Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu làm đẹp ngày càng cao. Không ít các chị em đã đổ rất nhiều tiền để đầu tư vào việc làm đẹp. Tuy nhiên, dù là trị mụn hay làm đẹp, nếu bạn không tìm hiểu kỹ mà cứ áp dụng bừa bãi thì nguy cơ khiến cho da mặt bị nhiễm khuẩn là rất cao. Để tránh được tình trạng này, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đay để tìm hiểu về nhiễm khuẩn da mặt là gì, từ đó đưa ra các cách xử lý mụn tránh nhiễm khuẩn da.
Mục lục
1. Nhiễm khuẩn da mặt là gì?
Nhiễm khuẩn da mặt hay còn được gọi là nhiễm trùng da do vi khuẩn là tình trạng vùng da mặt bị các loại vi khuẩn gây hại tấn công vào da và các cấu trúc liên quan. Cụ thể, da mặt hay trên tất cả bề mặt da cơ thể của chúng ta luôn có một hệ sinh vật ký sinh. Thông thường chúng sẽ hoàn toàn vô hại, thậm chí là có lợi giúp cân bằng hệ sinh vật trên da. Tuy nhiên khi da mặt bạn xuất hiện những nốt mụn – đây là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn ký sinh trên da tấn công và gây nhiễm khuẩn da mặt.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh mà nhiễm khuẩn da mặt sẽ có những biểu hiện khác nhau. Xong hầu hết phần lớn các đối tượng bị nhiễm khuẩn da mặt đều là những người có tình trạng mụn trên da. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lây lan nhanh chóng, chuyển biến nghiêm trọng thành các bệnh viêm da liễu mãn tính, khó điều trị và gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh.
☛ Đọc thêm: Nhiễm khuẩn da mô mềm là gì, chẩn đoán và điều trị!
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
2. Sai lầm thường gặp về trị mụn gây nhiễm khuẩn da mặt
Xã hội phát triển, nhu cầu về làm đẹp ngày càng tăng, do đó các phương pháp trị mụn cũng nhiều vô số. Các phương pháp trị mụn dù mang lại tác động nhanh và hiệu quả rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt khi các phương pháp trị mụn không được thực hiện đúng cách thì nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn da mặt là rất lớn.
Cụ thể, dưới đây là những sai lầm mà bạn thường gặp phải trong quá trình trị mụn gây nên tình trạng nhiễm khuẩn da mặt:
Vệ sinh mặt chưa sạch sẽ
Rửa mặt là bước quan trọng giúp làm sạch sa, trị mụn. Tuy nhiên, rửa mặt như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng rửa mặt nhiều lần trong ngày mới đủ. Xong đối với làn da đang bị mụn, điều này khiến da bị bào mòn dễ bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm khuẩn da mặt.
Ngoài ra, một số loại sữa rửa mặt chứa nhiều chất tẩy rửa gây kích ứng da, khiến cho tình trạng mụn trên da càng thêm tồi tệ cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mặt.
Vậy, rửa mặt như thế nào là đúng. Tốt nhất, đối với làn da đang bị mụn, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, an toàn cho da. Lưu ý, không nên rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày, chỉ nên rửa tối đa 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Dùng khăn giấy ướt để lau mặt
Khăn giấy ướt là vật dụng mà nhiều người sử dụng để làm sạch da. Nhiều người dùng khăn giấy ướt để vệ sinh mặt thay vì dùng nước rửa mặt. Tuy nhiên, điều này không hề tốt bởi các trong khăn giấy ướt đều có chứa cồn – thành phần giúp làm sạch bẩn một cách nhanh chóng. Chất cồn này rất dễ gây kích ứng cho da, kể cả là làn da khỏe mạnh, chúng khiến da bị bị khô, ngứa, tình trạng mụn trở nên nặng hơn gây nhiễm khuẩn da nghiêm trọng.
Do đó, tuyệt đối không sử dụng khăn ướt cho làn da đang bị mụn, hoặc da yếu, nhạy cảm.
Bỏ qua việc dùng kem chống nắng
Tầm quan trọng của kem chống nắng với làn da là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, nhiều chị em bị mụn vẫn cho rằng kem chống nắng sẽ làm bít tắc lỗ chân lông sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, từ đó bỏ qua bước chống nắng cho da. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Mọi loại da đều cần được bảo vệ khỏi tia UV, đặc biệt là da đang bị mụn bởi vì những vết thương hở do trị mụn rất nhạy cảm với ảnh nắng. Nếu không được chống nắng cẩn thận, da sẽ rất dễ bị bỏng, trở nên yếu và dễ bị tổn thương,
Nếu như bạn sợ rằng kem chống nắng có thể gây kích ứng cho da thì hãy lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho da mụn và có độ chống nắng phổ rộng SPF trên 50 để đảm bảo chúng có thể bảo vệ tốt nhất cho làn da của bạn.
Dùng tay sờ, nặn mụn
Thói quen dùng tay sờ hoặc nặn mụn là thói quen cực kỳ xấu mà hầu như ai cũng mắc phải. Dù nặn mụn là một cách nhanh để loại bỏ nhân mụn nhưng lại vô tình làm cho vùng da bị mụn tổn thương, các nốt mụn bị vỡ gây nứt da, chảy máu tạo thành các vết thương hở. Lúc này, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ tay tấn công vào các nốt mụn, gây nhiễm khuẩn da mặt.
Thực hiện quá nhiều bước dưỡng da
Dưỡng là cũng là một bước quan trọng giúp da bạn khỏe và đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với một làn da đang bị mụn, các bước dưỡng da của bạn cần được tối giản nhất. Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm cho một làn da đang tổn thương, có vết thương hở không những không đem lại hiệu quả tốt mà ngược lại còn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến da bị viêm, trình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Áp dụng mẹo dân gian để trị mụn
Nhiều bài thuốc trị mụn dân gian được nhiều người áp dụng trong quá trình trị mụn như : đắp rau diếp quá, cà chua, chanh,…. Bạn cho rằng những nguyên liệu thiên nhiên này tốt cho ra nhưng thực tế không phải như vậy. Những “nguyên liệu thiên nhiên” này chưa qua sơ chế chứa rất nhiều bụi bẩn, thậm chí là thuốc bảo quản, khi đắp lên da mụn nguy cơ kích ứng là rất cao, khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý đắp “sản phẩm thiên nhiên” lên mặt để tránh nhiễm khuẩn da.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp
Ngoài tất cả các yếu tố bên ngoài đã liệt kê trên, hai yếu tố khác đến từ bên trong bao gồm chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trị mụn. Đây cũng là một trong những điều mà hầu như ai cũng mắc phải. đặc biệt là giới trẻ.
Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt có vai trò quan trọng đối với làn da của bạn. Cụ thể, đồ ăn cay nóng, nhiều giàu mỡ làm tăng tiết bã nhờn khiến mụn phát triển nhiều hơn. Trong khi đồ ăn nhiều chất xơ, giàu vitamin lại giúp bạn có một làn da tươi trẻ, khỏe mạnh. Tương tự như vậy, việc ngủ không đủ giấc rất dễ khiến cơ thể bị stress – đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng mụn mọc lên không ngừng.
4. Da mặt nhiễm khuẩn có những triệu chứng gì?
- Ban đầu da mặt nổi các mảng hồng ban, kèm theo đó là tình trạng sưng đỏ và nóng nhẹ ở những vùng da bị mụn
- Trên các mảng hồng ban có thể nổi mụn mủ, mụn mụn nhọt hay mụn nước bỏng nhỏ.
- Mụn nước có thể vỡ gây rỉ nước, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng.
- Vùng da bị viêm có thể sưng to, sờ vào sẽ rất đau và thường mưng mủ vàng dưới da.
- Ngoài các dấu hiệu trên da, bạn có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt nhẹ, chóng mặt, buồn nôn.
5. Xử lý mụn tránh nhiễm khuẩn da mặt với bộ 3 Nacurgo
Trị mụn không thể ngày một ngày hai là khỏi mà là cả một quá trình và đòi hỏi bạn phải kiên trì. Qua tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn, những sai lầm mà bạn có thể găp phải trong quá trình trị mụn thì dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn xử lý mụn đúng cách, tránh được tình trạng nhiễm khuẩn da mặt:
Bước 1: Vệ sinh da mụn sạch sẽ bằng dung dịch rửa vết thương Nacurgo
Như đã nói ở trên, bước làm sạch rất quan trọng trong việc trị mụn, không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn, tránh nhiễm khuẩn da mặt mà còn loại bỏ được dầu thừa, bã nhờn.
Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (Nacurgo chai xanh) khiến cho việc làm sạch da mụn trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần dùng bông tẩy trang hoặc khăn sạch thấm một lượng vừa đủ rồi nhẹ nhàng lau toàn bộ vùng da mụn đã rửa trôi được bụi bẩn vi khuẩn trên da. Không chỉ vậy, vùng da bị mụn còn còn có cảm giác mát dịu và nhanh lành hơn nhờ chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: Trà xanh, tràm trà và bạc hà, nghệ trắng nano quý hiếm, trầu không, lô hội.
Nacurgo chai xanh là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố KHÁNG KHUẨN – SẠCH NHỜN – AN TOÀN – MÁT DỊU – TÁI TẠO SỚM. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm cho làn da đang bị mụn.
☛ Đọc thêm về sản phẩm: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (125ml)
Bước 2: Xịt Nacurgo giúp bảo vệ nốt mụn bị trầy xước
Sau khi vệ sinh da mặt bằng Nacurgo chai xanh, lớp sừng da ngoài cùng đã được loại bỏ. Da mặt bạn lúc này rất mỏng và nhạy cảm, đặc biệt là các nốt mụn, chúng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, thứ bạn cần lúc này là một sản phẩm có thể bảo vệ được các nốt mụn.
Sử dụng dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide giúp bảo vệ mụn khỏi tác động từ nước, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, ngăn chặn các nốt mụn nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, Nacurgo chai xịt vàng còn chứa 2 thành phần ưu việt khác là tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis góp phần làm sạch da, teo se nhân mụn, chống viêm và hạn chế để lại thâm sẹo.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn dùng tăm bông thấm dung dịch Nacurgo – Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt vàng), chấm lên các nốt mụn viêm, mụn sưng đỏ 3-4 lần/ ngày. Sau khi mụn rụng nhân hoặc sau khi nặn mụn, tiếp tục chấm Nacurgo màng sinh học đến khi mụn lành hẳn.
☛ Đọc thêm: Nacurgo màng sinh học trị mụn như thế nào?
Bước 3: Gel Nacurgo – sản phẩm đặc trị mụn
Sau khi các nốt mụn đã được bảo vệ bởi một màng sinh học Polyesteramide, bạn hoàn toàn có thể bôi một sản phẩm đặc trị mà không cần lo lắng về vấn đề chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
Cùng là dòng sản phẩm từ Nacurgo, Nacurgo gel mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc Tiêu viêm mụn – Đẩy nhân mụn – Xóa mờ thâm – Lấp đầy sẹo rỗ nhờ chiết xuất từ bộ đôi Allium Cepa & Centella Asiatica (hành đỏ và rau má Pháp). Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng hơn so với các mỹ phẩm xách tay do chúng được nghiên cứu bài bản dựa trên cấu trúc da, đặc trưng khí hậu nóng ẩm, môi trường khói bụi tại Việt Nam.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Kết luận: Nhìn chung, các bước chăm sóc da mụn không quá khó, nếu thực hiện tốt thì tình trạng mụn trên da của bạn sẽ được cải thiện và phục hồi. Tuy nhiên, dù sau khi đã hết mụn, bạn vẫn cần chăm sóc da thường xuyên, điều này giúp da khỏe mạnh, đồng thời ngăn mụn quay trở lại.