Bạn bị bỏng lưỡi và đang tìm cách xử lý để hạn chế đau đớn, hệ lụy của nó gây ra? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những mẹo trị bỏng lưỡi tại nhà đơn giản mà không phải ai cũng biết.
Mục lục
Bỏng lưỡi là gì?
Bỏng lưỡi là hiện tượng lưỡi bị đau, rát, khó chịu do tác nhân nhiệt hoặc hóa chất gây ra. Bạn có thể bị bỏng lưỡi khi ăn uống thực phẩm, món ăn quá nóng hoặc có thể bỏng lưỡi do uống nhầm hóa chất hay axit. Tuy nhiên trường hợp uống nhầm hóa chất thường ít gặp hơn rất nhiều mà chủ yếu là bỏng lưỡi do nhiệt khi ăn phải đồ nóng.
Nếu bỏng lưỡi đơn thuần là do nhiệt thì việc điều tri rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng một số mẹo tại nhà là có thể cải thiện dần theo thời gian. Nhưng nếu là bỏng lưỡi do hóa chất, bỏng axit thì bắt buộc bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời sơ cứu và điều trị.
Ngoài tác nhân kể trên thì bạn có thể bị bỏng rộp lưỡi do một số nguyên nhân khác nữa như: Do miệng quá khô, do viêm nhiễm lưỡi, do mắc cài nha khoa, do nhiệt miệng, do phản ứng của một số thuốc huyết áp hay có thể do một số chấn thương khác… Với trường hợp này bạn cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bỏng lưỡi đúng cách nhé.
Dấu hiệu nhận biết từng mức độ của bỏng lưỡi
Bỏng lưỡi gây ra cho ban khá nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể nhận biết tình trạng bỏng lưỡi của mình đang ở mức nghiêm trọng như thế nào thông qua mô tả các cấp độ bỏng sau đây:
- Bỏng lưỡi cấp độ 1: bạn có thể bị đỏ, sưng ở lưỡi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của bỏng lưỡi trong trường hợp này chỉ là lớp ngoài cùng của lưỡi. Bỏng lưỡi cấp 1 sẽ lành lại sau 2 đến 3 ngày vì mức độ tổn thương chưa lớn.
- Bỏng lưỡi cấp 2: Bỏng lưỡi cấp 2 sẽ đau hơn bỏng lưỡi cấp 1. Lúc này không chỉ lớp da lưỡi bên ngoài mà đã xuất hiện tổn thương bên trong các mô lưỡi. Lưỡi có thể bị phồng rộp đỏ và sưng. Thông thường thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt lâu hơn, với lượng nhiệt cao hơn. Bỏng lưỡi cấp 2 sẽ lành lại sau 2 đến 3 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy theo cơ địa và chăm sóc. Trường hợp này bạn cần có trợ giúp từ bác sĩ.
- Bỏng lưỡi cấp độ 3: Bỏng lưỡi cấp 3 ảnh hưởng đến các mô, tế bào sâu nhất của lưỡi. Lưỡi sẽ đổi màu sẫm hơn, thường là màu trắng và đen. Bi bỏng lưỡi cấp 3 bạn sẽ không thấy đau đớn nhiều thậm chí là không đau bởi các dây thần kinh lưỡi đã bị phá hủy và tổn thương. Bỏng lưỡi cấp 3 bạn sẽ không thể ăn uống bình thường qua đường miệng mà có thể phải truyền dưỡng chất qua dẫn truyền.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: [TỔNG QUAN] Bỏng – và xử lý chuyên khoa!
Biến chứng có thể xảy ra khi bị bỏng lưỡi
Với bỏng lưỡi cấp 1 là mức độ bỏng nhẹ nên mức độ ảnh hưởng là bữa ăn hàng ngày. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và không ăn uống ngon miệng được như bình thường. Nhất là những đồ chiên giòn, cứng hoặc những đồ cay nóng.
Nhưng với bỏng cấp độ 2 trở nên nếu không được chữa trị đúng cách bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng gây hoại tử lưỡi nguy hiểm. Bỏng lưỡi từ cấp độ 2 trở đi bạn cần thăm khám và nhận điều trị kết hợp thuốc kháng sinh với phác đồ điều trị của bác sĩ.
Ngoài ra khi bỏng lưỡi chưa quá nặng nề nó có thể gây ra một số biến chứng như mất khứu giác, mất cảm giác tại chỗ bỏng, mất vị giác. Một số trường hợp bỏng lưỡi còn gây ảnh hưởng đến giọng nói và phát âm của người bệnh. Nhưng bạn yên tâm biến chứng này sẽ dần cải thiện sau khi vết bỏng lưỡi của bạn được điều trị khỏi hoàn toàn.
Cách trị bỏng lưỡi tại nhà dành riêng cho bạn
Trong nôi dung bài viết Nacurgo sẽ chỉ gửi đến bạn những cách trị bỏng lưỡi do nhiệt phổ biến từ ăn uống, mức độ bỏng nhẹ. Bởi chỉ có những trường hợp này bạn mới có thể tự sơ cứu và thực hiện tại nhà. Còn những nguyên nhân gây bỏng lưỡi khác mức độ nặng nề hơn, bạn phải đến các trung tâm y tế gần nhất, tuyệt đối không tự ý bôi, ăn bất kỳ thứ gì lên lưỡi vì nó có thể khiến lưỡi bạn bị nhiễm trùng hoại tử.
Vậy đó là gì? Cùng Nacurgo giải mã qua những thông tin dưới đây:
Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Bạn cần ngay lập tức nhè phần đồ ăn nóng vừa cho vào miệng bằng mọi cách. Vì loại bỏ nguồn nhiệt càng nhanh sẽ càng giúp vết bỏng lưỡi hạn chế tổn thương sâu không mong muốn. Ngoài ra khi bạn nhổ đồ ăn ra ngoài sẽ giúp bạn tránh được cả nguy cơ bị bỏng cổ họng và thực quản nếu chẳng may nuốt vào. Lúc này vết bỏng không đơn giản là ở lưỡi nữa nên việc xử lý sẽ trở nên khó khăn hơn.
Súc miệng bằng nước mát hoặc nước muối sinh lý
Cách này có tác dụng làm mát vết bỏng ở lưỡi. Đồng thời nếu là những đồ ăn chứa dầu thì nó còn giúp trung hòa phần nào dầu từ thức ăn, loại bỏ phần nào vi khuẩn trong khoang miệng giúp hạn chế nó sinh sôi và xâm nhập vào vết bỏng. Đây cũng là cách nhiều người thực hiện để làm dịu tức thời những đau rát ở lưỡi và hạn chế vết bỏng tổn thương sâu, nặng nề hơn.
Nếu không có nước muối sinh lý bạn có thể dùng muối tinh khiết và pha cùng nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1 cốc nước 300ml với 3 gam muối. Có thể súc miệng 2 đến 3 lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đặt một viên đá lên lưỡi
Chờm đá lạnh là cách nhiều người lựa chọn sử dụng để trị vết bỏng ở lưỡi. Phương pháp này giúp cho vết bỏng rát được làm dịu mát tức thời . Tuy nhiên bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này trong thời gian ngắn, hãy nhớ làm ướt đá viên trước khi đưa lên lưỡi. Vì đá khi lấy từ tủ lạnh sẽ ở trạng thái háo nước, khi tiếp xúc luôn với lưỡi nó sẽ gây hiện tượng dính vào lưỡi rất khó lấy ra, thậm chí có những trường hợp còn khiến vết bỏng lưỡi nặng nề hơn.
Tuy không nên ngậm trong thời gian lâu nhưng cách này bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày để giảm những cơn đau do bỏng gây ra. Với những người đang bị viêm họng thì cách này cũng cần hạn chế vì hơi lạnh của đá sẽ khiến viêm họng trầm trọng hơn.
Sử dụng sữa chua
Sữa chua mang nhiều lợi khuẩn probiotics có lợi cho khoang miệng. Nên khi bị bỏng ăn sữa chua sẽ giúp trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế nhiễm trùng vết bỏng lưỡi hiệu quả. Đồng thời sữa chua còn được nghiên cứu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả cho vết bỏng lưỡi. Sử dụng sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn vì các chủng men sẽ không bị biến chất, lên men quá mức khi để ở ngăn mát tủ lạnh đồng thời sử dụng sữa chua mát còn giúp xoa dịu cơn đau rát tại vết bỏng lưỡi rất tốt đấy.
Bạn có thể ăn sữa chua nhiều lần 1 ngày để tăng hiệu quả chăm sóc vết bỏng lưỡi. Tuy nhiên cách ăn có khác 1 chút so với phương pháp thông thường đó là:
- Ăn sữa chua từng thìa, ngậm vài giây ở vị trí bỏng lưỡi trước khi nuốt
- Có thể lựa chọn loại sữa chua không đường hoặc có đường tùy ý. Nhưng nếu ăn số lượng lớn trong ngày thì Nacurgo khuyên bạn nên ăn loại không đường vì tiêu thụ quá nhiều đường 1 ngày không phải là điều tốt.
Trị bỏng lưỡi bằng mật ong
Mật ong đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp xoa dịu cảm giác đau rát khi bị bỏng lưỡi. Sau khi loại bỏ đồ ăn gây bỏng, súc miệng bằng nước muối bạn có thể sử dụng 1 thìa mật ong là đủ để chăm sóc cho vết bỏng lưỡi của mình.
Mật ong sau khi đưa vào miệng ngậm trên lưỡi khoảng từ 3 đến 5 phút trước khi nuốt. Mật ong để trong tủ lạnh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên cách này bạn không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó không tốt cho hệ tiêu hóa của bé, thậm chí còn gây ngộ độc đối với trẻ sơ sinh.
Chữa bỏng lưỡi bằng nha đam
Lô hội (nha đam) là nguyên liệu được ứng dụng để điều trị bỏng phổ biến hiện nay và cũng không ngoại trừ bỏng lưỡi. Nha đam vừa giúp làm dịu đi cảm giác bỏng rát trên lưỡi vừa chăm sóc vùng lưỡi để nó mau chóng lành lại.
Sử dụng một chút gel lô hội tươi bôi lên vết bỏng. Bạn tuyệt đối không bôi các loại kem, gel lô hội dạng thuốc mà chỉ sử dụng chế phẩm lô hội tươi. Khi sử dụng bạn nên chuẩn bị trước tinh thần là gel nha đam khi ăn trực tiếp sẽ có mùi vị rất khó chịu nên sau đó bạn có thể nhổ ra. Một cách sử dụng khác là để gel lô hội trong khay đá tủ lạnh sau đó bạn sẽ có một viên đá 100% từ lô hội để chườm lên vết bỏng lưỡi của mình rồi đấy
Bổ sung vitamin E vào cơ thể
Vitamin E được biết đến với công dụng tái tạo làn da, giúp vết thương kháng khuẩn và mau lành lại hơn. Chính vì thế khi sử dụng cho vết bỏng lưỡi nó sẽ giúp tái tạo các mô lưỡi bị tổn thương, giúp bỏng lưỡi lành lại nhanh chóng. Bạn có thể bổ sung vitamin E 1 lượng vừa đủ vào cơ thể hoặc có thể bôi trực tiếp dầu vitamin E lên vết bỏng.
Tránh ăn đồ ăn chua, cay, nóng, các đồ ăn cứng
Khi vùng lưỡi chưa lành, bạn cố gắng tránh xa những đồ ăn có tính axit cao như cam quýt, giấm, cà chua, hay những thực phẩm cay nóng từ ớt. Vì nó có thể khiến vết bỏng lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn. Axit trong trái cây họ cam chanh sẽ làm tổn thương thêm và làm chậm quá trình lành lại của bổng môi. Dầu trong ớt có thể khiến bạn có nguy cơ bị bỏng ớt.
Ngoài ra bạn cũng nên kiêng những thực phẩm cứng, chiên giòn vì khi ăn nó có thể đâm vào vết bỏng lưỡi gây tổn thương nặng nề hơn.
Cố gắng thở bằng miệng
Liệu pháp này được các bác sĩ khuyên nên thực hiện trong quá trình trị bỏng lưỡi vì nó giúp làm mát khoang miệng, xoa dịu vết bỏng, có thể làm khô vết bỏng nhanh hơn. Đồng thời cách này còn giúp giảm nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng nữa.
Nhai kẹo cao su bạc hà
Cách trị bỏng lưỡi tiếp theo đó là nhai kẹo cao su chứa tinh chất bạc hà, giúp làm mát vết bỏng lưỡi tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra cách này còn giúp tiết nhiều nước bọt cho khoang miệng sạch sẽ hơn, hạn chế nhiễm trùng vết bỏng.
Những lưu ý khi bị bỏng lưỡi
- Không nên trị bỏng lưỡi tại nhà bằng cách bôi các loại thuốc trị bỏng trực tiếp vào lưỡi bởi hầu hết các loại thuốc trị bỏng trên thị trường đều không dành để bôi trong khoang miệng. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
- Nếu bỏng lưỡi do ăn uống nhầm hóa chất, súc miệng bằng nước để pha loãng nồng độ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
- Tuyệt đối không nên xử lý các vết bỏng lưỡi nghiêm trọng tại nhà.
- Nếu lưỡi tự nhiên bị bỏng không rõ nguyên nhân, không phải do nhiệt thì có thể là hội chứng miệng bỏng rát. Lúc này cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thăm khám và xử lý.
Bạn đã biết cách điều trị bỏng môi ngay tại nhà từ những thông tin bên trên không. Cảm ơn bạn đã cùng Nacurgo đi hết bài viết này. Chúc vết bỏng ở lưỡi của bạn mau chóng lành lại!
>>>Có thể bạn quan tâm: Bị bỏng ở môi chữa trị thế nào để không có sẹo?