Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là tình trạng bỏng nặng có thể dẫn biến dạng cấu trúc cân, cơ, khớp nếu không được điều trị kịp thời. Phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng bỏng được cho là “chìa khóa” giúp người bệnh tránh được mối đe dọa cho sức khỏe.
☛ Tham khảo trước: Bỏng bô xe máy bị phồng rộp
Mục lục
Bỏng bô xe máy là gì? Phân loại mức độ bỏng
Bỏng bô xe máy là hiện tượng da mất nước, các mô da bị tổn thương do tiếp xúc với ống bô xe máy ở nhiệt độ cao. Bỏng bô xe máy được xếp vào nhóm bỏng do nhiệt nóng khô. Vết bỏng bô xe máy thường có diện tích không quá lớn. Tuy nhiên, nhiệt độ của ống bô cao và thời gian tiếp xúc dài có thể gây ra tổn thương sâu trên da. Vết thương không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng.
Dựa trên tính trạng tổn thương của da mà bỏng bô xe máy được chia làm 3 mức độ bao gồm:
- Bỏng mức độ 1: Da bị tổn thương ở lớp biểu bì gây hiện tượng đỏ, rát và không có phỏng nước. Vết bỏng lành nhanh chóng sau 2 – 3 ngày và không để lại sẹo, thâm trên da. ☛ Tham khảo thêm: 7 cách hỗ trợ chữa bỏng bô xe máy nhẹ
- Bỏng mức độ 2: Da bị tổn thương đến lớp trung bì gây hiện tượng tấy đỏ, đau rát. Bề mặt vết bỏng ẩm, có nốt phỏng nước xuất hiện sau khoảng 12 – 24 tiếng. Khi ấn nhẹ vào da thấy chuyển sang màu trắng. Nếu bị tổn thương dây thần kinh cảm giác, người bệnh có thể cảm thấy không đau tại vết bỏng. Bỏng độ 2 có thể bị nhiễm trùng nếu chăm sóc sai cách và sẽ để lại sẹo sau khi chữa khỏi.
- Bỏng mức độ 3: Toàn bộ cấu trúc da bị tàn phá, tổn thương có thể lan xuống lớp cân, cơ và hệ thần kinh. Bề mặt bỏng có chấm hồng đen, trắng và khô. Bỏng mức độ 3 vẫn để để lại sẹo dù được chăm sóc kỹ lưỡng.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Tổng quan về bỏng bô xe máy!
Vì sao bỏng bô xe máy dễ nhiễm trùng?
Không phải tất cả các vết bỏng đều có thể bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, vết bỏng bô xe máy có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bởi:
- Vết bỏng sâu: Quá trình truyền nhiệt từ ống bô xe sang da diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay cả khi đã tách da ra khỏi ống bô, da vẫn tiếp tục bị tổn thương do nền nhiệt cao. Điều này khiến các vết bỏng do ống bô gây ra thường ăn sâu vào các tổ chức da làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng.
- Ống bô bẩn: Bề mặt ống bô thường bám rất nhiều bụi bẩn, đất cát, vi khuẩn. Những thứ này khi tiếp xúc với tổn thương trên da sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng.
- Sơ cứu sai cách: Rất nhiều người không nắm được cách sơ cứu khi bị bỏng. Điều này có thể khiến mọi người đắp những vật liệu không phù hợp lên vết bỏng làm tăng tình trạng viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng.
- Chủ quan: Do vết bỏng bô thường có diện tích nhỏ nên nhiều người có tâm lý chủ quan không tìm đến sự hỗ trợ y tế. Hệ quả là bệnh nhân dùng thiếu thuốc, sai thuốc, xử lý viêm nhiễm không kịp thời gây nhiễm trùng.
Để hạn chế tình trạng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, bạn cần xác định sơ bộ được mức độ bỏng và tìm đến bác sĩ nếu vết bỏng từ độ 3 trở lên. Tại đây, bác sĩ thăm khám và hướng dẫn bạn phương pháp chăm sóc, điều trị. Qua đó, bệnh nhân hạn chế được tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm tại: Mách cách chữa bỏng bô nhanh, không để sẹo
7 dấu hiệu vết bỏng bô đang bị nhiễm trùng
Với những trường hợp bỏng bô nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú. Trong thời gian này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của vết bỏng. Những trường hợp phát hiện vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là tình trạng bỏng nặng, cần lập tức tìm gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp.
Dưới đây là dấu hiệu cho thấy vết bỏng của bạn có thể đang bị nhiễm trùng:
Sốt
Sốt là dấu hiệu phổ biến xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng. Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể có dấu hiệu nóng sốt, hãy kiểm tra lại tình trạng vết bỏng và đến bệnh viện thăm khám nếu thấy xuất hiện bất thường.
Vết bỏng căng, sưng tấy
Đây là dấu hiệu cho thấy phản ứng viêm xuất hiện. Nguyên nhân gây viêm rất có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Vì vậy, nếu hiện tượng sưng tấy không cải thiện sau 4 – 6 ngày, rất có thể vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Bạn cần chủ động tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Vết bỏng có mùi hôi
Mùi hôi là dấu hiệu của vết thương nhiễm trùng nặng và hoại tử. Trường hợp này không thể khắc phục tại nhà. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện để được lọc bỏ hoại tử và điều trị theo phác đồ mới.
Miệng vết bỏng tiết dịch bất thường
Thông thường, miệng vết thương ướt sẽ tiết dịch có màu vàng nhạt. Nếu bạn thấy vết thương tiết ra nhiều dịch vàng đậm hoặc xanh thì rất có thể nó đang bị nhiễm trùng. Hãy thăm khám chuyên khoa để làm rõ nguyên nhân nhé.
Nổi hạch
Hạch xuất hiện cùng với vết thương tấy đỏ, sưng đau có thể là dấu hiệu của vết bỏng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để vết thương được chăm sóc đúng cách.
Đau nhiều hơn
Thông thường, triệu chứng đau rát tại vết bỏng sẽ giảm sau 2 – 3 ngày khi được chăm sóc và điều trị. Vậy nên, hiện tượng đau tăng thêm có thể là do nhiễm trùng gây ra. Bạn cần quan sát và phát hiện thêm các dấu hiệu khác để có thể điều trị kịp thời.
Vết thương lan rộng, sưng phù nề hoặc mưng mủ
Sau bỏng, vết thương được chăm sóc sẽ khô dần và bắt đầu quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết thương của bạn có tình trạng sưng đỏ, phù nề và liên tục mở rộng kích thước thì rất có thể do sự tác động của vi khuẩn. Bạn cần thăm khám lại để sớm khắc phục tình trạng này.
Mủ là sản phẩm sinh ra do hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở. Vậy nên, khi thấy miệng vết thương có mủ xanh, vàng, bạn cần thông báo cho bác sĩ của mình để được điều chỉnh phác đồ điều trị sớm nhất.
☛ Tham khảo: Bị bỏng bô bôi thuốc gì mau lành ngừa sẹo?
Làm gì khi có dấu hiệu nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy?
Để xử lý được vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, người bệnh phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đầu tiên, bạn cần xác định được tình trạng nhiễm trùng đang ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu không thể xác định được, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên môn. Việc xử lý nhiễm trùng được chia cụ thể thành từng trường hợp.
Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng
Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hoại tử mô gây ra tổn thương sâu tại chỗ. Ngoài ra, nhiễm trùng nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến các di chứng toàn thân như: suy giảm miễn dịch, nhiễm độc bỏng, nhiễm khuẩn huyết, ung thư hóa,…
Vậy nên, những trường hợp nhiễm khuẩn nặng bắt buộc phải được điều trị dưới sự giám sát của các y bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà làm bỏ lỡ cơ hội điều trị và khiến vết thương tiến triển nặng nề hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Hoại tử là gì? Triệu chứng nguyên nhân và giải pháp
Vết bỏng bô bị nhiễm trùng nhẹ
Những vết nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị tại nhà sau thăm khám. Quy trình chăm sóc vết bỏng bô nhiễm khuẩn bao gồm những bước dưới đây:
1. Vệ sinh làm sạch vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)
Bạn nên vệ sinh vết bỏng bằng Nacurgo rửa vết thương từ 1 – 2 lần/ ngày. Thao tác rửa phải nhẹ nhàng để tránh gây đau và chảy máu. Khi rửa, xối nhẹ nước từ trên xuống dưới và hướng từ trong ra ngoài để tránh vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết bị đẩy vào sâu vết thương.
Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Sau khi rửa sạch, bạn dùng gạc sạch chấm nhẹ nhàng lên miệng vết thương để lau khô. Không nên sử dụng bông vì nó có thể để lại sợi bông trên miệng vết thương. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng cồn, oxy già để làm sạch vết thương vì nó có thể làm tổn thương tế bào lành.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?
2. Băng vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Nacurgo màng sinh học là dung dịch xịt tạo màng sinh học có tác dụng chống thấm nước, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Màng sinh học được tạo ra từ Polyesteramide không chỉ giúp che đậy vết thương mà còn tạo điều kiện cho quá trình hình thành hệ thống mao mạch và tái tạo tế bào mới.
Dung dịch Nacurgo bổ sung thêm tinh chất nghệ nano curcumin và tinh chất trà xanh giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, kích thích sự tăng sinh tế bào để tổn thương nhanh lành hơn.
Sau khi làm sạch vết thương, bạn chỉ cần xịt dung dịch trực tiếp lên miệng vết thương và đợi khoảng 2 – 3 phút để lớp màng sinh học được hình thành. Lớp màng này sẽ tự tan đi sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, nếu trên bề mặt vết bỏng có dịch người người bệnh chỉ cần dùng gạc sạch thấm hết dịch sau đó xịt một lớp Nacurgo mới là có thể bảo vệ vết thương an toàn.
Với vết bỏng do bô xe máy gây ra, người bệnh không cần dùng băng gạc để che đậy sau khi sử dụng Nacurgo. Nghiên cứu cho thấy, phương thức bảo vệ vết thương bằng công nghệ màng sinh học Polyesteramide giúp vết thương mau lành hơn 3-5 lần so với phương pháp dùng băng, gạc bình thường.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể:
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa bỏng bô xe máy nhẹ, hiệu quả sau 1 tuần
Làm sao ngăn chặn nhiễm trùng bỏng bô?
Để hạn chế tình trạng vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, bệnh nhân lưu ý những thông tin dưới đây trong quá trình sơ cứu và chăm sóc vết bỏng:
- Không sử dụng đá lạnh để hạ nhiệt: Đá lạnh có nhiệt độ quá thấp gây co mạch máu, co cơ, đông cứng tế bào khiến vết bỏng trở nên dễ bị nhiễm trùng và hoại tử hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng nước sạch trong quá trình sơ cứu vết bỏng cho nạn nhân.
- Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng bô: Kem đánh răng có chứa kẽm có tác dụng sát khuẩn và làm ẩm. Tuy nhiên, trong kem đánh răng còn chứa các chất kiềm nhẹ có thể gây đau rát và khiến vết bỏng tổn thương nặng hơn. Để tránh nhiễm trùng, bạn không nên dùng cách này để sơ cứu hay chăm sóc vết bỏng trong thời gian điều trị.
- Không phá vỡ các nốt phỏng: Trên thực tế, nốt phỏng là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết thương. Vì vậy, bạn không nên chọc vỡ các nốt phỏng gây ra các vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
- Không trị bỏng theo mẹo dân gian: Có rất nhiều mẹo dân gian trị bỏng như: đắp trứng gà, bôi nước tương, bôi nước mắm, đắp hành, đắp cây chuối,… Tuy nhiên, các mẹo dân gian này đều chưa được nghiên cứu chứng minh. Vì vậy, người bệnh không nên áp dụng để tránh gây nhiễm trùng, hoại tử khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
- Không dùng nghệ tươi cho vết bỏng ướt: Nghệ có tác dụng chống viêm và kích thích tái tạo tế bào tránh để lại sẹo, thâm. Tuy nhiên, sử dụng nghệ tươi vào vết thương còn ướt sẽ gây đau, rát và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nếu muốn dùng nghệ tươi, bạn hãy đợi đến khi vết thương khô miệng và bắt đầu kéo da non nhé.
☛ Có thể bạn cần biết: Bị bỏng ăn gì kiêng gì?
Lời kết
Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng không phải là tình trạng hiếm gặp. Đa số các trường hợp nhiễm trùng đều do chăm sóc sai cách và không điều trị đúng hướng dẫn nhân viên y tế. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt nhất cho mình.