ. Người bệnh có thể cảm thấy đau sưng đỏ, tại vết mổ nhưng cường độ đau sưng sẽ giảm dần theo thời gian, cho đến khi vết mổ lành lại.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vết mổ đẻ chảy dịch được coi là trạng thái bất thường. Nacurgo sẽ giúp bạn làm rõ hơn vè vấn đề này tại đầu mục bên dưới nhé!
Vết mổ bị chảy nước vàng khi nào là bất thường
Như đã đề cập bên trên, không phải vết mổ đẻ nào chảy nước vàng cũng là bình thường. Nếu như vết mổ chảy dịch vàng kèm theo một số dấu hiệu đề cập dưới đây bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là trường hợp bất thường.
- Vết mổ đẻ chảy dịch màu vàng đục, dịch này thường có đặc tính nhầy hơn và không trong suốt. Nó chứa các tế bào miễn dịch kèm theo vi khuẩn. Đây là dấu hiệu của quấ trình viêm nhiễm
- Dịch vàng kèm mùi hôi khó chịu, kèm mủ có màu đỏ, hồng, tím, xanh lá hoặc màu nâu… có thể là dấu hiệu của vi khuẩn đang phát triển. Sự xuất hiện của mủ nhất là dấu hiệu không thể bỏ qua của nhiễm trùng vết môtr
- Ngoài tiết dịch vàng vết mổ đẻ còn có triệu chứng đau nhức, sưng đỏ tại vị trí vết mổ. Sưng đỏ có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể với chấn thương, thường tình trạng sẽ giảm đi sau vài ngày chăm sóc. Nếu như đau nhức ngày càng nhiều và ngày càng tệ hơn thì đây chắc chắn là dầu hiệu nhiễm trùng.
- Kèm sốt và ớn lạnh. Nếu dịch vàng kèm theo triệu chứng sốt cùng cảm giác ớn lạnh là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng, đặc biệt là khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5 độ. Nếu gặp trường hợp này, chắc chắn vết mổ chảy dịch vàng đang kèm theo triệu chứng của nhiễm trùng.
☛ Tham khảo: Vết thương mổ bị nhiễm trùng – nhận biết và điều trị đúng!
Vết mổ chảy dịch vàng nguy hiểm không?
Trong trường hợp vết thương chảy dịch vàng kèm những triệu chứng bất thường, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm mô tế bào: Biến chứng thường gặp ở các vết mổ nói chung, ảnh hưởng đến các mô tế bào dưới da khiến cho vết mổ bị sưng đỏ, đau đớn nhiều hơn. Ngoài ra, nếu gặp biến chứng này cơ thể bạn cũng có thể gặp những triệu chứng sốt nhẹ và mệt mỏi.
- Tổn thương nội tạng: Tình trạng vết môt đẻ chảy nước vàng bất thường kéo dài có thể gây nhiễm trùng ăn sâu, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong, làm mất chức năng hoặc gây nguy hại đến tính mạng.
- Nhiễm trùng huyết: Nếu không chăm sóc kỹ lượng và đúng cách, vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào vết mổ đẻ của mẹ sau sinh gây nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng với nguy cơ tử vong rất cao.
- Hoại tử vết mổ đẻ: Không chỉ phải chịu đựng cơn đau kéo dài, trong trường hợp vết mổ chảy dịch bất thương là cảnh báo vết thương đã bị vi khuẩn xâm nhập. Chúng làm tổn thương từ vùng da đến cơ dẫn đến hoại tử vết mổ
☛ Thông tin tham khảo: Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào?
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ đẻ đúng cách, mau lành
Vết mổ đẻ chảy nước vàng bất thường có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ như việc chăm sóc vết môt không đúng cách, sức đề kháng của mẹ bầu bị kém sau sinh hoặc do tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ.
Do vậy, bạn cần có hướng chăm sóc vết mổ đẻ đúng cách ngay từ ban đầu, việc này không chỉ giúp vết mổ đẻ tránh nguy cơ nhiễm trùng mà còn giúp vết mổ đẻ lành lại nhanh hơn. Nacurgo xin gửi đến bạn các bước chăm sóc vết mổ đẻ đúng cách:
Bước 1: Rửa, làm sạch dịch
Việc vết mổ đẻ chảy dịch vàng bao phủ lên vết thương gây khó khăn trong quá trình xử lý. Việc đầu tiên trong quy trình chăm sóc là bạn cần loại bỏ dịch này cùng tế bào da chết, khi khuẩn ra khỏi vết thương. Điều này sẽ giúp cho các bước chăm sóc vết thương sau đó được tối ưu hiệu quả hơn.
Ở bước này, bạn sử dụng bông tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng tại toàn bộ vết mổ để loại bỏ dịch vàng. Tuy nhiên, nếu có dịch mủ vàng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế hỗ trợ loại bỏ các mô chết.
Bước 2: Sát khuẩn vết mổ đẻ
Sau khi đã loại bỏ các mô, tế bào, dịch tiết từ vết mổ đẻ, bạn cần sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn. Sát khuẩn vết mổ đẻ là bước quan trọng nhất, đặc biệt là vết mổ đẻ bị chảy nước vàng. Dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Dung dịch sát khuẩn phù hợp cần đáp ứng được các tiêu chí khắt khe dưới đây:
- Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ với hiệu quả nhanh chóng.
- Có thể tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, từ đó loại bỏ nhiều mầm bệnh.
- Khi sử dụng không gây xót, không gây chết tế bào mới hình thành.
- Tạo môi trường lý tưởng thúc đẩy cho vết mổ đẻ nhanh lành.
- Ít gây tác dụng phụ nhất.
Để chọn lựa được dung dịch sát khuẩn phù hợp không hề đơn giản. Có những dung dịch sát khuẩn mạnh mẽ nhưng không dịu nhẹ, có dung dịch an toàn cho tế bào nhưng lại không có khả nằng sát khuẩn cao.
Nacurgo xin gửi đến bạn dung dịch rửa, sát khuẩn da hư tổn Nacurgo chai màu xanh. Đây là một trong số ít những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên. Thành phần diệt, kháng khuẩn tự nhiên kết hợp cùng dung dịch điện hóa có khả năng sát khuẩn nhanh nhưng lại an toàn tuyệt đối cho vết mổ đẻ. Đây là một sản phẩm có độ phù hợp cao cho vết mổ đẻ của mẹ bầu sau sinh.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 3: Bôi thuốc (nếu cần)
Sau bước sát khuẩn, bạn có thể bôi một số loại thuốc chuyên dụng được kê đơn từ bác sĩ để nâng cao hiệu quả làm lành vết mổ đẻ. Một số loại thuốc được sử đụng có thể là thuốc kháng viêm, thuốc bôi tăng sinh mô, tế bào, thuốc trị sẹo. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc bôi được chỉ dịnh bởi bác sĩ, không tự ý sức bất kỳ loại thuốc nào hay phương pháp dân gian lên vết mổ đẻ để phòng tránh biến chứng.
Bước 4: Bảo vệ vết mổ
Dù được sát khuẩn sạch và bôi thuốc, xong vết mổ vẫn có thể có nguy cơ nhiễm trùng nếu như không được bảo vệ và cách ly với môi trường bên ngoài. Để vết mổ đẻ có thời gian phục hồi nhanh và không bị đe dọa bởi tác nhân bên ngoài. Dung dịch xịt tạo màng sinh học sẽ là giải pháp tối ưu cho bạn.☛ Tham khảo sản phẩm: Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Được ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide, xịt Nacurgo đóng vai trò như hàng rào bảo vệ vết mổ đẻ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước và thoát hơi nước. Từ đó vết thương có môi trường lý tưởng để lành lại nhanh hơn 3 đến 5 lần.
Đặc biệt hơn nữa, màng sinh học có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng, không cần lo lắng đến bước thay băng gạc thông thường có thể gây dính, đau vết mổ. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sẹo và ngăn ngừa thâm sẹo do vết mổ đẻ để lại
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 5: Theo dõi vết mổ đẻ
Trong quá trình chăm sóc vết mổ, bạn cần theo dõi vết mổ thường xuyên đặc biệt là phần dịch chảy ra khỏi vết mổ. Đồng thời, cũng nên chú ý những triệu chứng thực thể để kiểm soát sớm triệu chứng nhiễm trùng.
Kết hợp dinh dưỡng và vận động
Song song với việc xử lý vết thương từ bên ngoài, bạn cũng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện vết mổ nhanh lành hơn từ bên trong. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, Vitamin E cùng với những khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, protein… bên cạnh đó cần loại bỏ các thực phẩm cay nóng, không tốt cho tiến trình lành lại của vết mổ.
Đồng thời, bạn nên kết hợp đi lại nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, khi máu được luân chuyển để nuôi dưỡng tất cả các vị trí trong cơ thể sẽ giúp vết mổ chóng lành hơn. Ngoài ra, trong thời gian này, bạn cũng cần tránh làm những công việc nặng nhọc, không gập người hoặc vận động mạnh vùng bụng.
☛ Tham khảo: Người mới mổ nên ăn gì kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Bài viết trên cung cấp những thông tin về tình trạng vết mổ đẻ bị chảy nước vàng, đồng thời đưa ra cách để xử lí đúng hướng mang lại hiệu quả tối ưu. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Hotline 1800 1156 để được tư vấn trực tiếp.