Lá trầu không vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được sử dụng rộng rãi trong dân gian như dùng nấu nước lá trầu không để tắm cho trẻ nhỏ hay rửa vết thương. Vậy liệu lá trầu không có thực sự tốt trong việc rửa vết thương ngoài da? Khi rửa vết thương bằng lá trầu không cần lưu ý gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.
☛ Tham khảo trước nội dung: Hướng dẫn chọn dung dịch rửa vết thương tốt!
Mục lục
Lá trầu không và những tác dụng của nó!
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ăn trầu. Ngoài ra, lá trầu không còn được dùng như một bài thuốc.
Tên thường gọi: Trầu cay, lá trầu, trầu,…
Tên khoa học: Piper betle.
Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).
Đặc điểm thực vật
Cây trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le; cuống lá dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, có bẹ lá; phiến lá hình trái xoan, đầu lá nhọn, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc), khi soi lên thấy rất nhiều túi chứa tinh dầu rất nhỏ. Hoa thường mọc ở kẽ lá, mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại. Cây thích hợp trong trong điều kiện mưa ẩm, nhiều ánh sáng.
Thành phần hóa học
- Tinh dầu thơm
- Betel-phenol
- Chavicol
- Eugenol
- Methyl eugenol
- Allylcatechol
- Cadinen
- Tanin
- Axit amin
- Vitamin
- p-cymen
- Chavibetol
Đặc biệt, theo nghiên cứu, trong 100g lá trầu không có khoảng dưới 2,4% tinh dầu. Tinh dầu lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn,… và có tác dụng tiêu diệt một số loài nấm ký sinh trên da.
Tác dụng của lá trầu không
Theo y học hiện đại
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt virus: Chavicol (một dạng phenol) có mặt trong lá trầu không mang đến tác dụng khử trùng tương đối tốt.
- Tác dụng kháng sinh mạnh đối với liên cầu khuẩn, trực trùng coli, tụ cầu vàng, song cầu khuẩn.
- Chiết xuất từ lá trầu không có khả năng tiêu diệt khối u và đã mang lại thành công thực nghiệm trên động vật.
Theo Đông y:
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Chủ trị:
- Phòng sốt rét và bệnh lỵ.
- Tắc sữa.
- Các bệnh về phổi, đau đầu, suy giảm chức năng thần kinh, viêm nhiễm ngoài da,…
- Đau nhức lưng.
- Giảm mẩn ngứa, dị ứng, sưng viêm do côn trùng cắn.
Dùng lá trầu không rửa vết thương thế nào cho đúng?
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị thương, bạn hãy vắt lấy nước lá trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Cách thứ hai là có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày. Vết thương sẽ nhanh chóng khô lại, kín miệng sau khoảng 2 ngày.
Dưới đây là bài thuốc dùng lá trầu không để sát khuẩn vết thương nhanh chóng:
Cách 1:
- Bước 1: Chọn lá trầu tươi sạch, rửa thật sạch ngâm với nước muối.
- Bước 2: Cắt nhỏ lá trầu không, cho vào đổ nước sôi ngâm trong 15’
- Bước 3: Dùng nước trầu để rửa sạch các vết lở loét mụn nhọt.
Một ngày rửa vết thương với tần suất 2 – 3 lần.
Cách 2:
Cách thứ hai là giã nát lá trầu không với một vài hạt muối. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên miệng vết thương và băng bó. Lá trầu sẽ dần hút hết nước bẩn, dịch viêm ra ngoài, làm cho da khô lại lên vảy sớm.
☛ Tham khảo thêm thông tin: Hướng dẫn cách rửa vết thương đúng!
Cẩn trọng khi rửa vết thương bằng lá trầu không tươi!
Mặc dù theo nghiên cứu cho thấy tác dụng tuyệt vời của lá trầu không song liệu đây có phải một phương pháp rửa vết thương hiệu quả?
Các chuyên gia nhận định rằng: “Nước lá trầu không chỉ giúp vệ sinh phía ngoài cơ thể, không sử dụng vào các vết thương sâu.”
Trầu không có thể là một biện pháp sát khuẩn tạm thời khi trong điều kiện không có thuốc hay các dung dịch vệ sinh, chất sát khuẩn khác. Bởi ngay bản thân lá trầu không cũng có chứa rất nhiều loại nấm mốc trên lá nếu không rửa lá cẩn thận trước khi dùng. Việc xử lý lá trầu không không sạch chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng và làm vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu lá trầu không – chỉ nên dùng để vệ sinh phía ngoài da, không nên dùng cho các vết thương hở, vùng kín, đặc biệt nhất là vết thương có tình trạng tăng sản sinh tế bào.
Ngoài ra khi sử dụng lá trầu không tươi, bạn hãy chú ý nguồn gốc lá. Nên được tuyển chọn và biết rõ nguồn gốc và cách chăm sóc tránh các trường hợp lá trầu không được người trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc này tồn đọng trên lá một thời gian rồi mới được chuyển hóa hết. Khi sử dụng lá trầu không khi còn tồn đọng các thuốc bảo vệ thực vật rất dễ gây hoại tử vùng da tổn thương.
Rửa vết thương bằng lá trầu không đem lại hiệu quả tạm thời, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy, tại sao bạn không lựa chọn một phương pháp khác vừa tiện dụng, vừa an toàn, mà đem lại hiệu quả tốt trong việc làm sạch vết thương ngoài da? Dưới đây là một giải pháp dành riêng cho bạn.
Bộ đôi dung dịch Nacurgo – Giải pháp tối ưu trong xử lý vết thương ngoài da!
Dung dịch rửa Nacurgo – làm sạch da hư hổn hiệu quả, an toàn
Làm sạch vùng da bị tổn thương là một trong bước quan trọng và cần thiết nhất bởi nó giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đe dọa đến vết thương. Tuy nhiên, sạch bụi bẩn và vi khuẩn là chưa đủ, một dung dịch rửa da hư tổn chuyên dụng cần đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Đó là lý do dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo ra đời và biến việc chăm sóc da tổn thương trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn!
Thành phần của dung dịch rửa và làm sạch da Nacurgo
Bằng công nghệ bào chế tiên tiến, dung dịch làm sạch Nacurgo có chứa các thành phần như: Dung dịch điện hóa, tinh chất chiết xuất trầu không, tinh chất trà xanh, tinh chất chiết xuất lô hội, Vitamin B5, tinh chất nghệ trắng,.. Với thành phần đến từ thiên nhiên, dung dịch làm sạch Nacurgo mang đến sự an toàn khi sử dụng cùng với các vết thương hở.
Không chỉ vậy các tinh chất được chiết xuất từ cây lô hội, tinh chất nghệ trắng cũng được bào chế đặc biệt vào dung dịch rửa vết thương Nacurgo giúp làm dịu vết thương, thúc đẩy làm lành da và ngăn ngừa sẹo thời giai đoạn đầu.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Một số loại tổn thương ngoài da có thể sử dụng dung dịch rửa vết thương Nacurgo là:
- Vết xước da, vết bỏng, chấn thương ngoài da, vết thương hở, vết thương do côn trùng cắn, vết khâu – vết mổ sau phẫu thuật.
- Các vết thương mãn tính như vết loét bàn chân, loét do tì đè, nằm lâu hoặc các vết viêm loét do biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Viêm nhiễm ngoài da do vi khuẩn, virus, mụn mủ, mụn viêm,…
Cách sử dụng dung dịch rửa và làm sạch da Nacurgo:
Bước 1: Tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương. Dung dịch Nacurgo sẽ giúp làm tan và làm sạch chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn.
Bước 2: Có thể kết hợp dùng gạc sạch để loại bỏ chất nhầy, tế bào chết, bụi bẩn trên da. Chú ý với vùng da mụn, dùng bông thấm dung dịch Nacurgo lau sạch nhẹ nhàng, không tưới trực tiếp lên mặt.
Theo khuyến cáo, bạn nên rửa vùng da tổn thương 1 lần/ ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo – bảo vệ, phục hồi tổn thương, ngăn ngừa sẹo!
Sau bước làm sạch da với dung dịch rửa Nacurgo, bạn cần đảm bảo cho vết thương luôn sạch sẽ, tránh các tác nhân xấu bằng băng vết thương dạng xịt Nacurgo.
Điểm nổi bật lớn nhất của Nacurgo chính là ứng dụng công nghệ màng sinh học (polyesteramide) có vai trò như một lớp rào cản vật lý vững chắc, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, các chất độc hai từ môi trường. Sự kết hợp của màng sinh học với các tinh chất thiên nhiên như tinh nghệ kích thước nano, tinh chất trà xanh mang lại công thức ưu việt trong bảo vệ da, kháng khuẩn, ngừa sẹo và kích thích phục hồi tổn thương nhanh lành gấp 3 – 5 lần so với thông thường.
Đối với các vết thương rộng và nông, việc băng bó bằng băng gạc đôi khi gây ra nhiều bất tiện. Nacurgo dạng dung dịch lỏng được chứa trong một thiết kế dạng xịt nhỏ gọn, giúp bạn không phải tốn nhiều công sức khi băng bó vết thương.
Cách sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học cũng rất đơn giản. Sau khi làm sạch da với dung dịch rửa Nacurgo, bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vùng da tổn thương (lưu ý không xịt trực tiếp lên mặt). Chưa đến 1 phút, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành lớp màng mỏng bao phủ lấy bề mặt vết thương.
Màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 giờ, nên sau khoảng thời gian này, bạn chỉ cần xịt một lớp mới tương tự đè lên lớp cũ. Nhờ vậy, bạn sẽ không phải lo lắng phải trải qua cảm giác đau đớn như khi thay băng gạc mới theo cách truyền thống.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Có nên rửa vết thương bằng lá trầu không không?” và những lưu ý khi sử dụng lá trầu khi rửa vết thương. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm về dung dịch làm sạch da 5 trong 1 Nacurgo, bạn hãy kết nối với chúng tôi qua hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tận tình tư vấn!
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/trau-khong-tieu-viem-khang-khuan-n105435.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5192284/
https://citytoday.news/benefits-of-betel-leaf/