Chào chuyên gia!
Em có một câu hỏi mong được chuyên gia tư vấn. Cách đây 2 hôm em có bị ngã xe. Nó khiến cho em bị khá nhiều vết bầm và vết thương trên người. Em có sơ cứu và chăm sóc với sản phẩm Nacurgo bên mình nên cũng yên tâm phần nào. Tuy nhiên em vẫn có chút thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc vết thương.
Qua tìm hiểu trên mạng, có nhiều thông tin cho rằng thịt bò là thực phầm cần kiêng kỵ khi đang có vết thương hở. Điều này có đúng không? Mẹ em lại cho rằng ăn thịt bò sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho vết thương lành lại nhanh hơn. Thông tin nào là đúng ạ? Trường hợp như em bị vết thương ăn thịt bò được không?
Mong nhận được tư vấn sớm ạ. Em cảm ơn chuyên gia!
Phạm Mỹ Lệ – An Giang
Trả lời
Chào Mỹ Lệ. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của Nacurgo. Chúng tôi hiểu được những lo lắng cũng như phân vân trước 2 luồng ý kiến trái chiều. Một là chia sẻ của cộng đồng mạng, 2 là chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mẹ. Với thắc mắc này, Nacurgo xin phép được trả lời chi tiết qua những thông tin chi tiết dưới đây.
Mục lục
Dinh dưỡng trong thịt bò
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt bò sẽ bao gồm chủ yếu là protein và 1 lượng chất béo nhất định. Trong 100 gam sẽ bao gồm:
- Năng lượng chuyển hóa: 182 Kcal
- Protein: 21.5 gam
- Lipid: 10.7 gam
- Vitamin dồi dào: Vitamin PP (4.5 mg), vitamin A (12 mcg), vitamin B12 (3.05 mcg), vitamin B6 (0.44 mg)
- Khoáng chất: Magie (28 mg), Sắt (3.1 mg), đồng (160 mg), kẽm (3.64 mg), canxi (12 mg)...
- Glucid và chất xơ: 0 gam...
Quan niệm 1 bị thương nên ăn thịt bò!
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vậy, thịt bò rất phù hợp để bồi bổ cơ thể, bù đắp nguồn năng lượng mất đi khi có vết thương. Nhưng có ý kiến lại cho rằng không nên sử dụng thịt bò do nó có thể làm tăng sinh sắc tố melanin, làm cho vết thương xuất hiện thâm sạm xấu xí khi lành lại. Vậy thì quan niệm này là đúng hay sai?
Các chuyên gia dinh dưỡng kết hợp với các bác sĩ ngoại khoa đã chỉ ra rằng bạn hoàn toàn có thể bổ sung thịt bò vào bữa ăn trong quá trình chăm sóc vết thương, nó giúp cung cấp dưỡng chất để sản sinh các mô, tế bào mới, thúc đẩy sự lành lại của vết thương nhanh hơn. bị thương tuy nhiên không phải. Vì thế quan niệm này không sai. Lời khuyên của mẹ dành cho bạn không phải không có căn cứ.
Quan niệm 2 bị vết thương hở không nên ăn thịt bò!
Không thể phủ nhận nguồn dinh dưỡng trong thịt bò rất dồi dào, nhưng vẫn có quan niệm cho ràng không nên ăn thịt bò vì nó có nguy cơ để lại sẹo thâm xấu xí. Điều này cũng không sai. Nếu bạn sử dụng thịt bò trong quá trình lên da non, vùng da non sẽ có hiện tượng thâm sạm hơn mức bình thường mặc dù mức độ lành lại vẫn nhanh hơn khi không tiêu thụ thịt bò.
Vậy quan niệm nào đúng?
Nacugro xin khẳng định rằng cả 2 quan niệm trên đều không sai, cả 2 đều đúng. Bạn vẫn có thể sử dụng thịt bò khi bị vết thương hở. Nhưng:
- Chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, giúp vết thương mau lành, không ăn quá nhiều để tránh sẹo thâm để lại
- Nên ăn thịt bò trong giai đoạn đầu khi mới có vết thương để thành phần dinh dưỡng sẽ chuyển hóa để tăng sản sinh mô, tế bào mới để vết thương mau lành. Hạn chế sử dụng thịt bò khi vết thương ở giai đoạn lên da non.
- Nên có kế hoạch trị sẹo thâm ngay từ giai đoạn bắt đầu lên da non để hạn chế nguy cơ này.
Bị thương nên ăn gì, kiêng gì?
Để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng, người bị thương nên lựa chọn các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu protein: việc bổ sung protein giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, cân bằng chất lỏng, tạo hồng cầu mới và giúp luân chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể. Bổ sung protein từ thịt lợn, các loại hạt họ đậu, óc chó...
- Thực phẩm giàu omega 3: giúp giảm nguy cơ sưng viêm, cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu để tại tạo mô, tế bào mới, phòng ngừa nhiễm trùng. Thực phẩm giàu omega 3 bao gồm: Bơ, đậu nành, quả óc chó...
- Đa dạng vitamin: để tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Một số loại vitamin tốt cho da như vitamin A, vitamin C, vitamin E có nhiều trong các loại quả họ mọng nước như: Cam, quýt, bưởi hoặc các rau quả khác như cà chua, đu đủ, kiwi, bí đỏ, rau lang, cà rốt, rau bina...
- Thực phẩm giàu Carbohydrate: được các chuyên gia khuyên nên sử dụng khi bị vết thương hở. Nó cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào chữa lành các mô tổn thương, lưu thông máu hiệu quả. Thực phẩm giàu carbohydrate: bánh mỳ, khoai tây, chuối, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh...
- Uống nhiều nước: giúp làm mát cho vết thương đồng thời đẩy nhanh hơn quá trình lành lại. Ngoài ra, nếu vết thương mức độ nặng phải kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh, uống nhiều nước sẽ giúp tăng hiệu quả của thuốc và phòng ngừa hiện tượng nóng trong.
Bên cạnh nhóm thực phẩm khuyên dùng, cũng cần hạn chế các thực phẩm sau bởi nó là kẻ thù của vết thương có thể khiến vết thương lâu lành thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng: đồ ngọt, đồ uống có ga, chất kích thích, rau muống, thịt gà, đồ nếp, thịt chó,...
Đường là một trong những nguyên liệu không nên sử dụng khi có vết thương hở☛ Mời bạn xem thông tin chi tiết: Vết thương hở nên ăn gì để mau khỏi?
Ngoài thực phẩm nên có chế độ sống lành mạnh
Ngoài thực phẩm và cách chăm sóc đúng cách bạn cũng cần duy trì một chế độ sống lành mạnh, có như vậy quá trình chuyển hóa mới đảm bảo diễn ra thuận lợi. Một số việc bạn cần làm để có một cuộc sống khoa học:
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian này.
- Ngủ đủ giấc để nâng cao chuyển hóa trong cơ thể.
- Hạn chế vận động mạnh vì nó có thể làm vết thương bị tổn thương thêm.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vết thương, đồng thời sát trùng đồ dùng sử dụng để chăm sóc da tổn thương.
- Cần duy trì chế độ chăm sóc vết thương đều đặn cho đến khi tổn thương lành lại.
- Ngay khi vết thương lên da non bạn cần kết hợp một số phương pháp trị sẹo để ngăn ngừa nguy cơ sẹo thâm để lại.
☛ Tham khảo thêm: Chăm sóc vết thương hở đúng cách
Trên đây là giải đáp của Nacurgo cho vấn đề của bạn. Hy vọng bạn sẽ chọn được thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp hơn thịt bò và không quen chúc vết thương của bạn mau phục hồi!