Tôi có một vết loét da hình tròn ở mu bàn tay. Tuy nhiên trước đó tôi không hề bị bỏng, bị thương hay va đập ở đâu. Vậy vết loét hình tròn này có thể hình thành do đâu và cách để chữa trị chúng như thế nào? Mong chuyên gia giải đáp.
Trả lời
Mục lục
Bạn có một vết loét hình tròn nhưng không phải do gặp chấn thương. Để giải đáp thắc mắc loét da hình tròn hình thành do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Loét da hình tròn là gì?
Loét da hình tròn là những tổn thương trên da có dạng hình tròn, chúng phá hủy cấu trúc da, thậm chí còn ăn mòn các mô bên dưới da. Điều này khiến cho tình trạng vết loét luôn ở trạng thái là vết thương hở lâu lành.
Ban đầu, vết loét hình tròn có thể xuất hiện dưới dạng một vết hồng ban tròn nhỏ, giống như kích ứng nhẹ. Theo thời gian, các mô da bắt đầu phân hủy tạo thành vết thương nông. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, làm cho vết loét lâu lành, thậm chí tình trạng tổn thương tiến triển nặng hơn gây hoại tử da.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần kiểm soát tình trạng loét da càng sớm càng tốt. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần nắm được nguyên nhân gây ra vết loét da hình tròn này.
Nguyên nhân gây loét da hình tròn
Thông thường, nguyên nhân gây nên tình trạng loét da là do tỳ đè, vết thương hở không được chữa trị kịp thời hay do các vết bỏng sâu. Tuy nhiên, các yếu tố liệt kê trên sẽ gây nên vết loét với những hình dạng khác nhau. Do đó, các vết loét hình tròn hầu hết được hình thành từ các bệnh lý về da như: hắc lào, chốc lở, chàm đồng tiền. Những tổn thương trên da do các bệnh lý trên gây ra đều có dạng hình tròn hoặc hình oval. Dần dần chúng sẽ phát triển thành vết loét da hình tròn nếu bạn không chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân gây loét da hình tròn được liệt kê dưới đây:
Hắc lào
Hắc lào là bệnh da liễu gây ra bởi các loại nấm trychophytone, microsporum hay epidermophyton. Hắc lào gây ra những tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục, có danh giới rõ ràng so với vùng da xung quanh. Vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng hoặc nâu, thường gây bong tróc vảy có cạnh sắc cứng và ngứa ngay tại vị trí tổn thương. Ở bề mặt vết thương sẽ xuất hiện mụn nước, những mụn nước này thường tập trung ở phần rìa vết thương.
Hắc lào thường gây ra vết loét hình tròn do tình trạng vỡ mụn nước. Khi mụn nước vỡ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh có thói quen "gãi". Điều này khiến cho vùng da vốn bị tổn thương do hắc lào sẽ trở thành những vết thương hở do bị trợt da. Bên cạnh đó, triệu chứng ngứa càng dữ dội khi có mồ hôi, tạo điều kiện để hắc lào phát triển thành loét da hình tròn.
Chốc lở
Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Chốc lở rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện vết loét hình tròn trên da - đây là dấu hiệu thông thường của bệnh. Ban đầu, những vết loét này chỉ là những dát đỏ hồng, sau đó chúng tiến triển thành mụn nước có mủ. Mụn nước vỡ sẽ tạo thành vết loét sâu hình tròn với lớp vảy màu vàng nâu phía trên. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên những vị trí thường bị là các vùng da hở như xung quanh miệng, mũi, trên bàn tay và bàn chân
Chốc lở thường không nguy hiểm, những vết loét đỏ hình tròn là dạng nhẹ và chúng có thể tự lành từ 2-4 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây viêm mô tế bào (nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới các mô dưới da), các vấn đề về thận hoặc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Chàm đồng tiền
Chàm đồng tiền là thể chàm thường gặp với những tổn thương là các vết loét tròn hình đồng tiền trên cơ thể. Các vết loét thường xuyên xuất hiện mu bàn tay, khuỷu chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể. Thời tiết hanh khô là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.
Ban đầu chàm đồng tiền xuất hiện là vết hồng ban hình tròn hoặc hình đồng xu. Sau đó, trên bề mặt các vết hồng ban nổi nhiều mụn nước, xung huyết. Mụn nước có xu hướng tự vỡ gây chảy dịch và trợt loét, từ đố hình thành nên các vết loét da hình tròn. Theo thời gian, tổn thương da có dấu hiệu lichen hóa như đóng vảy, nứt da, sần sùi.
Những người bị mắc bệnh chàm đồng tiền chủ yếu là do cơ địa yếu, da dễ bị tổn thương và dị ứng. Tuy nhiên khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường như các hóa chất độc hại, khói bụi và cách sinh hoạt hàng ngày thì bệnh rất dễ phát triển và tiến triển nặng hơn.
Bài viết liên quan: Giải đáp thắc mắc: Bị lở loét da cần làm gì?
Điều trị loét da hình tròn như thế nào?
Như đã nói ở trên, loét da hình tròn thường đến từ các bệnh da liễu, trong quá trình chăm sóc điều trị không đúng khiến vùng da bị tiến triển nặng hơn tạo thành các vết loét.
Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tốt nhất với các vấn đề loét da hình tròn do bệnh lý da liễu gây ra nên đến các bệnh viện, phòng khám da liễu để được soi da, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh.
Bên cạnh việc điều trị triệt để nguyên nhân, thì việc xử lý vết loét da hình tròn đúng cách ngăn ngừa bội nhiễm vết thương là điều cần thiết nhất.
☛ Tham khảo thêm: Lựa chọn thuốc bôi lở loét, loét tỳ đè hiệu quả!
Xử lý vết loét da hình tròn với bộ đôi Nacurgo
Để xử lý loét da hiệu quả, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ để không tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Dưới đây là các bước chăm sóc vết thương với bộ đôi sản phẩm Nacurgo:
Bước 1: Rửa sạch vùng da bị tổn thương với Nacurgo chai xanh
Việc vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương là điều đầu tiên cần làm để điều trị bất cứ vết thương nào, không riêng vết loét hình tròn. Điều này loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn - những yếu hình thành nên vết loét hình tròn trên da.
Lựa chọn dung dịch rửa vết thương Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Nacurgo chai xanh có tác dụng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, từ đó vừa tiêu diệt được vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết, vừa loại bỏ dịch nhầy trên bề mặt vùng da bị tổn thương, đồng thời khử mùi tốt.
Ngoài ra, với những tình trạng vết loét có tình trạng mủ xanh vàng, vảy da chết hay các mô hoại tử thì cần loại bỏ chúng trước khi thực hiện rửa bằng Nacurgo. Sử dụng một chiếc nhíp sạch đã được khử trùng sạch sẽ để gắp bỏ chúng, từ đó dung dịch Nacurgo sẽ thấm vào vết loét và phát huy tác dụng làm sạch tốt hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 2: Xịt Nacurgo màng sinh học giúp bảo vệ vết loét
Sau khi vết loét đã được rửa sạch thì cần băng bó cẩn thận nhằm ngăn cản vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập lại. Thông thường tổn thương do loét da, đặc biệt là vết loét hình tròn và có độ sâu, muốn chúng nhanh lành thì phải cần một không gian thoáng đãng. Nếu sử dụng các biện pháp băng bó truyền thống thống bằng gạc sẽ gây bí bách, ẩm thấp cho vùng da bị thương. Dựa trên cơ sở đó, thay vì sử dụng băng gạc thông thường thì bạn có thể thay thế bằng dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vùng da tổn thương.
Nacurgo màng sinh học với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết loét trên da.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho các băng vết thương truyền thống khi nó vừa che phủ được vết thương nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi của vết loét tròn trên da.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thúc đẩy loét da nhanh lành hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Kết luận
Như vậy trên đây là những thông tin liên quan đến vết loét hình tròn trên da bao gồm nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hợp lý. Mong rằng, với bài viết trên, người đọc sẽ có được những kiến thức bổ ích với những vết loét hình tròn để ngăn ngừa chúng xảy ra với bản thân.