Trẻ nhỏ thường rất tò mò và thích khám phá môi trường xung quanh. Đôi khi chính sự tò mò đó lại là nguyên nhân gây tai nạn không đáng có cho trẻ. Một trong số đó là tai nạn bỏng nước sôi. Nghiên cứu cho thấy ở trong độ tuổi từ sơ sinh cho đến 4 tuổi là độ tuổi trẻ dễ gặp bỏng nước sôi nhất. Tổn thương lúc này cũng nặng nề nhất bởi làn da trẻ thường nhạy cảm và mỏng hơn so với da người lớn.
Bỏng nước sôi ở trẻ nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ thể kèm sẹo xấu vĩnh viễn về sau. Vậy làm thế nào để trị bỏng nước sôi cho bé đúng cách. Phụ huynh tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây cùng Nacurgo nhé.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bỏng hơi nước
Mục lục
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị bỏng nước sôi?
Bỏng nước sôi không chỉ gây đau rát cho bé nhà bạn mà còn tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ. Trường hợp bỏng nặng không được xử lý đúng cách còn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng, hoại tử.
Nguy hiểm là vậy nhưng tác nhân gây bỏng nước sôi vẫn tiềm ẩn trong cuộc sống hàng ngày và xảy đến với bé bất cứ lúc nào. Một số vật dụng hàng ngày có thể là nguyên nhân gây bỏng nước sôi cho bé nhiều nhất, đó là:
- Bé hoàn toàn có thể bị bỏng từ một nồi canh đang sôi trên bếp.
- Bỏng do trẻ hiếu động chạy nhảy làm đổ phích nước nóng vào người
- Bỏng do nước nóng từ bồn tắm
- Hay đơn giản là một cốc cà phê nóng đổ vào người hoặc bỏng vùng môi do trẻ tò mò uống.
- Trẻ có thể bị bỏng nước nóng trong quá trình tắm từ vòi hoa sen.
- Bỏng hơi nước từ ấm nước sôi hoặc nồi cơm điện
- Bỏng do cháo nóng đổ vào người….
Có nhiều ý kiến cho rằng nhiệt độ từ nước sinh hoạt không đủ để gây ra bỏng cho trẻ và thường bỏ qua tác nhân này nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Nước sinh hoạt thông thường ở nhiệt độ 70 độ C. Tuy chưa phải nước sôi 100 độ C nhưng nó hoàn toàn vẫn có thể gây tổn thương cho bé. Theo thống kê từ các chuyên gia bỏng:
- Ở nhiệt độ 60 độ C chỉ mất 1 giây tiếp xúc có thể gây ra bỏng cấp độ 3 cho làn da non nớt của bé.
- Ở nhiệt độ 55 độ C thì chỉ số thời gian cần 10 giây để gây bỏng độ 3 cho trẻ.
- Ở nhiệt độ 50 độ C thì thời gian gây bỏng độ 3 sẽ rơi vào khoảng 5 phút. Tuy không gây bỏng cấp độ cao nhưng với trẻ nhỏ từ 0 đến 4 tuổi thì mức nhiệt này có thể gây bỏng độ 1 đến độ 2.
Bỏng nước sôi ở trẻ nguy hiểm hơn bạn nghĩ?
Bỏng nước nóng ở trẻ nhỏ nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đôi khi hậu quả nặng nề lại bắt nguồn từ chính sự chủ quan của người lớn. Thực tế các bác sĩ bệnh viên chuyên khoa bỏng cho biết, hầu hết các trẻ bị bỏng nước sôi khi được đưa đến bệnh viện đều đã có tổn thương nặng nề. Đa phần là do phụ huynh không nhận thức được mức độ nguy hiểm do bỏng nước sôi gây ra, một số khác lại áp dụng chăm sóc bằng những cách dân gian thiếu cơ sở khoa học nên gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương sâu hơn các mô và tế bào tại vị trí vết bỏng.
Sở dĩ bỏng nước sôi ở các bé nguy hiểm hơn bởi lớp da của trẻ có cấu tạo mỏng hơn, sức chịu đựng nhiệt cũng kém hơn nên trước tác động nhiệt nươc sôi có thể gây tổn thương nặng và sâu hơn người lớn là điều dễ hiểu. Quá trình điều trị bỏng ở bé cũng sẽ lâu hơn với người lớn. Các vết dù rất nhỏ nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng mất nước, mất muối, thậm chí là mất huyết tương...Bỏng nước sôi ở các bé không chỉ gây đau đớn, hoảng sợ mà còn có thể gây rối loạn tính cách, tạo tâm lý sợ tiếp xúc sau này…
Bỏng nước sôi thường xảy ra ở diện rộng và dễ tổn thương nặng ở cơ thể trẻ nên khả năng để lại sẹo thâm, sẹo co kéo là rất cao, thậm chí là những thương tật vĩnh viễn. Thật buồn là hiện nay nhiều phụ huynh chưa thực sự nhận thức được điều này nên có xử lý và sơ cứu vết bỏng sai cách. Thậm chí có những phụ huynh còn xát trực tiếp muối, hay bôi nước mắm vào vết bỏng của bé khiến vết bỏng tiến triển theo chiều hướng xấu đi.
Hướng dẫn sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách cho trẻ!
Điều trị bỏng nước sôi cho trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố sơ cứu kịp thời đúng cách là quan trọng nhất. Xử trí sai cách có thể khiến vết bỏng tổn thương sâu vào trong và gây tình trạng bội nhiễm. Dưới đây là cách sơ cứu bỏng nước sôi cho trẻ đúng cách
Tránh xa nguồn nhiệt
Đầu tiên bạn cần cho bé tránh xa nguồn nhiệt càng nhanh càng tốt. Bởi thời gian tiếp xúc với nước sôi càng lâu thì tổn thương cho bé sẽ càng nặng.
Làm mát vùng bị bỏng cho trẻ
Làm mát vết bỏng ngay lập tức bằng cách ngâm vùng bỏng trong nước lạnh khoảng 15 đến 20 phút. Hãy nhớ xả vòi nhẹ nhàng, tránh xả mạnh có thể gây tổn thương thêm vùng da non nớt của trẻ. Nước mát khoảng 16 đến 20 độ sẽ giúp giảm nhiệt tức thì, giảm đau rát, giảm phù nề, nổi bọng nước…Tuyệt đối không sử dụng nước đá trong tủ lạnh để ngâm cho bé.
Loại bỏ quần áo, vật cứng khỏi vị trí bỏng
Thật nhẹ nhàng tháo gỡ vật dụng cứng đeo trên người bé như vòng cổ, vòng tay, giày, dép, quần áo trước khi vết bỏng nước sôi bị phồng rộp.
Quan sát tình hình, đưa trẻ đi viện nếu cần thiết
Quan sát diện tích và mức độ bỏng. Nếu cần thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Bạn tuyệt đối không được quên băng vết bỏng cho bé để hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ bước sơ cứu cho đến khi vết bỏng lành lại.
Nếu bỏng nước sôi mức độ nhẹ bạn có thể điều trị cho bé tại nhà theo tham khảo của bác sĩ. Trong trường hợp điều trị bỏng cho trẻ tại nhà cần an ủi, vỗ về để trẻ không hoảng loạn. Đồng thời cho bé uống nhiều nước và đặt bé nằm tránh khu vực bị bỏng nước sôi…
Nhận diện vết bỏng nước sôi cần cho trẻ nhập viện
Bạn chỉ có thể điều trị bỏng nước sôi cho bé tại nhà khi mức độ bỏng nhẹ, không có tổn thương sâu vào mô tế bào. Những trường hợp còn lại cần tiến hành sơ cứu rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kịp thời xử lý. Một số dấu hiệu để bạn nhận diện vết bỏng cần được nhập viện chăm sóc chuyên sâu:
- Vết bỏng nước sôi diện tích quá rộng, thường sẽ >10% diện tích cơ thể, hoặc vết bỏng với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
- Vết bỏng nằm ở các vùng nhạy cảm, nguy hiểm, khó chăm sóc như mắt, mũi, miệng, cổ, hoặc bộ phận sinh dục của bé.
- Các tình huống uống phải nước sôi cũng cần được đưa bé đến y tế để kiểm tra và điều trị phác đồ riêng cho khu vực nhạy cảm này.
- Vết bỏng không rộng nhưng nếu bé có kèm theo hiện tượng sốt cao, lừ đừ thì cần cho trẻ nhập viện để theo dõi
- Nếu có điều kiện thì nên đến các bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán tình trạng bệnh xem có cần thiết phải nhập viện theo dõi hay không.
Trị bỏng nước sôi tại nhà cho bé
Rửa vết bỏng hàng ngày
Để hiệu quả điều trị là tốt nhất bạn cần duy trì rửa vết bỏng cho bé hàng ngày để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn và khử đi mùi hôi khó chịu. Có thể sử dụng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để rửa an toàn tại vị trí vết bỏng và khu vực xung quanh. Đây cũng là cách để loại bỏ tế bào chết, giữ cho vết bỏng luôn sạch để lành lại nhanh hơn. Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng có khả năng đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố ” NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Tham khảo bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi rửa sạch vết bỏng cho trẻ bạn có thể bôi thuốc vào vết bỏng theo chỉ định hoặc tham khảo từ bác sĩ. Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc dân gian phản khoa học như nước bẹ chuối, nước mắm, rượu… lên vết bỏng bởi nó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Có không ít trường hợp trẻ được đưa đến bệnh viện với tình trạng nhiễm trùng rất nặng, mà nguyên nhân do gia đình được mách là bôi nước mắm vào vết bỏng cho trẻ.
Băng vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Thay vì sử dụng băng gạc thông thường, bạn có thể băng và chăm sóc vết bỏng nước sôi cho bé bằng dung dịch Nacurgo màng sinh học với những ưu điểm vượt trội sau đây:
- Dung dịch dạng xịt tiện lợi, có thể tạo thành lớp màng sinh học như lớp da nhân tạo giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương do bỏng của bé.
- Nếu vết bỏng nước sôi của trẻ có tổn thương hở thì bước xịt vừa giúp bảo vệ vừa tạo sự thông thoáng, máu được lưu thông tốt hơn nên vết bỏng mau lành và hạn chế để lại sẹo thâm.
- Màng sinh học có tác dụng trong khoảng 4 đến 5 giờ và sau đó sẽ tự phân hủy sinh học. Chỉ cần xịt thêm lần nữa bạn sẽ lại có 1 lớp bảo vệ mới mà không cần thao tác thay băng cầu kỳ đôi khi còn gây đau đớn không nhỏ cho các bé.
- Tinh chất nghệ Nano Curcumin giúp kháng viêm, thâm nhập sâu vào bên trong các tế bào giúp làm lành nhanh chóng và hạn chế sẹo thâm. Tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp làm dịu vết bỏng nước sôi cho trẻ, kháng khuẩn hiệu quả ngăn không cho vết bỏng bị nhiễm khuẩn.
- Sử dụng hiệu quả cho các vết bỏng rộng nhất là bỏng nước sôi. Những vết bỏng rộng nếu phải sử dụng băng quấn sẽ gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho bé. Nếu băng chặt khi thay băng có thể dính vào vết thương gây đau và triến triển theo hướng tiêu cực hơn.
Để sử dụng Nacurgo chữa bỏng nước sôi cho trẻ các mẹ có thể sử dụng như sau:
- Đầu tiên mẹ cần làm sạch vùng da bị bỏng bằng nước cất
- Sau đó có thể sát trùng dịu nhẹ vết bỏng bằng nước muối sinh lý ngày 1 lần. Cố gắng thực hiện nhẹ nhàng tránh gây đau đớn cho trẻ.
- Xịt Nacurgo lên vết bỏng nước sôi của bé để che phủ, bảo vệ vết bỏng cho trẻ. Nhất là những vết bỏng nước sôi đã bị vỡ phồng nước. Do Nacurgo cũng có tính sát khuẩn nên khi xịt vào vết bỏng hở sẽ hơi xót. Chính vì vậy các mẹ nên xịt sau khi đã rửa nước muối từ 3 đến 4 tiếng, vết bỏng khô miệng mới xịt Nacurgo để tránh trẻ quấy khóc
- Sau 4 đến 5 tiếng các mẹ xịt thêm một lớp mới bởi khi đó màng sinh học Polyesteramide tạo ra đã tự phân hủy sinh học
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Kết hợp dinh dưỡng vận động để vết bỏng ở trẻ mau lành hơn
Vết bỏng nước sôi của trẻ sẽ lành lại nhanh hơn nếu được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp trong quá trình vết bỏng lành lại.
Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung cho trẻ:
- Đồ ăn giàu Protein như thịt heo, bông cải xanh, bơ chuối… để giúp nâng cao miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
- Thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt chuông, rau củ quả. Vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp các sợi dưới da nhanh hơn, cung cấp 1 lượng collagen để vết bỏng của bé mau lên da non đồng thời cũng chống viêm nhiễm khá tốt.
- Thực phẩm giàu kẽm như tỏi, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả
- Thực phẩm giàu vitamin E sẽ giúp làn da của bé được phục hồi nhanh hơn sau bỏng, thậm chí đây còn là liệu pháp chăm sóc hạn chế vết thâm từ bên trong cơ thể.
Thực phẩm không nên ăn:
- Đồ ăn có tính nóng, cay sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương do bỏng nước sôi gây ra. Nên hạn chế cho bé ăn các món có tiêu, ớt, cà ri…
- Đồ nếp và rau muống: Những thực phẩm này có thể gây đau nhức mưng mủ cho vết bỏng của bé. Rau muống còn làm tăng sinh Collagen nên sử dụng trong quá trình có vết thương có thể gây ra tình trạng sẹo lồi
- Không ăn thực phẩm giàu nitrat bởi nó có thể khiến các mạch máu bị tổn thương khiến vết bỏng chậm lành hơn. Thực phẩm Nacurgo đang nói đến là: Các loại xúc xích, thịt nguôi, thịt chế biến sẵn…
- Một số loại hải sản: Có thể khiến các bé dị ứng, gây ngứa ngáy cơ thể và tại vị trí vết bỏng trẻ rất dễ đưa tay gãi, có thể khiến vết bỏng tổn thương nặng hơn.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Bị bỏng nên ăn gì kiêng gì?
Cách phòng ngừa bỏng nước sôi cho bé
Để phòng ngừa bỏng nước sôi cho bé phụ huynh cần:
- Để xa tầm tay trẻ em với những đồ uống, đồ ăn nóng, không cho trẻ lại gần nhà bếp
- Luôn để ý trẻ nhất là những trẻ nhỏ từ 2 đến 4 tuổi vì độ tuổi này trẻ rất tò mò, hiếu động
- Tuyệt đối không để bé 1 mình ở phòng tắm hoặc 1 mình ở phòng bếp
- Nếu cho trẻ tắm bồn cần xả nước lạnh trước sau đó phân phối dần nước nóng vào và tuyệt dối không làm điều ngược lại.
- Nhiệt độ khuyến kích để tắm cho trẻ là 37 đến 38 độ C vì thế bạn không nên chỉnh nhiệt độ quá mức này có thể gây tổn thương cho bé.
Trên đây là những lời khuyên Nacurgo gửi đến để bạn có thêm giải pháp điều trị bỏng nước sôi cho bé đúng cách. Hãy chia sẻ đến bạn bè người thân để mọi người cùng biết cách sơ cứu và chăm sóc vét bỏng cho bé khi gặp tai nạn bỏng nước sôi nhé.
Tham khảo:
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/burns-and-scalds-children