Bắp được biết đến là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Hầu hết những người có sức khỏe bình thường ăn bắp sẽ mang đến những lợi ích tốt. Tuy nhiên khi bị vết thương hở có được ăn bắp không? Nếu bạn đang có thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
➤ Tham khảo trước bài viết: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Mục lục
1. Dinh dưỡng trong bắp (ngô)
Bắp vốn được xem là một loại ngũ cốc có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể trong 100g bắp có chứa:
- Calo: 177
- Nước 73%
- Protein: 3,4g
- Carbonhydrate: 21g
- Đường: 4,5g
- Chất xơ: 2,4G
- Chất béo: 1,5g
- Omega 3: 0,02g
- Omega 6: 0,59g
- Bắp chứa rất nhiều các loại vitamin khác nhau như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), vitamin A,C,D,E,K,…
- Ngoài ra, ngô còn là thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm: Canxi, sắt, phốt pho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen.
Với các thành phần dinh dưỡng đã được liệt kê trên, bắp hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, bắp cũng trở thành thực phẩm được nhiều người sử dụng bởi tính chất tiện lợi và đa dạng trong chế biến.
2. Nỗi lo của người có vết thương hở khi ăn bắp
Điều mà người có vết thương hở luôn lo lắng là nguy cơ nhiễm trùng vết thương và vấn đề sẹo thâm sau khi vết thương đã lành. Nếu như biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương liên quan đến cách chăm sóc, vệ sinh vết thương hằng ngày thì vấn đề thẩm mỹ sau khi lành thường hoàn toàn đến từ chế độ ăn uống của bạn.
Vết thương hở sẽ nhanh lành và không để lại sẹo nếu như bạn có một chế độ ăn phòng phú với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình liền da như protein, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất. Ngược lại, khi bạn ăn thực phẩm cấm kỵ đối với vết thương hở sẽ khiến mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp vết thương nhỏ, nhưng chỉ vì do ăn trứng, đồ nếp, thịt bò, rau muống,… khiến cho vết thương bị sưng, mưng mủ, sau khi lành thì để lại sẹo xấu xí.
Như vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phục hồi của da. Do đó, những nỗi lo của người có vết thương hở khi ăn bắp là hoàn toàn dễ hiểu. Vì bắp có nhiều loại khác nhau, trong đó có cả ngô nếp và nhiều người cho rằng ngô nếp được xếp vào nhóm đồ nếp cần kiêng khi có vết thương hở. Vì vậy, người có vết thương lo lắng rằng khi ăn bắp (ngô nếp) sẽ xảy ra tình trạng mưng mủ – giống như khi ăn xôi. Thậm chí, nhiều người còn lo lắng việc ăn bắp sẽ để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành lại.
Tất cả những lo lắng trên đều do tự người bệnh đặt ra mà chưa có bất cứ kết luận chính xác nào. Đó là lí do khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “vết thương hở ăn bắp được không?”
3. Vậy bị vết thương hở có ăn bắp được không?
Với thắc mắc “vết thương hở ăn bắp được không?” thì câu trả lời là CÓ. Để câu trả lời mang tính thuyết phục hơn, dưới đây là tác dụng của bắp (bao gồm cả ngô nếp) đối với vết thương hở, cụ thể:
- Khi có vết thương hở, cơ thể chúng ta cần rất nhiều các chất dinh dưỡng để cho da phục hồi. Qua nghiên cứu và thực tế cũng cho thấy rằng, trong bắp chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E, magie, kali, axit folic, chất xơ, chất oxy hóa – chúng đều là những chất có tác dụng tăng cường rất nhiều sức đề kháng cho cơ thể, từ đó cũng bổ trợ phần nào cho việc phục hồi vết thương.
- Đặc biệt, bắp có chứa một lượng đáng kể Vitamin hỗn hợp trong nhóm B(Folate) – đây là dưỡng chất mà sau khi được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa sẽ có tác dụng là kích thích và thúc đẩy quá trình tái tạo cũng như tăng trưởng của các tế bào. Vì thế những tế bào tốt trên da theo đó cũng hình thành sớm và nhanh hơn, giúp cho vết thương hở của máu chóng lành lại.
Với những lợi ích của bắp đã liệt kê ở trên, vấn đề “vết thương hở ăn bắp được không?” đã được giải quyết hoàn toàn. Bạn có thể yên tâm ăn bắp mà không cần lo lắng về các biến chứng “không có thật”.
5. Lưu ý chế độ ăn uống cho người có vết thương hở!
Như đã nói, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong tốc độ phục hồi của da khi có vết thương hở. Trong đó, bổ sung hững chất dinh dưỡng tốt cho da và hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng. Cụ thể:
Thực phẩm nên ăn
Với những người bị vết thương hở cần bổ sung protein hay còn gọi là đạm – chúng đóng vai trò là nguyên liệu được sử dụng chính trong quá trình tái tạo da mới, liền vết thương hở. Thực phẩm chứa nhiều đạm bao gồm thịt, cá, tép, trứng, lươn… và các loại đậu.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… như gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm… giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu. Vì máu sẽ chuyển protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô đang bị tổn thương; đồng thời mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải ở miệng vết thương để vết thương không bị viêm nhiễm.
Tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B, A, E giúp tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam, quýt như bưởi, chanh. Ngoài ra chúng cũng có nhiều trong đu đủ, thanh long và các loại rau có màu xanh đậm.
Thực phẩm nên tránh
Bên cạnh đó, để hạn chế thấp nhất các biến chứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi, nên hạn chế những thực phẩm sau đây:
- Thịt gà: Gây nên hiện tượng sưng tấy, mưng mủ khiến vết thương lâu lành.
- Đồ nếp: Các món ăn từ gạo nếp có tính nóng, do đó việc ăn gạo nếp khi đang có vết thương hở sẽ khiến cho vết thương bị mưng mủ, sưng tấy.
- Rau muống: Khiến vết thương hình thành mô sẹo lồi mất thẩm mỹ
- Thịt bò: Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo thâm vĩnh viễn, khó điều trị bằng các can thiệp thông thường như thoa thuốc.
- Hạn chế hải sản: Đối với bệnh nhân có vết thương hở, hải sản có thể gây dị ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
☛ Tham khảo thêm: Bị vết thương hở nên kiêng ăn bao lâu?
6. Kết hợp sử dụng độ đôi Nacurgo giúp vết thương nhanh lành
Ngoài việc điều trị vết thương hở từ bên trong nhờ chế độ ăn uống thì việc chăm sóc từ bên ngoài cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Sử dụng bộ đôi sản phẩm từ Nacurgo bao gồm dung dịch rửa làm sạch vết thương và màng sinh học băng bó vết thương sẽ giúp vết thương hở nhanh lành hơn gấp 3-5 lần so với bình thường.
Bước 1: Rửa làm sạch vết thương với Nacurgo chai xanh
Điều đầu tiên trong việc sơ cứu vết thương hở đó là cần rửa sạch vùng da bị thường. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt da. Sử dụng dung dịch rửa vết thương Nacurgo chai xanh bao gồm cả tính sát khuẩn đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng nước muối sinh lý do:
- Dung dịch rửa vết thương Nacurgo có thể loại bỏ lớp màng Biofilm của vi khuẩn trên bề mặt vết thương, từ đó loại bỏ được màng nhầy, tăng hiệu quả làm sạch.
- Ngoài ra, dung dịch còn loại bỏ được mùi hôi tại ổ viêm, cung cấp độ ẩm cho da nhờ chiết xuất từ trà xanh, lô hội, tràm trà, tinh nghệ trắng.
Như vậy, dung dịch rửa vết thương Nacurgo đảm bảo 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” – được xếp vào sản phẩm rửa vết thương xuyên biệt, giúp việc chăm sóc trở nên dễ dàng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
➤ Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm trong bài: Dung dịch rửa làm sạch vùng da tổn thương Nacurgo
Bước 2: Băng vết thương bằng xịt Nacurgo
Đối với những vết thương hở nhỏ như xước da, đứt tay, chúng có thể tự lành sau khi đã được rửa sạch sẽ. Tuy nhiên bạn lại có vết thương hở lớn, nguy cơ nhiễm trùng cao, vì vậy sau khi được làm sạch và sát khuẩn vẫn cần được băng bó để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường.
Việc băng bó bằng các loại bông băng gạc truyền thống lại gây rắc rối vì chúng có thể gây hầm bí da khiến vết thương lâu lành hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng xịt băng vết thương Nacurgo để thấy được hiệu quả bất ngờ.
Nacurgo băng vết thương dạng xịt với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide siêu thoáng có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, vẫn che phủ bảo vệ được vết thương hở nhưng lại không gây bí bách, ngược lại còn tạo không gian thoáng đãng, giúp vết thương mau lành.
Màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, người bệnh chỉ cần xịt thêm một lớp mới lên vết thương sau 4-5 tiếng, tự động vùng da bị thương sẽ được bảo vệ thêm một lớp màng. Điều này xóa bỏ hoàn toàn những đau đớn mỗi khi thay băng gạc truyền thống.
Nacurgo với thành phần là màng sinh học, Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis tạo nên công thức ưu việt giúp vết thương nhanh lành gấp 3-5 lần, không thấm nước, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và hạn chế để lại sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết: TẠI ĐÂY
7. Kết luận
Trên đây là một vài chia sẻ xung quanh vấn đề vết thương có ăn bắp được không?. Như vậy, qua bài viết có thể đưa ra kết luận rằng, đối với người có vết thương hở có thể ăn bắp bởi bắp có nhiều chất dinh dưỡng và không có khả năng để lại sẹo sau khi vết thương lành. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý, vết thương chóng lành hay không ngoài các yếu tố cơ đại, mức độ tổn thương thì chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định rất lớn. Do đó, hàng ngày bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục vết thương đồng thời tránh xa những thực phẩm dễ làm vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo.