Khi bị thương, nhiều người có thói quen dùng xà phòng rửa vết thương. Vậy, liệu rửa vết thương bằng xà phòng có thực sự hiệu quả? Cần lưu ý gì khi dùng xà phòng làm sạch vết thương ngoài da? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Mục lục
Tầm quan trọng của rửa vết thương ngoài da
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc vô tình gặp các vết thương ngoài da là điều khó tránh khỏi. Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong chăm sóc, xử lý vết thương ngoài da chính là rửa, làm sạch vết thương.
Khi da tổn thương, vết thương rất dễ tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, các chất độc hại từ môi trường dẫn đến nhiễm trùng và có thể để lại nhiều biến chứng khó lường. Việc rửa vết thương ngay sau khi bị thương sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, làm sạch da tổn thương và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Hiện nay có rất nhiều dung dịch, chất sát khuẩn được sử dụng trong rửa vết thương ngoài da. Trong số đó, xà phòng là hóa chất thường được sử dụng do đây là dung dịch rửa vết thương lành tính với da và dễ dàng tìm kiếm tại bất cứ đâu.
☛ Tham khảo thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách rửa vết thương ngoài da
Xà phòng rửa vết thương có những loại nào?
Xà phòng là hợp chất chứa acid béo đã được este hóa và Natri hydroxit (NaOH) hoặc Kali hydroxit (KOH) có tính năng tẩy rửa, làm sạch ngoài da. Với sức căng bề mặt lớn, xà phòng có tác dụng loại bỏ chất bẩn và một số hợp chất hữu cơ trên da. Xà phòng làm sạch da có 2 loại là xà phòng thường và xà phòng khử khuẩn.
Xà phòng thường
Xà phòng thường có dạng bánh, dạng bột hay dạng dung dịch, không chứa chất khử khuẩn nên không có hoặc ít có hoạt tính kháng khuẩn. Xà phòng thường có thể loại bỏ được các bụi bẩn và một số loại vi sinh vật vãng lai trên da. Tuy nhiên, xà phòng thường không loại bỏ được các vi khuẩn cư trú trong các tế bào biểu bì nên không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh trên da.
Mặc dù xà phòng hiện nay đã được bổ sung các chất dưỡng da và được điều chế ở pH trung tính nhưng vẫn có thể gây kích ứng da hoặc gây khô da trên một số cơ địa nhạy cảm.
Xà phòng khử khuẩn
Xà phòng khử khuẩn ngoài các thành phần tương tự xà phòng thường thì còn được bổ sung các hoạt chất có tính kháng khuẩn như Chlorhexidine. Đây là hoạt chất có khả năng bám dính và phá hủy màng tế bào vi sinh vật, dẫn tới kết tủa thành phần bên trong của chúng.
Hoạt tính của Chlorhexidine bị giảm đi khi kết hợp với xà phòng. Tùy theo các nồng độ khác nhau của Chlorhexidine mà có thể gây ra kích ứng da. Theo các báo cáo, dung dịch Chlorhexidine 4% gây kích ứng da với tần suất cao nhất nếu sử dụng thường xuyên.
Có nên rửa vết thương bằng xà phòng không?
Câu trả lời là có thể sử dụng xà phòng rửa vết thương trầy xước nhẹ, chỉ nên rửa xung quanh bề mặt vết thương, không để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương hở và không dùng xà phòng với các vết thương sâu.
Nhìn chung, dùng xà phòng rửa vết thương tương đối an toàn với da. Người bị thương có thể tự mình sử dụng xà phòng rửa vết thương tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của người khác. Thêm nữa, sử dụng xà phòng làm sạch bàn tay trước khi chạm vào bất kỳ vết thương nào là điều hết sức cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
Thông tin cần biết: Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày?
Rửa vết thương bằng xà phòng cần lưu ý gì?
- Rửa vết thương bằng xà phòng mặc dù tương đối an toàn nhưng vẫn có thể gây kích ứng da ở một số cơ địa nhạy cảm.
- Đối với các vết thương trên mặt thì không dùng xà phòng rửa để tránh xà phòng vô tình bắn vào mắt, mũi, miệng.
- Không chà trực tiếp bánh xà phòng hay đổ trực tiếp dung dịch xà phòng lên vết thương.
- Khi rửa vết thương, không chà xát quá mạnh vì có thể làm rách vết thương.
- Hạn chế sử dụng xà phòng khử khuẩn liên tục trong thời gian dài.
- Cần rửa trôi hoàn toàn xà phòng ra khỏi bề mặt vết thương sau khi rửa. Tránh để hóa chất tiếp xúc lâu với vết thương gây biến chứng khó lường.
☛ Đọc thêm: Mách cách lựa chọn dung dịch rửa vết thương!
Dung dịch Nacurgo rửa vết thương hiệu quả, an toàn, dịu nhẹ!
Mặc dù xà phòng là dung dịch rửa vết thương tương đối an toàn và dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng do hiệu quả sát khuẩn còn thấp nên chưa thể đảm bảo rằng vết thương của bạn đã hoàn toàn sạch sẽ.
Như đã nói ở trên, làm sạch da được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng. Một dung dịch sát khuẩn hiệu quả cao cần đáp ứng đủ 5 yếu tố “KHÁNG KHUẨN – SẠCH NHẦY – MÁT DỊU – AN TOÀN – KHỬ MÙI”. Đó cũng chính là lý do mà dung dịch sát khuẩn Nacurgo ra đời mang đến hiệu quả ưu việt trong chăm sóc xử lý vết thương ngoài da và là giải pháp thay thế cho xà phòng rửa vết thương.
Thành phần của dung dịch bao gồm:
Dung dịch điện hóa: Chứa các ion và các chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- có khả năng đi qua màng tế bào vi khuẩn, làm bất hoạt các thành phần bên trong bào tương vi khuẩn như protein, lipid và acid nucleic giúp tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, với khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn sinh ra, nước điện hoa giúp loại bỏ màng nhầy và làm sạch bề mặt vết thương.
Chiết xuất từ thiên nhiên (trà xanh, lô hội, lá trầu không): Có hoạt tính kháng sinh, chống viêm kháng khuẩn, ức chế nhiều mầm bệnh trên da như vi khuẩn và một số chủng loại nấm. Nhờ chiết xuất lô hội, vết thương được cung cấp độ ẩm, làm mát dịu, giảm sưng tấy.
Tinh dầu thiên nhiên (bạc hà, tràm trà): Có tác dụng giảm đau mạnh mẽ, kháng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo vết thương. Đồng thời tạo mùi hương thơm dịu nhẹ giúp khử mùi tốt cho các vết thương hoại tử, đem lại cảm giác dễ chịu cho người dùng.
Tinh chất nghệ trắng: Được bào chế với kích thước siêu nhỏ (cỡ nano) giúp tăng hiệu quả chống viêm gấp nhiều lần so với tinh nghệ thông thường. Đồng thời, tinh chất nghệ nano giúp thúc đẩy quá trình tái tạo, làm đều màu da, ngăn ngừa sẹo thâm để lại sau khi hồi phục.
Với cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tưới dung dịch trực tiếp lên bề mặt vết thương, có thể kết hợp với miếng băng gạc sạch để hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, da hoại tử một cách dễ dàng hơn. Lưu ý không tưới trực tiếp dung dịch lên da mặt, tránh để dung dịch bắn vào mắt, mũi, miệng.
Sau khi rửa sạch vết thương với Nacurgo chai xanh nên băng vết thương bằng công nghệ màng sinh học Nacurgo dạng xịt (chai vàng) để bảo vệ và thúc đẩy vết thương mau lành.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Từ những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Có nên rửa vết thương bằng xà phòng hay không?”. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về dung dịch làm sạch da hư tổn Nacurgo, hãy kết nối với chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!