Đa phần các tổn thương do bỏng gây ra đều cần một thời gian nhất định để phục hồi và lành lại. Tùy vào mức độ bỏng mà khoảng thời gian phục hồi sẽ dài ngắn khác nhau. Nhưng nếu bạn thấy vết bỏng lâu lành hơn so với mức bình thường, thậm chí còn có dấu hiệu tiến triển xấu đi thì đó là một cảnh báo nguy hiểm. Tại sao lại xảy ra điều đó? Làm thế nào để khắc phục. Bạn theo dõi cùng với Nacurgo qua thông tin chia sẻ dưới đây!
Mục lục
Các cấp độ và thời gian trung bình vết bỏng lành lại
Bỏng là một loại tổn thương trên cơ thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiệt, điện, hóa mỹ phẩm…Trong đó các ca bỏng do sinh hoạt hàng ngày chiếm tỉ lệ khá cao đến trên 60%. Số còn lại do hoạt động sản xuất, lao động và các hoạt động giao thông.
➤ Xem chi tiết: Bỏng và những điều cần biết!
Bỏng hiện nay được phân chia theo các cấp độ cơ bản phụ thuộc vào độ sâu tổn thương bỏng. Thời gian lành lại của vết bỏng cũng phụ thuộc khá nhiều vào mức độ bạn đang gặp phải. Cụ thể:
- Bỏng cấp 1: Là trạng thái tổn thương nhẹ nhất. Độ sâu vết bỏng chỉ ở lớp biểu bì nên chỉ có biểu hiện sưng nhẹ, đỏ rát. Bỏng cấp 1 có thời gian tự lành lại khoảng 3 đến 6 ngày và hầu như không để lại vết thâm.
- Bỏng cấp 2: là mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với bỏng cấp 1 bởi tổn thương đã lan rộng xuống phần dưới da, vết bỏng có thể hở ra và xuất hiện phồng nước. Bỏng cấp 2 có biểu hiện đau rát mạnh, nếu chăm sóc đúng cách có khả năng lành lại trong khoảng từ 3 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, bỏng cấp 2 có tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau khi lành lại.
- Bỏng cấp 3: Được coi là mức độ bỏng nặng, nghiêm trọng nhất, độ tổn thương lan rộng xuống các mô, tế bào, thậm chí còn sâu đến tận phần cơ và xương. Do ảnh các dây thần kinh nên bỏng cấp độ này người bệnh không cảm thấy đau đớn nhiều. Dù được chăm sóc tốt thì vết bỏng cấp 3 vẫn để lại sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo co kéo khi lành lại. Thời gian lành lại trung bình của vết bỏng cấp 3 trở lên lên đến 6 tháng đến 1 năm thậm chí là lâu hơn.
Vết bỏng lâu lành là do đâu?
Lý thuyết là thế nhưng không phải vết bỏng nào cũng có thể lành lại đúng với khoảng thời gian quy định kể trên. Đã có những trường hợp ghi nhận những vết bỏng nhẹ có thời gian phục hồi lên đến 1 tháng thậm chí là hơn. Vậy thì nguyên nhân do đâu? Theo các chuyên gia, có những nguyên nhân khiến cho vết bỏng lâu lành hơn bình thường:
Vết bỏng bị nhiễm trùng
Nguyên nhân đầu tiên khiến cho vết bỏng lâu lành hơn bình thường là do vết bỏng của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm trùng. Có thể xảy ra từ vết bỏng cấp 2 cho đến các cấp độ cao hơn. Bởi lẽ mức độ bỏng càng nặng thì nguy cơ lớp da bên ngoài bị tổn thương, mất đi chức năng bảo vệ là rất cao. Khi đó các mô, tế bào bên trong rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, khói bụi từ môi trường bên ngoài. Khi nồng độ vi khuẩn đủ lớn sẽ xảy ra nguy cơ nhiễm trùng khiến cho vết bỏng của bạn lâu lành hơn.
Không chỉ vết bỏng tổn thương hở mà những vết bỏng phồng nước chẳng may bị vỡ cũng có thời gian lành lại lâu hơn và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được kịp thời xử lý.
➤ Tìm hiểu thêm: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?
Do quá trình chăm sóc không đúng cách
Có thể nói đây là một trong những điều kiện quyết định quá trình lành lại của vết bỏng là nhanh hay chậm. Quá trình chăm sóc không đúng cách, áp dụng các phương pháp phản khoa học có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết bỏng của bạn.
Thực tế điều này là có xảy ra bởi không phải ai cũng nắm được phương pháp chăm sóc đúng cách. Thậm chí nếu sơ cứu đúng cách, kịp thời nhưng sau đó không chăm sóc đều đặn thì vết bỏng vẫn lành lại lâu hơn. Bởi trong quá trình chăm sóc tại vết bỏng có thể xuất hiện dịch nhầy, mủ và tế bào chết rất nhiều.
Do dinh dưỡng không đảm bảo
Một yếu tố nữa mà người bệnh cũng cần quan tâm đó là việc thu nạp dinh dưỡng vào cơ thể trong quá trình bị bỏng. Theo nghiên cứu thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên cơ thể. Vết bỏng càng nặng sẽ có mức chuyển hóa năng lượng càng cao. Có nghĩa là bạn cần phải cung cấp một nguồn dinh dưỡng càng lớn với các vết bỏng nặng và có thể là chế độ dinh dưỡng vừa phải với những vết bỏng nhẹ. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bỏng sẽ bao gồm đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu (đặc biệt là Kẽm), protein, carbohydrate…
Ngược lại, nếu không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết, vết bỏng sẽ lâu lành hơn, thậm chí còn tiến triển xấu hơn nếu bạn ăn phải thực phẩm không phù hợp như gạo nếp, da gà, rau muống và một số loại hải sản có tính dị ứng cao…
Vết bỏng lâu lành hơn đối với người bệnh tiểu đường
Khi mắc tiểu đường, đường huyết dâng cao là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhiễm trùng cao hơn mức bình thường. Người bệnh tiểu đường thường có hệ thống miễn dịch kém hơn nên dù là vết bỏng rất nhẹ thì thời gian lành lạnh cũng lâu hơn rất nhiều.
Và cũng từ nguyên nhân đường huyết tăng cao nên hệ thần kinh của người bệnh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, ảnh hưởng khá nhiều đến cảm giác đau đớn của vết bỏng. Nhiều người bệnh không có cảm giác đau tại vết bỏng nên khi được phát hiện thì bỏng đã tiến triển ở mức độ rất xấu, thậm chí là hoại tử vết bỏng.
Không sử dụng thuốc đúng cách
Đối với các vết bỏng nặng, ngoài chăm sóc, dinh dưỡng, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống, thuốc bôi để đẩy nhanh quá trình lành lại. Thế nhưng, có những bệnh nhân không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không bôi thuốc và uống thuốc theo liều lượng chỉ định nên vết bỏng cũng vì thế mà lâu lành hơn khi được chăm sóc và tuân thủ phác đồ điều trị từ thuốc.
Việc tự ý đi mua thuốc, sử dụng thuốc cũng là một nguyên nhân khiến vết bỏng lâu lành và tiến triển theo hướng xấu đi. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu người bệnh mua thuốc không đúng với tình trạng bệnh, mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng… Ngoài nguy cơ gặp kích ứng, tác dụng phụ của thuốc thì có những trường hợp người bệnh còn bị sốc phản vệ ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Do chế độ sống thiếu khoa học
Chắc chắn cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động bình thường nếu như bạn có một lối sống thiếu lành mạnh và khoa học. Lối sống ở đây là việc thức khuya, sử dụng rượu, bia, chất kích thích có thể làm cho hoạt động của cơ thể bị rối loạn. Khi đó, không chỉ vết bỏng khó lành lại mà bạn còn phải đổi mặt với hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác… Quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng cũng bị ảnh hưởng khi bạn có một cơ thể không khỏe mạnh.
Vết bỏng lâu lành hơn với những người có chế độ sống thiếu khoa học. Ngoài ra sử dụng rượu bia còn được nghiên cứu làm giảm lượng bạch cầu đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình hình thành các mô, tế bào mới.
Do người bệnh nằm 1 chỗ, không vận động
Việc người bệnh nằm im một chỗ ít vận động tưởng chừng không liên quan nhưng lại là có ảnh hưởng trực tiếp khiến cho vết bỏng lâu lành. Giải thích cho vấn đề này các chuyên gia cho biết là bởi cơ thể ít vận động sẽ làm giảm đi lưu thông máu, khí huyết, tăng áp lực lên một vùng da khác trên cơ thể. Khi mà máu không được vận chuyển để nuôi dưỡng tế bào thì chắc chắn vết bỏng sẽ khó lành lại hơn.
Nói như vậy không có nghĩa bạn phải vận động mạnh để vết bỏng mau lành. Điều bạn cần là cố gắng vận động đi lại nhẹ nhàng nếu có thể, tránh nằm im ở cùng 1 tư thế thời gian quá lâu.
Chăm sóc xử lý vết bỏng mau lành
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian điều trị bỏng tại nhà, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Bởi nhu cầu năng lượng cần khi bị bỏng luôn ở mức cao hơn bình thường. Ngoài ra, khi có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ, sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng cao, từ đó giúp cho vết bỏng mau chóng lành lại hơn.
Nhóm chất cần bổ sung khi bị bỏng: Protein, carbohydrate, tinh bột, vitamin và nguyên tố khoáng… Một số thực phẩm cần kiêng: rau muống, thịt bò, lòng trắng trứng, đồ chiên dầu, thức ăn nhanh… Đồng thời bạn cũng cần loại bỏ đi những thói quen sinh hoạt xấu như sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá…
➤ Mời xem chi tiết hơn: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Tránh các tác động xấu
Để tiến trình vết bỏng mau lành hơn, bạn cần hạn chế tối đa những tác động xấu đến vết bỏng. Trong đó có các việc sau:
- Chăm sóc vết bỏng đúng cách dù là vết bỏng nhẹ.
- Cẩn trọng những gì bôi lên vết bỏng, nhất là bỏng có tổn thương phần da bên ngoài, vết bỏng bị vỡ phồng nước…
- Điều chỉnh lối sống khoa học hơn.
- Tuân theo phác đồ điều trị thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và dùng thuốc bừa bãi. Sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ. (đối với bỏng nặng)
- Kiểm soát đường huyết đối với người bị tiểu đường.
- Vận động nhẹ nhàng hoặc đổi tư thế nằm thường xuyên để có lưu thông máu cho cơ thể…
Xử lý vết bỏng đúng cách
Trong các việc cần làm để vết bỏng mau lành lại thì chăm sóc vết bỏng đúng cách là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vết bỏng có sạch mới không có nguy cơ bị nhiễm trùng. Sử dụng bộ đôi sản phẩm Nacurgo là một trong những phương pháp chữa lành vết bỏng nhanh chóng đang được nhiều Y bác sĩ, các chuyên gia khuyên sử dụng:
Rửa sạch da hư tổn tại vết bỏng hở với Nacurgo chai xanh
Để hạn chế nhiễm trùng trên vết bỏng có tổn thương hở, bạn cần một dung dịch chuyên dụng để rửa, sát khuẩn nhẹ nhàng cho vết bỏng hàng ngày để lấy đi bụi bẩn, dịch nhầy và tế bào chết để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. Dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo sẽ giúp bạn hiện thực điều đó.
Dung dịch chăm sóc vết bỏng đáp ứng 5 yếu tố: Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi. Dung dịch được ra đời giúp việc chăm sóc vết thương, vết bỏng hở trở nên đơn giản hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bảo vệ vết bỏng với dung dịch xịt tạo màng sinh học
Sau khi đã làm sạch tổn thương, bạn sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học để hạn chế tiếp vết bỏng tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn bên ngoài. Lớp màng sinh học được tạo ra còn giúp ngăn thấm nước vào vết bỏng.
Tinh chất trà xanh pháp và tinh nghệ dạng siêu phân tử thẩm thấu nhanh chóng vào mô, tế bào thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, đồng thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, tạo điều kiện lý tưởng để vết bỏng mau lành hơn.
Theo nghiên cứu, việc bảo vệ bằng công nghệ màng sinh học sẽ giúp cho vết bỏng lành lại nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần. Nên đây chính xác là phương án làm lành vết bỏng hiệu quả, đơn giản và thật sự tiện lợi mà bạn nên áp dụng.
Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Bước 1: Với dung dịch làm sạch da hư tổn, bạn có thể tưới trực tiếp lên vết bỏng có tổn thương hở để làm sạch đi dịch nhầy, bụi bẩn, tế bào chết. Kết hợp sử dụng bông gòn để lau nhẹ nhàng để lấy đi nhiều dịch nhầy hơn. Nếu bỏng không có tổn thương lớp da ngoài thì không cần sử dụng dung dịch này.
- Bước 2: Sử dụng Nacurgo dạng xịt tạo màng sinh học cũng rất đơn giản. Chỉ cần xịt bao phủ hết tại vùng da bị bỏng sau đó để khô bạn sẽ có 1 lớp bảo vệ từ 3 đến 5 tiếng. Xịt lại 1 lớp mới sau khoảng thời gian này.
Lưu ý: Không tưới, xịt trực tiếp bộ đôi sản phẩm lên vết bỏng vùng mặt để tránh ảnh hưởng đến khu vực chức năng trên mặt. Nên sử dụng bông tiệt trùng thấm và lau nhẹ nhàng lên vùng bỏng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Trên đây là những thông tin Nacurgo gửi đến. Hy vọng nó giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến vết bỏng lâu lành, từ đó có biện pháp xử trí đúng để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/di-chung-cua-bong-nhung-dieu-can-biet/