Các vết trầy xước da đã không còn xa lạ trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nó có thể xảy ra khi bạn ngã, trượt hoặc cọ mạnh vào bề mặt thô cứng khiến da bị sượt qua hoặc bị rách. Để tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý vết trầy xước đúng đắn, bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Tình trạng trầy xước da là gì ?
Da được cấu tạo bởi lớp bên ngoài (lớp biểu bì) để bảo vệ và lớp sâu bên trong (lớp hạ bì), mang lại sự săn chắc và linh hoạt cho da. Khi có vật sắc nhọn hoặc do ma sát từ các tác nhân bên ngoài làm xước, tổn thương làm mất đi các lớp da này. Tình trạng trầy xước chủ yếu là do da ma sát với bề mặt thô ráp, làm mất đi các lớp da bề ngoài.
Các vết trầy xước ở mức độ nhẹ thường có thể dễ dàng điều trị, nhưng nếu là vết trầy xước lớn, gây đau đớn hoặc nhiễm trùng có thể cần được chăm sóc y tế và có thể để lại sẹo. Các vị trí thường gặp của chấn thương do trầy xước bao gồm đầu gối, khuỷu tay và lòng bàn tay.
Nguyên nhân bị trầy xước da do đâu?
Trầy da thường liên quan đến chấn thương thể chất, xảy ra do ngã hoặc do ma sát giữa da với các bề mặt cứng và không bằng phẳng, cũng như tác động của đồ vật sắc tạo thành vết rách trên da. Bề mặt càng thô ráp và da tiếp xúc với lực càng nhiều thì tổn thương càng sâu và nặng hơn. Bề mặt càng nhẵn và lực tác động càng ít thì chấn thương mài mòn càng nhẹ.
Khi không được bảo vệ, đầu gối trần, ống chân, bàn tay, khuỷu tay và mắt cá chân dễ bị trầy xước nhất vì chúng được bao phủ bởi một lớp da mỏng và mềm hơn, ít đệm hơn so với một số bộ phận cơ thể khác. Bụng, mông và đùi có nhiều đệm hơn và da dày hơn và ít bị chấn thương do trầy xước.
Biểu hiện và mức độ trầy xước da
Vết trầy có thể khác nhau về kích thước và mức độ nghiêm trọng, tùy thuộc vào lực ma sát và diện tích bề mặt cơ thể tiếp xúc mà có các biểu hiện tương ứng với từng mức độ khác nhau.
Vết trầy da được chia thành 3 mức độ:
Trầy xước cấp độ 1: Một vết thương nhẹ, trong đó chỉ có lớp biểu bì bị tổn thương, vết thương thường không chảy máu. Với vết thương này, quan trọng nhất là làm sạch để loại bỏ bụi bẩn dính trên da.
Trầy xước cấp độ 2: Mức độ thứ hai nghiêm trọng hơn một chút. Trong loại chấn thương này, cả lớp ngoài và lớp da thứ hai đều bị tổn thương và chảy máu nhẹ.
Trầy xước cấp độ 3: Trầy xước cấp độ ba là nghiêm trọng nhất. Lúc này, lớp da sâu hơn bị tổn thương gây nên cảm giác cực kỳ đau đớn do lúc này các đầu dây thần kinh bị lộ ra ngoài và dễ bị tác động. Vết trầy dễ bị nhiễm trùng hơn nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách và để lại sẹo ngay cả khi vết thương đã lành.
Khi nào trầy xước da cần gặp bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp, vết thương do trầy xước cấp độ 1 và 2 không cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Tuy nhiên đối với trầy xước độ 3 cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi vết thương rất sâu và kèm theo chảy máu nghiêm trọng không cầm được.
Ngoài ra, bạn nên đến khám và gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Vết trầy xước nằm gần mắt, hoặc có kích thước lớn trên khuôn mặt của bạn.
- Vết cắt sâu, lớp mỡ hoặc cơ bên dưới có thể được nhìn thấy qua vết cắt.
- Vết thương có dấu hiệu lan rộng ra, bề mặt sần sùi.
- Cảm thấy chóng mặt hoặc không có cảm giác ở khu vực da bị tổn thương.
- Tổn thương do trầy xước có diện tích lớn trên cơ thể.
- Vết thương do một vật bị gỉ hoặc bẩn gây ra.
- Bạn không thể tự làm sạch vết thương hoàn toàn và có thể nhìn thấy bụi bẩn hoặc vật thể lạ mắc kẹt trong vết thương.
Hoặc khi vết trầy xước hoặc khu vực xung quanh sưng tẩy hoặc nóng đỏ thì có thể đã bị nhiễm trùng. Lúc này cũng cần đến khám ở các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân nhiễm trùng và được chỉ định điều trị dùng thuốc thích hợp.
Bị trầy xước da nên làm gì ngay?
Việc xử lý vết thương trầy xước cần được thực hiện nhanh chóng để tránh tình trạng vết thương nặng thêm.
Bước 1: Cầm máu
Vết trầy xước có thể do các vật sắc nhọn, chẳng hạn như dao hoặc mảnh thủy tinh, cứa vào da gây ra gây nên chảy máu. Bước đầu tiên khi xử lý là cầm máu.
Rửa sạch tay hoặc có thể sử dụng găng tay cao su để ngăn ngừa vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương. Sử dụng miếng gạc vô trùng, tấm vải sạch hoặc thậm chí bằng chính tay của bạn áp vào vùng bị thương để cầm máu. Nâng cao vết thương cao hơn tim cũng có thể giúp cầm máu.
Bước 2: Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Sau khi vết thương đã được cầm máu, bước tiếp theo là bạn cần làm sạch. Do mất lớp biểu bì, lớp bảo vệ ngoài cùng của cơ thể, bị trầy xước nên đặc biệt dễ bị nhiễm vi khuẩn. Việc lựa chọn một dung dịch sát khuẩn phù hợp để làm sạch vết thương là điều cực kỳ quan trọng. Các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát trùng vết thương như không làm tổn thương mô vết thương, không gây độc cho cơ thể, tiêu diệt được vi khuẩn, có khả năng thấm sâu vào các tổ chức.
Hiện nay, dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) đã xuất hiện trên thị trường mang đến tác dụng làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng, đáp ứng đủ 5 tiêu chí “KHỬ KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” giúp cho quá trình xử lý vết thương trầy xước da trở nên an toàn hiệu quả hơn bao giờ hết.
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo có thành phần đặc biệt là dung dịch nước điện hóa chứa các ion và các chất oxy hóa như HCLO, HO*, CLO- có khả năng xuyên bào và ức chế các thành phần protein, lipid, nucleic acid của vi khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức. Đặc biệt là khả năng phân hủy biofilms – là lớp màng sinh học do các vi sinh vật (vi khuẩn, virus,..) tạo thành làm khô thoáng bề mặt vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Nacurgo:
- Tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết trầy xước để rửa trôi bụi bẩn, tế bào chết tại vùng da tổn thương.
- Có thể kết hợp với băng gạc sạch giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Không sử dụng trực tiếp với các vết thương trên mặt.
Bước 3: Băng bó vết trầy xước bằng màng sinh học Nacurgo
Băng bó sau khi vết thương đã được làm sạch bằng băng vô trùng thích hợp giúp vết thương không bị khô, tạo môi trường ẩm có lợi cho việc hồi phục. Tuy nhiên, băng gạc cũng mang đến một số bất tiện nếu trường hợp các vết trầy xước ở khuỷu tay, đầu gối khu vực vận động nhiều, băng gạc không cố định hoặc cảm giác bí bách khiến vết thương lâu hồi phục.
Một sản phẩm hiện nay được sử dụng rộng rãi thay thế cho băng gạc y tế trong việc bảo vệ vết thương là sản phẩm dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng). Màng sinh học có khả năng tự phân hủy đóng vai trò như lớp hàng rào bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn chặn thấm nước và giúp vết thương không bị khô, tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
Dung dịch được thiết kế chai xịt tiện lợi cho người sử dụng. Thay vì mất nhiều thời gian để làm sạch, thay băng gạc mới, bạn chỉ cần mất vài giây đến 1 phút để xịt lớp băng mới lên một cách dễ dàng. Ngoài ra vết thương được thông thoáng, không có cảm giác bí bách khó chịu nên mau lành hơn, phù hợp đối với cả vết thương có diện tích lớn.
Cách sử dụng dung dịch băng vết thương Nacurgo:
Sau khi đã vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, bạn xịt dung dịch Nacurgo trực tiếp lên da, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo một lớp màng mỏng trong suốt bao phủ lên vết trầy xước. Do có khả năng tự phân hủy nên bạn chỉ cần xịt lại một lớp màng tương tự đè lên lớp màng cũ sau khoảng 4 – 5 giờ giúp tiết kiệm thời gian và không gây đau đớn do cọ xát cho người sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Những điều tuyệt đối không nên làm khi bị trầy xước da!
Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn mạnh
Với những vết thương hở như vết trầy xước da, tuyệt đối không sử dụng các dung dịch có tính sát khuẩn quá mạnh. Khi trầy da, lớp da bảo vệ phía ngoài bị mất đi, khi đó phần da sâu bên trong nhạy cảm rất dễ bị kích ứng với các dung dịch sát khuẩn mạnh như cồn hay nước oxy già. Ngoài ra chúng còn làm ảnh hưởng đến mô, tổn thương nguyên bào làm chậm quá trình tái tạo và hồi phục của vết thương.
☛ Tham khảo thêm: Cách rửa vết thương trầy xước da!
Cạy vảy vết thương trầy xước
Các vết cắt và vết xước nhỏ sẽ hình thành vảy trong vòng vài ngày. Lớp vảy giúp bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi trùng trong khi da non mới mọc lên. Khi vảy đã hình thành, bạn có thể không cần dùng băng nữa. Mặc dù vết thương đang lành hoặc vảy sẽ bị ngứa, nhưng hãy đảm bảo trẻ không gãi hoặc lấy chúng. Vảy sẽ tự bong ra mà không cần bạn trợ giúp, để lộ lớp da mới, khỏe mạnh bên dưới.
Đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc lên vết thương
Việc tự ý dùng lá cây để đắp lên vết thương có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả khó lường cho người bệnh. Khi đắp thuốc bằng các lá không rõ nguồn gốc hay bôi dầu nóng, rượu thuốc sẽ làm tăng nhiệt độ vùng da tổn thương, khiến máu mạnh hơn, dẫn tới nguy cơ teo cứng khớp, viêm khớp, tạo nên vùng áp xe gây hoại tử, nặng hơn là suy đa tạng, thậm chí là tử vong.
Trong các trường hợp nhẹ được nhập viện sớm, các bác sĩ có thể xử lý bảo toàn được các chi cho bệnh nhân, trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử.
Hướng dẫn chăm sóc vết trầy xước da nhanh lành, hạn chế sẹo!
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tránh để vùng da bị trầy tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì gây tình trạng tăng sắc tố da khiến vùng da này trở nên đậm màu hơn. Mỗi khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên mặc quần áo dài tay để giúp che chắn vùng da tổn thương. Nếu vết thương có diện tích lớn, bạn có thể bôi kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn khi vết thương đã khô miệng.
Chế độ dinh dưỡng khi bị trầy xước da
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục vết thương ngoài da nói chung và trầy xước da nói riêng. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết trầy da nhanh lành, hạn chế sẹo. Bên cạnh đó, một số thực phẩm có thể gây kích ứng da, mưng mủ vết thương, khiến vết trầy lâu lành. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị trầy xước da.
Những thực phẩm nên ăn giúp nhanh lành vết thương:
✔️ Thực phẩm chứa protein: Bổ sung protein giúp cơ thể khỏe mạnh tái tạo tế bào và nuôi dưỡng mạch máu tăng khả năng làm lành vết thương ngoài da tốt. Bạn có thể bổ sung cá, sữa, các loại đậu,… vào thực đơn hàng ngày.
✔️ Bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin nhóm B và C: Vitamin B tốt cho việc hình thành và nuôi dưỡng mô mới. Vitamin C giúp chống nhiễm trùng, mưng mủ, tăng khả năng đề kháng. Có nhiều loại giàu vitamin B và C như: cam, bưởi, quýt, thanh long, đu đủ….
✔️ Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương hiệu quả, có thể kể đến như bông cải xanh, rau ngót, rau cải,…
✔️ Thực phẩm có sắt, kẽm, Axit Folic, Vitamin B12: Có công dụng bổ máu, cung cấp oxy và các chất đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương.
✔️ Uống nhiều nước và sữa: Có tác dụng tăng cường độ ẩm, thanh lọc cơ thể giúp vết thương nhanh chóng lành và ngăn ngừa hình thành sắc tố, gây thâm sẹo.
Những loại thực phẩm nên kiêng:
❌ Rau muống: Ăn rau muống dễ sinh ra sẹo lồi, vết thương trầy xước dù nhẹ vẫn không nên ăn rau muống.
❌ Đồ nếp: Không nên ăn các món ăn được làm từ nếp như xôi, bánh chưng… Vì chúng rất dễ mưng mủ, viêm nhiễm.
❌ Thịt gà: Ăn thịt gà khiến người bị vết thương ngoài da bị ngứa, dễ gây lở loét, khó lành lặn.
❌ Trứng: Trứng có thể khiến da không đều màu và bị loang lổ xung quanh vết sẹo sau khi lành.
❌ Hải sản, đồ tanh: Là những chất rất dễ gây ngứa ngáy, kích ứng khó chịu, khiến cho vết thương lâu lành và dễ hình thành sẹo hơn.
❌ Thịt bò: Mặc dù trong thịt bò có rất nhiều protein cần thiết tuy nhiên khi ăn thịt bò lại dễ để lại sẹo thâm ở vết thương sau khi hồi phục.
☛ Chi tiết hơn trong nội dung: Trầy xước da nên ăn gì kiêng gì?
Chăm sóc vết trầy xước hàng ngày với bộ đôi dung dịch Nacurgo
Sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) và dung dịch băng vết thương Nacurgo (chai vàng) không những hiệu quả trong quá trình sơ cứu vết thương mà còn mang đến hiệu quả trong việc chăm sóc vết trầy xước da nhanh lành, không để lại sẹo.
Ngoài công dụng bảo vệ vết trầy xước khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo với tinh chất Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia sinensis mang đến các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn dịu nhẹ, tiêu diệt gốc tự do hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, đẩy nhanh quá trình hồi phục và hạn chế để lại sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Từ những kiến thức trên đây, mong rằng bạn đã hiểu kĩ hơn về tình trạng trầy xước da cũng như cách chăm sóc vết trầy xước nhanh lành. Nếu còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào về tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí 1800 6626!
Tài liệu tham khảo:
- http://symptomscausestreatment.com/abrasion-symptoms-causes-treatment.html
- https://www.verywellfit.com/skin-abrasions-and-road-rash-treatment-3119252
- https://www.healthline.com/health/abrasion