Mỡ trăn là một cái tên HOT đang được các chị em săn đón nhiệt tình bởi tác dụng mà nó đem lại đối với làn da. Vậy có nên sử dụng mỡ trăn trị vết thương hở hay không? Liệu, nó có an toàn và đạt tác dụng hiệu quả như lời đồn? Đây là những câu hỏi được không ít người quan tâm. Bài viết dưới đây, Nacurgo.vn sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.
Mục lục
Mỡ trăn có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu về tác dụng của mỡ trăn thì bạn cần hiểu rõ được mỡ trăn là gì? Mỡ trăn là loại mỡ động vật được lấy trực tiếp từ con trăn. Sau khi trải qua các quy trình chiết xuất, loại bỏ các tạp chất liên quan thì thu được mỡ trăn ở dưới dạng dung dịch lỏng, có màu vàng óng. Nếu được bảo quản trong điều kiện thích hợp như ngăn mát tủ lạnh thì mỡ trăn có thể dùng được từ 1 – 2 năm.
Theo các phân tích, mỡ trăn nguyên chất chứa hàm lượng lớn ester của acid béo không bão hòa như acid oleic (47,1%), acid Palmitic (19,7%), acid Stearic (10,8%),… Một số thành phần trong loại mỡ này có khả năng cân bằng độ ẩm cho da và tạo hàng rào bảo vệ giúp da tránh khỏi tác nhân gây hại. Đây cũng là giải pháp hiệu quả giúp tăng độ mềm mại cho làn da của bạn đồng thời chống lại tình trạng da khô, bong tróc quá mức.
Ngoài ra, mỡ trăn còn được biết đến công dùng hỗ trợ trị sẹo lồi. Theo nghiên cứu tiến hành tại Nigeria năm 2013, khi bôi mỡ trăn lên vết sẹo lồi sẽ làm tăng tổng hợp enzyme collagenase, đẩy nhanh quá trình phân hủy collagen có trong mô sẹo. Kết quả là làm mờ các vết sẹo cứng đầu. Nếu bạn mong muốn có làn da mịn màng, không tỳ vết thì mỡ trăn cũng là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo, đưa vào chế độ chăm sóc da của mình.
Với tác dụng tuyệt với đối với làn da như trên, liệu mỡ trăn dùng trị vết thương hở có tốt hay không?
Cẩn trọng khi dùng mỡ trăn trị vết thương hở!
Theo một số ghi nhận, do mỡ trăn bôi lên tạo cảm giác mát dịu trên da nên một số người đã dùng loại mỡ này trị vết thương hở ngoài da hay vết bỏng. Kết quả là đã có nhiều trường hợp phải nhập viện do vết thương đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong thành phần mỡ trăn chứa các acid béo có thể khiến phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ, tăng cường giải phóng chất trung gian hóa học và huy động nhiều hơn các đại thực bào đến ổ viêm. Đồng thời, nó còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, làm cho tình trạng vết thương càng thêm nghiêm trọng.
Hậu quả là chỉ sau một thời gian ngắn, vết thương xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đau nhiều hơn, tăng tiết dịch mủ, có mùi hôi thối, cơ thể mệt mỏi, sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như nhiễm khuẩn huyết, viêm da, hoại tử,… thậm chí là dẫn đến tử vong. Vậy nên, khi gặp các triệu chứng nhiễm trùng trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Vì vậy, bạn chỉ nên bôi mỡ trăn trong trường hợp vết thương đã liền miệng, khi đó có thể giúp lành vết thương nhanh hơn và ngăn ngừa sẹo lồi. Bạn tuyệt đối không nên tùy ý sử dụng chế phẩm này cũng như phương pháp dân gian chưa kiểm chứng khác khi vết thương còn hở miệng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị vết thương một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở đúng cách!
Đối với các vết thương hở, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị tác nhân có hại như vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập, gây ra nhiễm trùng và hoại tử da. Bởi vậy, việc xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách là điều cần thiết, nó sẽ giúp nhanh lành vết thương, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bước 1: Cầm máu vết thương
Cầm máu là bước đầu tiên trong quá trình sơ cứu vết thương. Tùy vào tình trạng, tính chất của tổn thương, bạn lựa chọn phương pháp cầm máu cho phù hợp. Cách thông thường nhất là bạn dùng miếng băng hoặc tấm vải sạch đặt nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương. Sau đó, dùng lực ấn vừa phải của tay lên vết thương để ngăn chảy máu. Nếu trường hợp không có sẵn băng gạc tại chỗ thì có thể dùng trực tiếp bàn tay hoặc vải từ quần áo băng bó vết thương, cầm máu.
Ngoài ra, để làm chậm tốc độ máu chảy, bạn có thể đưa vị trí vết thương lên cao hơn so với tim thì làm giảm lượng máu đưa đến khu vực này. Cách làm này cũng sẽ đảm bảo lượng máu mất ít hơn và có đủ để cung cấp cho cơ quan thiết yếu của cơ thể.
Lưu ý: Trước khi tiến hành xử lý vết thương, bạn cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa sát khuẩn để hạn chế không gây nhiễm trùng vết thương.
Bước 2: Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương là làm sạch và sát khuẩn. Sau khi cầm máu thì bạn cần tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa chuyên dụng. Một trong những dung dịch rửa được người dùng ưa chuộng trên thị trường là dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh).
Không chỉ có tác dụng làm sạch thông thường, sản phẩm còn đáp ứng 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHỜN – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Chính bởi đặc điểm đó, Nacurgo nhanh chóng loại bỏ các bụi bẩn khỏi vết thương đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
Sản phẩm được nghiên cứu, bào chế với thành phần chính là dung dịch nước điện hóa ion, chứa các chất như HClO, HO*, ClO-,… Dung dịch này có cơ chế diệt khuẩn mạnh tương tự như hệ miễn dịch là ngăn chặn quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nó còn giúp loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn làm sạch nhầy, khô thoáng bề mặt vết thương.
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa các hoạt chất được chiết xuất như nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, trà xanh, tinh dầu bạc hà,… Các thành phần này ngoài vai trò làm sạch sâu vết thương, ngừa khuẩn còn mang lại cảm giác mát dịu, không gây xót hay làm tổn thương mô tế bào như các loại dung dịch sát khuẩn thông thường.
Cách sử dụng: Tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vùng da tổn thương. Sau đó, dùng một miếng gạc sạch lau nhẹ nhàng vết thương để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết. Sử dụng sản phẩm đều đặn mỗi ngày 1 lần để đảm bảo vết thương luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Bước 3: Bảo vệ vết thương bằng Nacurgo màng sinh học
Để tránh hiện tượng bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập mà vẫn giữ vết thương thông thoáng trong quá trình phục hồi, tái tạo thì Nacurgo màng sinh học là giải pháp tối ưu giúp bạn bảo vệ vết thương.
Băng vết thương Nacurgo dạng xịt là sản phẩm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam được áp dụng công nghệ y học tiến bộ sử dụng màng sinh học Polyesteramide. Chiếc màng này có đặc điểm như lớp áo bảo vệ chống thấm nước, ngăn vi khuẩn xâm nhập hay tác nhân lạ từ môi trường ngoài tấn công. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo mô tế bào trong vùng da tổn thương. Ưu điểm nổi trội nữa là màng sinh học có thể duy trì trong vòng 4 – 5 tiếng và tự phân hủy.
Trong mỗi sản phẩm dung dịch xịt Nacurgo, nhà nghiên cứu bổ sung các thành phần như tinh chất trà xanh và Nano Cucurmin (tinh nghệ siêu phân tử). Đây đều là nguyên liệu nổi tiếng với công dụng trong chữa lành vết thương như đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh và thúc đẩy tái tạo mô và ngăn ngừa sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về mỡ trăn và không nên lạm dụng nó trong điều trị các vết thương hở ngoài da, đồng thời nắm rõ được các bước xử lý vết thương hở hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc hay tư vấn thêm thì hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia giải đáp kịp thời.