Bỏng bô xe máy nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Vết bỏng bô bị mưng mủ chính là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng vết thương. Nếu không may bị mưng mủ thì xử lý thế nào? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Khi nào vết bỏng bô bị mưng mủ?
Xe máy là phương tiện giao thông chính tại Việt Nam, vì vậy, tai nạn bỏng bô xe máy là điều khó tránh khỏi. Bỏng bô xe máy tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Thế nhưng, chỉ cần một vài sai sót nhỏ trong quá trình xử lý và chăm sóc vết thương cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường.
Nhiệt độ cao từ ống bô làm da bị bỏng, trầy, loét và mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Vết thương hở vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong cơ thể, gây tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn vết bỏng bô là: Streptococcus (liên cầu khuẩn) và Staphylococcus (tụ cầu khuẩn). Bên cạnh đó, các loài nấm và vi khuẩn khác như: P.aeruginosa, Pseudomonas, Candida albicans,… cũng làm xuất hiện tình trạng này.
Mức độ nhiễm khuẩn sẽ phụ thuộc vào vị trí, cũng như độ sâu của vết bỏng bô. Diện tích càng rộng, vết bỏng càng sâu sẽ gây tổn thương càng lớn tới hệ miễn dịch cơ thể, làm nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng
Đặc điểm của vết bỏng bô bị mưng mủ
Vết bỏng bô lan rộng, sưng to phù nề: Sau bỏng, vết thương được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ sớm được khôi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng vết bỏng sưng to bất thường, ngày một tấy đỏ, lan rộng thì khả năng cao bạn đang bị nhiễm trùng – mưng mủ.
Vết bỏng bô có mưng mủ xanh, vàng, dịch tiết có mùi hôi thối: Mủ là sản phẩm của hệ miễn dịch cơ thể, nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương hở. Dù tiết ra mủ xanh hay mủ vàng đều là những dấu hiệu cho thấy vết thương đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
☛ Thông tin thắc mắc: Vết bỏng có để lại sẹo không?
Vết bỏng bô bị mưng mủ có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp vết bỏng bô sau khi được chăm sóc sẽ khô dần và bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết bỏng của bạn đã xuất hiện mưng mủ, đó là dấu hiệu vết bỏng đã bị nhiễm trùng. Khi đó, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ kịp thời xử lý. Xử lý nhanh và đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng máu, mô viêm, viêm tủy xương,…
Vết bỏng bô mưng mủ nói riêng và các vết thương ngoài da khác nói chung đều là những vấn đề không thể chủ quan vì nguy cơ gây ra biến chứng là rất cao. Chăm sóc vết thương cẩn thận và đến bác sĩ sớm là biện pháp phòng ngừa vô cùng quan trọng cho bạn.
Ngoài ra, khi hệ miễn dịch bị kích thích, cơ thể cũng xuất hiện một số biểu hiện sau:
Vết thương đau nhiều hơn: Đau tại vị trí vết bỏng chảy mủ là điều khó tránh, tuy nhiên, thông thường tình trạng sưng đau chỉ kéo dài khoảng 3 ngày. Nếu triệu chứng trên kéo dài và kèm theo nhiều biểu hiện khác, bạn nên nghĩ tới tình huống mức độ nhiễm trùng đã nghiêm trọng.
Sốt cao toàn thân: Sốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên sau khi vết thương bị nhiễm trùng. Tùy theo tình trạng nhiễm trùng mà sốt nặng hay nhẹ. Vì vậy, khi vết bỏng bị mưng mủ, bệnh nhân thường có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt tăng lên về chiều tối. Trường hợp sốt cao trên 39oC kèm theo co giật, khó thở,… bạn nên đến ngay cơ sở y tế để tránh biến chứng nguy kịch.
Cơ thể mệt mỏi: Nhiễm trùng tại chỗ sau thời gian ngắn sẽ theo đường máu lan ra khắp cơ thể, dẫn đến những dấu hiệu trên toàn thân, điển hình như: cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn,…
Nếu vết bỏng bô có dấu hiệu mưng mủ, bạn hãy tham khảo các cách xử lý dưới đây!
Cách xử lý vết bỏng bô bị mưng mủ
Như đã nói, vết bỏng bô bị mưng mủ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy vết thương đã nhiễm trùng. Vậy nên, khi vết bỏng có mủ xanh, mủ vàng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để có phác đồ điều trị sớm nhất, hợp lý nhất.
Với các trường hợp vết bỏng bô mưng mủ nhẹ, hoặc khi bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà sau thăm khám, Nacurgo xin chia sẻ quy trình chăm sóc vết bỏng có thể thực hiện tại nhà như sau:
Bước 1: Sử dụng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để rửa vết thương
- Trước tiên, bạn cần rửa tay sạch bằng xà phòng.
- Sau đó sử dụng dung dịch Nacurgo để rửa vết thương và gạt bỏ mủ 1 – 2 lần/ngày.
- Sau khi rửa sạch, bạn dùng băng gạc sạch chấm nhẹ nhàng lên vết thương, tránh dùng bông vì có thể để lại sợi bông trên miệng vết thương.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, bạn cần nhẹ tay để tránh tác động vào vết thương gây chảy máu. Khi rửa, đưa nước nhẹ từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài để tránh vi khuẩn, bụi bẩn đi sâu hơn vào vết thương. Bạn cũng không nên sử dụng cồn, nước oxy già để làm sạch vết thương, do tính sát khuẩn quá cao có thể làm chết tế bào lành.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 2: Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh điều trị
Bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh hoặc thuốc uống kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh điều trị bỏng, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng từ bác sĩ.
Bước 3: Sử dụng màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) để tạo lớp bảo vệ tự nhiên khỏi vi khuẩn
Dung dịch xịt Nacurgo tạo ra lớp màng sinh học có tác dụng: chống thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào sâu vết thương. Màng sinh học Polyesteramide không chỉ giúp bảo vệ vết thương, mà còn tạo điều kiện hình thành hệ thống mao mạch và tái tạo tế bào mới.
Bên cạnh đó, Nacurgo bổ sung thêm thành phần tinh chất nghệ Nano curcumin và tinh chất trà xanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Bao gồm giúp tăng khả năng kháng khuẩn, kích thích tăng sinh tế bào mới, giúp vết thương mau lành hơn và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.
Cách sử dụng dung dịch xịt bảo vệ Nacurgo như sau:
- Sau khi làm sạch vết thương, bạn chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo trực tiếp lên miệng vết thương và đợi trong 3 phút để lớp màng phủ kín.
- Lớp màng sinh học tạo ra sẽ tự tan đi sau 4 – 5 tiếng.
- Nếu bề mặt vết bỏng có dịch, bạn chỉ cần dùng gạc sạch thấm dịch, rồi tiếp tục xịt lớp Nacurgo mới như cũ.
Với các vết bỏng bô xe máy, bạn cũng không cần sử dụng thêm băng gạc để bảo vệ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, công nghệ màng sinh học Polyesteramide giúp vết thương mau lành hơn 3 – 5 lần.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng khi vết bỏng bị mưng mủ
Chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lý vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, vừa giúp vết thương mau lành hơn. Khi đang có vết thương mưng mủ, bạn cần kiêng các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đồ nếp,… Bởi nếu tiếp tục kích thích lên hệ miễn dịch, các cơn đau có thể tăng lên và tăng tiết dịch mủ.
Để vết bỏng mưng mủ mau lành hơn, chế độ ăn nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm sau:
- Các thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, trứng, đậu,… giúp đẩy nhanh tốc độ hình thành tế bào mới.
- Các thực phẩm giàu sắt: thịt, rau xanh,… rất tốt cho quá trình tạo máu.
- Thực phẩm giàu Kẽm và Selen: cá, ốc, nghêu, sò, thịt gia cầm,… cho vết thương mau lành và chống nhiễm khuẩn.
- Các loại rau củ quả tươi, giàu vitamin: đu đủ, cam, chanh, táo, nho, cà rốt, rau cải,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
➤ Tham khảo chi tiết trong bài viết: Bị bỏng bô nên ăn gì kiêng gì?
Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, mưng mủ là tình trạng khá phổ biến nhưng không khó để khắc phục. Hy vọng với bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của chính mình!
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1471990/
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/burn-infection