Bạn đang bị vết thương hở và muốn rửa vết thương bằng nước muối pha loãng? Bài viết hôm nay, Nacurgo sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết, cần thiết để bạn có thể áp dụng rửa cho vết thương của mình. Hãy cùng Nacurgo khám phá nhé!
☛ Tham khảo trước: Dùng nước muối sinh lý sát trùng rửa vết thương được không?
Mục lục
Tác dụng của nước muối pha loãng lên vết thương
Nhiều người cho rằng nước muối pha loãng là một biện pháp sơ cứu, chăm sóc cần thiết cho vết thương hở, thúc đẩy quá trình lành lại của vết thương, vậy điều này có thực sự khoa học? Bạn cùng Nacurgo xác thực qua thông tin chi tiết phía dưới nhé! Dưới đây là các công dụng của nước muối pha loãng:
Làm sạch, kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng: Nước muối pha loãng là một dung dịch làm sạch vết thương tự nhiên, độ mặn trong nước muối không thuận lợi cho sự phát triển của nấm, mốc vi khuẩn. Vì thế khi sử dụng nước muối loãng rửa vết thương có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự phát triển của nó. Theo một số nghiên cứu nếu nước muối pha loãng ở nồng độ phù hợp còn giúp cho vết thương hở giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương
Nước muối giúp giảm sưng, đau: Độ mặn phù hợp trong nước muối còn mang đến công dụng làm dịu, giảm sưng, đau, giảm ngứa cho vết thương. Cụ thể khi nước muối tiếp xúc với vùng tổn thương nó giúp các mạch máu tại vết thương co lại, từ đó giảm áp lực, sưng viêm và đau đớn.
Tăng cường làm lành vết thương một cách hiệu quả: Không chỉ làm sạch vết thương mà nước muối còn tham gia vào quá trình kích thích vết thương lành lại nhanh hơn. Cụ thể nó giúp tăng cường kết cấu làn da, tăng cường sự đàn hồi của da, làm sáng da nên sử dụng nước muối pha loãng còn được đánh giá là giúp tăng tốc độ làm lành tổn thương trên da.
Duy trì độ ẩm cần thiết: Nước muối pha loãng còn giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cần thiết cho vết thương mà không làm tăng nguy cơ nấm phát triển. Vết thương không bị khô nên sẽ lành lại nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, nước muối pha loãng có nồng độ 0.9% tương đương với nồng độ muối trong máu người. Dung dịch đẳng trương này có áp xuất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể nên an toàn tuyệt đối cho cơ thể, cho nhiều loại vết thương, không gây tình trạng kích ứng hoặc biến tính Protein hay tổn thương tế bào. Vậy nên đây là một dung dịch làm sạch vết thương lý tưởng cho cả những người có làn da nhạy cảm hoặc nhiễm trùng.
Hướng dẫn rửa vết thương bằng nước muối pha loãng
Rửa vết thương hở bằng nước muối pha loãng là một trong những bước sơ cứu cơ bản và cần thiết để phòng ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương. Với nồng độ nước muối pha loãng là 0.9% bạn có thể rửa sạch vết thương hở một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây là quy trình đầy đủ các bước rửa vết thương bằng nước muối pha loãng bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ vật dụng là bước quan trọng đầu tiên bạn cần làm trong quy trình làm sạch vết thương. Điều này giúp cho quá trình rửa vết thương được diễn ra thuận lợi và an toàn. Một số dụng cụ, vật dung bạn cần chuẩn bị:
- Dung dịch nước muối pha loãng: Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý 0.9% tại các nhà thuốc hoặc có thể tự pha loãng theo tỷ lệ đó. Nếu mua trực tiếp nước muối pha sẵn bạn nên kiểm tra hạn sử dụng. Trường hợp tự pha loãng hãy nhớ lựa chọn muối tinh khiết không có chất tẩy trắng. dụng cụ pha cũng cần được khử trùng trong quá trình làm
- Bông và gạc sạch: Bông và gạc sạch sẽ giúp hỗ trợ lau vết thương tốt hơn, giúp loại bỏ dị vật, dịch mủ cũng như ổ vi khuẩn. Băng gạc bạn cần bảo quản trong điều kiện vô trùng để trảnh làm nhiễm khuẩn lên vết thương
Bước 2: Rửa tay
Đây cũng là một trong các bước quan trọng trong quá trình rửa vết thương bởi nếu tay bẩn có thể mang theo vi khuẩn, bụi, chất gây kích ứng lên vết thương làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên rửa tay thật sạch, kỹ lưỡng với xà phòng cùng nước ấm để loại bỏ các tác nhân gây hại. Lưu ý bạn cần rửa tay ít nhất 20 giây, rửa cả lòng bàn tay và các ngón tay, móng tay.
Sau khi rửa tay xong bạn nên để khô tự nhiên hoặc sử dụng khăn giấy tiệt trùng để tránh làm ướt làm bẩn vào vết thường. Lưu ý là nên lựa chọn các loại nước xà phòng dịu nhẹ và rửa tay thật sạch để ngăn kích ứng do các hóa chất từ xà phòng với vết thương.
Bước 3: Rửa vết thương bằng nước muối pha loãng
Đây là bước đặc biệt quan trọng và yêu cầu phải thực hiện cẩn thận để loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự phát triển của nó lên vết thương. Ở bước rửa vết thương này, bạn có thể tưới trực tiếp nước muối lên vết thương sau đó sử dụng gạc thấm và lau vết thương. Hoặc có thể thấm nước muối sinh lý vào băng gặc sau đó đặt lên vết thương lau nhẹ nhàng. Ở cả 2 cách đều có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi vết thương sạch hoàn toàn.
Lưu ý trong quá trình rửa vết thương bằng nước muối loãng bạn cần lau một cách nhẹ nhàng, lau theo hướng vòng tròng từ ngoài vào trong phía trung tâm, kỹ thuật này giúp loạt bỏ tế bào chết, chất bẩn một cách hiệu quả nhất. Bạn cũng nên lau trước các vùng da xung quanh để đảm bảo vết thương được làm sạch tốt nhất, không bi lây chéo vi khuẩn từ những vùng da khác.
Ngoài ra, để đảm bảo vết thương không bị tổn thương thêm bạn cần hạn chế những áp lực lớn trong quá trình rửa để không làm tổn thương da mới và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Bước 4: Làm khô vết thương
Sau khi đã làm sạch vết thương ở bước 3 bạn cần lau khô vết thương bằng khăn sạch hoặc giấy ăn tiệt trùng. Qúa trình này giúp cho vết thương luôn được khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên thực hiện thấm nước thừa một cách nhẹ nhàng, không cọ xát hay chà sát lên vết thương để tránh gây tổn thương. Sau đó bạn nên để vết thương thông thoáng, không hầm bí để đảm bảo quá trình lành lại được diễn ra thuận lợi nhất.
☛ Tham khảo thêm: Nên rửa vết thương ngày mấy lần? Rửa sao cho đúng?
Cách pha loãng nước muối đúng tỉ lệ
Như đã biết, nước muối sinh lý có nồng độ 0.9% mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất. Nếu không có điều kiện mua sẵn sản phẩm tại những cơ sở uy tín, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo các cách sau đây để pha loãng đúng tỉ lệ vàng 0.9%:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước tiên, để pha loãng nước muối sinh lý đúng tỉ lệ. Bạn cần chuẩn bị một số vật dụng sau đây:
- Cốc đo, bình chứa khoảng 1 lít để có thể pha loãng tỉ lệ nước muối chuẩn xác nhất
- Nước tinh khiết không lẫn tạp chất để đảm bảo dung dịch nước muối loãng tạo ra không gây hại cho vết thương hở.
- Muối ăn không chứa iod, không sử dụng nước muối tự nhiên mà cần dùng muối tinh khiết, đã được tiệt trùng.
- Nước sôi khử trùng dụng cụ, bình sạch để đựng dung dịch thành phẩm.
Bước 2: Đo lượng muối cần dùng
Theo tỉ lệ mong muốn là 0.9% nghĩa là cứ 1 lít nước tinh khiết bạn cần sử dụng 9g muối. Bạn có thể sử dụng cân và bình đo nước để đong đếm tỉ lệ một cách chính xác. Lưu ý chỉ dùng nước tinh khiết và muối tinh khiết để thành phẩm đảm bảo về chất lượng.
Bước 3: Đun khử trùng nước
Nếu có nước tinh khiết bạn chỉ cần đun nước sôi khử trùng bình đựng rồi cho hỗn hợp 9g muối và 1 lít nước là đã ra thành phẩm đảm bảo. Tuy nhiên, nếu không có bạn cần đun sôi phần nước (1 lít) ít nhất là 10 phút để khử trùng, diệt khuẩn, loại bỏ các chất hữu cơ.
Bước 4: Pha chế
Bạn cho lượng muối đã đong đếm từ trước vào 1 lít nước sôi khuấy đều 5 phút để đảm bảo muối được tan hết vào nước. Quá trình pha chế này bạn cần đảm bảo tất cả các dụng cụ đều được khử trùng, đun sôi trên nước nóng.
Bước 5: Đổ dung dịch vào bình sạch và bảo quản
Cuối cùng bạn cần đổ dung dịch vừa pha chế vào lọ đựng sạchđã tiệt trùng bằng cách đun sôi. Đậy nắp kín và sử dụng nước muối pha loãng trong ngày. Bởi các bước thực hiện khá đơn giản nên bạn không nên để nước muối pha loãng quá lâu, nó có thể khiến nước muối bị nhiễm khuẩn từ môi trường nếu cách bảo quản không đảm bảo.
Rửa vết thương bằng nước muối pha loãng liệu có đủ?
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý là một bước sơ cứu đơn giản, hiệu quả và cần thiết với bất kỳ vết thương nào, nó giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nhiếm trùng, gia tăng tốc độ làm lành vết thương. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa ngoại, nước muối pha loãng kể cả với nồng độ tối ưu là 0.9% chỉ được sử dụng với mục đích làm sạch, loại bỏ chất bẩn, dị vật bùn đất ra khỏi vết thương chứ không có khả năng sát khuẩn.
Thông thường sau bước làm sạch bằng nước muối sinh lý, bác sĩ có thể kê thêm một số loại dung dịch sát trùng để đảm bảo vết thương loại bỏ và tiêu diệt được hết vi khuẩn. Do đó bạn có thể thấy, nếu chỉ sử dụng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng là không đủ. Bạn cần kết hợp sử dụng một dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Hiện nay, có rất nhiều dung dịch sát khuẩn có trên thị trường, nhưng tìm được một dung dịch vừa đảm bảo diệt khuẩn hiệu quả vừa không ảnh hưởng đến tế bào mô khỏe mạnh là không dễ. Hiểu được những khó khăn đó, Newtech Pharm đã cho ra đời dung dịch rửa, sát khuẩn vết thương Nacurgo xanh giúp cho việc chăm sóc vết thương trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Dung dịch đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí vàng của một dung dịch sát khuẩn đó là: “Ngừa khuẩn – Sạch nhây – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”. Dung dịch chứa thành phần nước điện hóa có chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng để tác động lên vi khuẩn loại bỏ lớp màng Biofilm từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả. Các thành phần thiên nhiên như trà xanh, lá trầu, bạc hà, tràm trà, lô hội, nghệ trắng đều góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng để vừa kháng viêm vừa tạo độ ẩm vừa thúc đẩy quá trình vết thương lành lại nhanh chóng hơn.
☛ Tham khảo thông tin sản phẩm: Nacurgo xanh rửa vết thương 125ml
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ BÁN NACURGO TRÊN TOÀN QUỐC
Như vậy, chăm sóc vết thương chỉ sử dụng nước muối loãng, nước muối sinh lý là chưa đủ. Bạn chỉ nên sử dụng nó để hỗ trợ quá trình làm sạch, loại bỏ vi khuẩn bụi bẩn và tổn thương. Tốt nhất để chăm sóc vết thương khỏi nhiễm trùng bạn nên lựa chọn sản phẩm sát khuẩn hiệu quả, an toàn và phù hợp. Hãy liên hệ Nacurgo qua tổng đài miễn cước 1800 6626 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé!