Tất các các vết thương hở đều có nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn đang gặp nhiễm trùng vết thương kèm theo nhiều dịch mủ thì đừng bỏ qua bài viết này. Nacurgo sẽ gửi đến cách rửa vết thương nhiễm trùng có mủ đúng cách và chăm sóc để vết thương mau chóng lành lại.
Mục lục
Mức độ nguy hiểm khi vết thương bị nhiễm trùng, có mủ
Nhiễm trùng vết thương có mủ là biểu hiện tổn thương đang ở trạng thái cấp tính. Triệu chứng có thể bao gồm sưng tấy đỏ, vết thương có mủ hoặc chảy dịch mủ, cảm giác đau tức vết thương tăng dần, sốt, nôn mửa…Nếu không phát hiện và kịp thời xử lý nó sẽ gây ra hậu quả khó lường. Một số nguy hiểm do vết thương nhiễm trùng, có mủ gây ra
- Vết thương chậm lành hơn, thậm chí nếu để tiến triển thành hoại tử thì vết thương còn có thể không phục hồi
- Nguy cơ để lại sẹo: Tùy vào mức độ tổn thương, tình trạng nhiễm trùng mà vết thương sau khi lành lại sẽ để lại sẹo xấu xí.
- Vết thương bị hoại tử, ăn sâu, lan rộng làm tổn thương tế bào khỏe mạnh xung quanh. Điển hình của biến chứng này là hoại tử da và áp xe, khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và khó điều trị hơn. Ở những vị trí đặc biệt như chân tay có thể phải cắt cụt chi.
- Gây nhiễm khuẩn huyết: Đây là trạng thái nhiễm khuẩn rất nặng, tỉ lệ tử vong là rất cao. Nếu may mắn sống sót thì tỉ lệ tử vong của bệnh sau 1 năm cũng là 26%. Nghĩa là nếu chẳng may bị nhiễm trùng huyết thì người bệnh cũng phải chịu đựng những di chứng nặng nề về cả thực thể và nhận thức, tinh thần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm như thế nào?
Tại sao cần rửa vết thương nhiễm trùng, có mủ?
Rửa vết thương nhiễm trùng là bước quan trọng, bắt buộc cần thực hiện dù chăm sóc là tại nhà hay tại bệnh viện. Việc này giúp giảm thiểu mức độ nguy hiểm, di chứng trên vết thương. Đồng thời thúc đẩy vết thương lành lại nhanh chóng.
Việc rửa vết thương nhiễm trùng cần được thực hiện hàng ngày mục đích:
- Kiểm soát nồng độ vi khuẩn tại vết thương và xung quanh luôn ở mức thấp nhất.
- Ngăn ngừa sự xâm nhập từ vi khuẩn ngoài môi trường.
- Loại bỏ, rửa đi dịch mủ từ vết thương, là bước cấp ẩm hàng ngày để vết thương mau lành lại
- Loại bỏ tế bào chết cũng là cách loại bỏ vi khuẩn ta khỏi vị trí vết thương nhiễm trùng.
Bước rửa vết thương nhiễm trùng cần được thực hiện đúng cách, không nên rửa bằng các phương pháp dân gian thiếu cơ sở khoa học bởi nó có thể khiến vết thương tiến triển xấu đi.
Rửa và bảo vệ vết thương có mủ với bộ đôi Nacurgo
Bạn không nên tự ý chăm sóc vết thương nhiễm trùng khi chưa được thăm khám và xử lý y tế. Tuy nhiên trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của y tế, bạn cần nắm được các bước rửa vết thương có mủ, vết thương nhiễm trùng tại nhà.
Đây là một bước cần thiết cần thực hiện trước khi đến bệnh viện và cũng là bước rửa duy trì sau khi được chăm sóc và xử lý từ bác sĩ. Dưới đây là cách rửa vết thương nhiễm trùng và sau nhiễm trùng tại nhà bạn cần nắm được:
Bước 1: Rửa sạch vùng da hư tổn bằng Nacurgo chai xanh
Trước khi tiến hành rửa, sát khuẩn vết thương, cần rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời sát trùng dụng cụ y tế bằng cồn iod để ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo vào vết thương.
Bước rửa vết thương có mủ, nhiễm trùng cần được thực hiện đúng kỹ thuật và sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Trong bước rửa việc lựa chọn sai dung dịch rửa cũng có thể khiến cho vết thương chuyển biến xấu đi hoặc chậm lành lại.
☛ Xem chi tiết: Tiêu chí lựa chọn dung dịch sát trùng vết thương tốt nhất
Dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là một trong những dung dịch chuyên dụng giúp rửa sạch vết thương, loại bỏ ổ vi khuẩn tại vết thương nhiễm trùng, giúp vết thương luôn sạch sẽ, từ đó thúc đẩy quá trình lành lại nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo đáp ứng các tiêu chí: “Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”
Cách rửa vết thương có mủ, nhiễm trùng như sau:
- Tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương (trừ vết thương trên mặt).
- Rửa vết thương theo một đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài.
- Tiếp tục sử dụng gạc đã tiệt trùng thấm phần dung dịch Nacurgo lau theo hướng xoay tròn từ trung tâm ra ngoài. Miếng gạc sử dụng cần đảm bảo đủ mềm để không gây hại cho vùng vết thương. Có thể thay nhiều miếng gạc rửa để kết quả làm sạch tốt hơn.
- Bạn rửa vết thương cho đến khi quan sát nó hết dịch và tế bào chết là được.
Sử dụng dung dịch rửa vết thương 1 lần/ ngày. Ngưng sử dụng và chuyển qua nước muối sinh lý khi vết thương đã lên da non.
Có thể mua sản phẩm tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “TẠI ĐÂY” hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.
Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Đối với vết thương nhiễm trùng nặng nề, bạn cần kết hợp thuốc bôi, thuốc uống để gia tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được đánh giá từ kết quả thăm khám của người bệnh tại bệnh viện.
Bước 2: Bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Vết thương nhiễm trùng dù đã được rửa sạch sẽ, bôi thuốc (nếu cần) nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát nếu bỏ qua bước bảo vệ vết thương. Sử dụng màng sinh học Nacurgo giúp ngăn chặn tiếp xúc vết thương với môi trường ngoài.
Lớp màng sinh học Polyesteramide được tạo thành sau khi xịt bao phủ lên vết thương khoảng 3 đến 5 phút. Nó giúp ngăn chặn thấm nước, đồng thời giúp kích thích tái tạo mô, mạch máu, tế bào, từ đó rút ngắn được thời gian chữa lành vết thương.
Có thể mua sản phẩm tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “TẠI ĐÂY” hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.
Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Một số lưu ý khi rửa vết thương có mủ, nhiễm trùng
- Không rửa bằng oxy già gây chết tế bào mới sinh ra.
- Không rửa bằng cồn iod gây xót cho vết thương.
- Sau bước rửa vết thương nhiễm trùng, có thể nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng uốn ván nếu vết thương nhiễm trùng bị ăn sâu vào trong.
- Với vết thương nhiễm trùng nặng, bạn chỉ nên rửa tại nhà sau đó cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất đề xử lý và chăm sóc. Tuyệt đối không tự ý bôi hay đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Uống nhiều nước để thải độc, chú ý chế độ dinh dưỡng kết hợp vận động nhẹ nhàng để vết thương mau lành hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết Nacurgo gửi đến bạn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn liên hệ theo số hotline miễn cước: 1800 6626 để nhận thêm tư vấn từ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Cảm ơn bạn, chúc cho vết thương nhiễm trùng của bạn chóng khỏi.
Tham khảo:
https://www.medicinenet.com/first_aid_pictures_slideshow_caring_for_wounds/article.htm
https://advancedtissue.com/2015/07/the-best-and-worst-ideas-for-open-wounds/