Chào chuyên gia!
Em mới bị bỏng xe máy cách đây 5 hôm. Hiện tại em đã đỡ đau hơn nhưng tại vị trí bỏng có xuất hiện bọng nước khá to và có hiện tượng vỡ bọng. Do ở vị trí dễ nhìn nên em đang lo không biết nó có để lại sẹo sau này không. Cơn đau em cũng trải qua rồi, bây giờ em chỉ mong nó không để lại sẹo thâm hay sẹo lồi thôi ạ. Em cứ lên mạng đọc, thấy hình ảnh sẹo là em lại lo lắng. Chuyên gia cho em hỏi: Liệu vết bỏng có để lại sẹo không? Có cách nào để em hạn chế nguy cơ này không ạ.
Em cảm ơn nhiều !
Ngô Hà Trang – Thạch Thất – Hà Nội
Trả lời
Chào Hà Trang !
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Nacurgo. Lo lắng của bạn cũng là lo lắng chung của rất nhiều chị em. Câu trả lời Nacurgo xin được giải đáp qua các nội dung dưới đây để bạn yên tâm hơn.
Mục lục
Bỏng và các mức độ của bỏng
Bỏng là một tai nạn bất thường có thể xảy ra với bất kỳ ai khi chạm vào một vật quá nóng, một dung dịch hóa chất, nước nóng, bỏng điện hoặc chạm vào bô xe máy...
Mức độ của bỏng có nghiêm trọng hay không phục thuộc rất nhiều vào thời gian bạn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng và cường độ gây bỏng của nó. Thông thường bỏng sẽ có 3 mức độ cơ bản như sau:
- Bỏng cấp 1: là cấp độ bỏng gây tổn thương lớp ngoài cùng (biểu bì). Vùng da bị bỏng sẽ tấy đỏ và đau. Bỏng cấp độ 1 là mức độ bỏng nhẹ, thời gian lành lại từ 6 đến 7 ngày.
- Bỏng cấp 2: là cấp độ bỏng có ảnh hưởng lớp biểu bì và lớp hạ bị (dưới da). Bị bỏng cấp 2, ngoài cơn đau bạn còn có nguy cơ hình thành phồng nước rộp lên tại vị trí bỏng. Với vết bỏng này phải 2 đến 3 tuần mới có thể lành lại.
- Bỏng cấp 3: Đây là cấp độ bỏng nặng nhất. Không chỉ phá hủy phần da bên ngoài, phần hạ bì dưới da, mà phần cơ, xương bên trong cũng bị ảnh hưởng, thậm chí là cả các dây thần kinh. Bị bỏng cấp 3, phần da bỏng có thể chuyển màu trắng hoặc đen. Phải mất rất nhiều thời gian vết bỏng mới có thể lành lại. Theo thống kế thì nó rơi vào khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Với vết bỏng bô xe máy Hà Trang mô tả thì cấp độ bỏng bạn đang gặp phải là bỏng cấp 2. Mức độ tổn thương ở lớp biểu bì, hạ bì. Có xuất hiện phồng nước và gây ra đau đớn cho bạn. Vậy thì vết bỏng đó có nguy cơ để lại sẹo?
➤ Có thể bạn sẽ cần: Tổng hợp những thông tin cần biết về Bỏng
Bỏng có để lại sẹo không?
Trong quá trình chữa lành tổn thương thì nguy cơ để lại sẹo trên các vết bỏng là rất cao. Theo thống kê của Viện bỏng quốc tế thì có đến 70% các vết bỏng sẽ có nguy cơ để lại sẹo, gây ra cho người bệnh ảnh hưởng không nhỏ về thể xác và tinh thần. Nhẹ thì là sẹo không đều màu so với da cũ mà nặng có thể là sẹo lồi lõm, co kéo trên vết bỏng. Sẹo bỏng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào diện tích bỏng và mức độ tổn thương của vết bỏng trên da.
Nói như vậy không phải vết bỏng nào cũng có nguy cơ để lại sẹo. Với bỏng cấp 1 là một minh chứng. Thời gian lành lại chỉ từ 6 đến 7 ngày do tổn thương ở lớp biểu bì. Khi phục hồi vết bỏng này không để lại bất kỳ một loại sẹo nào, có chăng là sự khác nhau giữa màu da nhưng sẽ cải thiện và đều màu sau 1 thời gian ngắn.
Nhưng với bỏng cấp 2 trở lên thì nguy cơ để lại sẹo gần như là chắc chắn. Sẹo thâm có thể được cải thiện mờ dần nhưng bạn cần sống với nó trong một thời gian tương đối dài. Bỏng cấp 3 (bỏng nặng) còn ghi nhận những vết sẹo có thể để lại trên da vĩnh viễn. Hay nói một cách đơn giản thì mức độ bỏng càng lớn thì nguy cơ để lại sẹo càng cao, các vết sẹo càng nghiêm trọng và khó cải thiện.
Vết sẹo do bỏng sẽ hình thành thấy rõ trong thời gian đầu tiên và có xu hướng mờ dần theo thời gian về màu sắc, độ phẳng và giảm dần độ nhạy cảm sau khi được hồi phục hoàn toàn.
Các loại sẹo do bỏng để lại!
Bỏng cấp 1 không gây ra sẹo, bỏng cấp 2 và 3 thì thường sẽ gây ra một số vết sẹo mất thẩm mỹ sau đây:
- Sẹo thâm: Đây là sẹo phổ biến trên vết bỏng nhất là bỏng bô xe máy và cũng là lo lắng của hầu hết chị em phụ nữ chứ không riêng gì Hà Trang. Sẹo thâm hình thành do cơ thể tăng sản sinh sắc tố melalin trong quá trình lành lại vết bỏng. Có thể hạn chế điều này bằng cách kiêng một số loại đồ ăn.
- Sẹo phì đại: là vết sẹo có thể khiến vùng da bỏng bị tím, đỏ, nhô cao hơn so với trạng thái da bình thường. Tại vết sẹo có thể thấy rõ sự ấm hơn, nhạy cảm hơn và ngứa hơn.
- Sẹo lõm: Hình thành khi vết bỏng tổn thương nặng, sâu vào các mô và tế bào. Nhưng trong quá trình chăm sóc lại không bổ sung đầy đủ lượng protein và khoáng chất để tạo mô và tế bào nên sau khi lành lại nó sẽ là một vùng trũng hơn bình thường.
- Sẹo lồi: Là vết sẹo có đặc điểm sưng hơn vùng da cũ, bóng và không có lông. Màu của vết sẹo lồi có thể là màu hồng nhạt, màu thâm sạm hoặc màu trắng bất thường tùy vào dinh dưỡng và chăm sóc...
Cách chăm sóc vết bỏng hạn chế nguy cơ để lại sẹo
Chăm sóc bỏng khi bọng nước chưa vỡ
Với vết bỏng chưa bị vỡ phồng nước bạn chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng vùng da bỏng với nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó bảo vệ vết thương tránh các tác nhân bên ngoài xịt Nacurgo màng sinh học bao phủ lên vết bỏng. Lưu ý không chọc vỡ phồng nước bởi nó có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng thông qua tổn thương hở ở chỗ vỡ. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp và mất thời gian hơn rất nhiều.
Chăm sóc bỏng có phồng nước bị vỡ đúng cách
Cụ thể vết bỏng của bạn là bỏng do bô xe máy gây ra, mức độ bỏng là cấp 2, đang có hiện tượng phồng nước bị vỡ. Vậy cách xử lý đơn giản như sau:
Bước 1: Làm sạch vết bỏng hàng ngày
Rửa sạch vết bỏng hàng ngày dung dịch rửa vùng da tổn thương Nacurgo ngày 1 lần bằng cách tưới trực tiếp dung dịch lên vết bỏng bị vỡ để làm sạch và loại bỏ dịch nhầy tại vết bỏng. Bạn có thể kết hợp dung dịch Nacurgo rửa sạch da hư tổn với băng gạc sạch để lấy đi dịch nhầy, tế bào chết và bụi bẩn trên vùng da bị bỏng.
Dung dịch Nacurgo rửa là bước chăm sóc vết bỏng bị vỡ phồng nước tối ưu với 5 tiêu chí: Ngừa khuẩn - Sạch nhầy - An toàn - Dịu mát - Khử mùi.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
➤ Tham khảo thêm: Dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)
Bước 2: Bảo vệ vết bỏng tránh tác nhân gây hại
Sau bước làm sạch, bạn cần bảo vệ vết bỏng lại để ngăn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc này là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho vết bỏng hở.
Dung dịch xịt tạo màng sinh học bảo vệ tối ưu cho vết bỏng bị vỡ. Công nghệ màng sinh học có tác dụng như một hàng rào bao phủ bảo vệ vết bỏng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi, ngăn thoát hơi nước đảm bảo cho vết bỏng luôn sạch trong suốt quá trình chăm sóc. Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần xịt trực tiếp Nacurgo màng sinh học bao phủ lên vết bỏng. Sau 4-5h lớp màng này tự phân hủy nên chỉ cần xịt lớp mới lên.
Những lo lắng về sẹo thâm của bạn sẽ được giải quyết nhờ vào tinh chất nano Cucurmin dạng siêu phân tử giúp chống viêm, kháng khuẩn, thẩm thấu dễ dàng cho tổn thương phục hồi nhanh chóng và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Tinh chất trà xanh, chứa các hoạt chất catechin, polyphenol, flavonoid giúp sát khuẩn, kháng khuẩn dịu nhẹ, làm dịu cho vết bỏng thúc đẩy quá trình tái tạo da và hạn chế hệ lụy để sau khi vết bỏng lành lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Xử lý bỏng nặng, tổn thương sâu
Với bỏng tổn thương nặng, sâu thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu tự ý chăm sóc không đúng cách còn có thể khiến vết bỏng bị hoại tử. Trường hợp này bạn cần thăm khám và xử lý tại bệnh viện chuyên khoa bỏng. Tuyệt đối không bôi bất kỳ thứ gì vào vết bỏng nặng trước khi đưa đến bệnh viện. Đây là sai lầm của nhiều người bệnh khiến chăm sóc và xử lý phức tạp hơn rất nhiều.
Bạn cần phải sơ cứu đúng cách vết bỏng nặng trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện. Cách này giúp giảm mức độ tổn thương sâu, rộng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng.
➤ Mời bạn tham khảo thông tin: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Ngăn ngừa sẹo do bỏng gây ra
Để ngăn ngừa sẹo do bỏng gây ra bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Chú ý sơ cứu vết bỏng kịp thời trong thời gian vàng để tránh tổn thương sâu. Mức độ bỏng càng nhẹ thì nguy cơ để lại sẹo càng ít.
- Không bôi lên vết bỏng những bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, thậm chí là phản khoa học vì điều này là nguyên nhân gây nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Hạn chế vận động để vết bỏng mau lành hơn
- Có kế hoạch bôi thuốc trị sẹo chuyên dụng ngay khi nó có hiện tượng lên da non.
- Trong quá trình điều trị nên kết hợp dinh dưỡng phù hợp. Tránh ăn một số thực phẩm không tốt cho sự lành lại của vết bỏng như: Rau muống, đồ nếp, da gà, đồ cay nóng hay đồ ăn nhiều đường...
- Kiểm tra vết bỏng thường xuyên để phát hiện những thay đổi bất thường và kịp thời xử trí.
- Không chọc vỡ vết bỏng bị phồng nước.
- Sau khi vết bỏng lành lại, bạn nên kéo dãn vùng bỏng vài phút mỗi ngày để ngăn nguy cơ biến chứng sẹo co thắt. Đồng thời có thể mát xa nhẹ nhàng để máu lưu thông và nuôi dưỡng cho vùng da sau bỏng....
Trên đây là những giải đáp của Nacurgo cho thắc mắc của Hà Trang. Hy vọng qua những thông tin này bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng và có thể lên kế hoạch chăm sóc cho vết bỏng của mình tốt nhất, ngăn ngừa nguy cơ sẹo. Cảm ơn bạn. Chúc vết bỏng của bạn mau lành.
Tham khảo:
https://www.carlsonattorneys.com /news-and-update/how-to-prevent-scarring-after-a-burn-injury
Văn Phong đã bình luận
Thanh Hiền đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận