Khi xuất hiện các vết thương ngoài da, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao nên người bệnh thường được kê đơn thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở. Vậy, có những loại kháng sinh nào thường được bác sĩ chỉ định? Cách sử dụng kháng sinh như thế nào để vết thương nhanh lành? Việc dùng kháng sinh điều trị vết thương hở cần lưu ý gì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Vai trò của kháng sinh trong điều trị vết thương hở
Kháng sinh là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, được dùng trong các trường hợp mô và tế bào bị nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh giúp giảm tình trạng viêm, hỗ trợ cơ thể trong quá trình tự sửa chữa và hồi phục tổn thương nhanh chóng. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, kháng sinh là chỉ định đầu tay giúp bảo vệ tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn kháng sinh được coi là vô cùng cần thiết trong điều trị các vết thương hở.
- Kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa vết thương nhiễm khuẩn
Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh có mặt trên thị trường. Mỗi loại cho tác dụng nhất định trong từng trường hợp cụ thể. Cũng giống các loại thuốc khác, sử dụng kháng sinh cũng có mặt lợi và mặt hại. Đứng trước các trường hợp nhiễm khuẩn, tùy vào mức độ tổn thương để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng kháng sinh.
Khi nào cần dùng kháng sinh cho vết thương hở
Vấn đề “kháng kháng sinh” được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Để ngăn chặn vấn đề này, việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Khi vết thương có nhiễm khuẩn
Kháng sinh chỉ cho tác dụng trên vi khuẩn. Vì vậy, chỉ sử dụng kháng sinh với hai mục đích là diệt khuẩn và phòng nhiễm khuẩn.
Đối với vết thương hở, bạn có thể sử dụng kháng sinh theo đường bôi ngoài da hoặc đường uống. Tuy nhiên, việc dùng đường uống làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ, do vậy chỉ khi có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, có nguy cơ lây lan diện rộng thì bạn mới sử dụng kháng sinh theo đường uống. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng bạn nên chú ý là vết thương sưng tấy, ửng đỏ, tích tụ dịch mủ có màu, mùi khác thường và kèm theo sốt cao.
- Sử dụng kháng sinh khi và chỉ khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn
Khi được bác sĩ chỉ định
Có thể nói việc dùng kháng sinh như cầm một “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ là người hiểu rõ nhất về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải, nên sẽ quyết định bạn nên dùng loại kháng sinh nào, thời gian và liều lượng ra sao.
Một số kháng sinh được chỉ định điều trị vết thương hở
Bacitracin
Bacitracin có khả năng ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da khi bị các tổn thương như vết đứt tay, vết trầy xước, vết bỏng nhẹ,…
Bacitracin có 2 dạng bào chế là thuốc bột pha tiêm 50.000 IU (dùng tiêm bắp) và thuốc mỡ Bacitracin ointment 500 IU/g. Thuốc chủ yếu được dùng tại chỗ dưới dạng kem bôi, hạn chế tiêm do có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc kháng sinh bôi ngoài da Bacitracin
Cách dùng (dạng kem bôi): Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương rồi thoa một lượng kem vừa phải lên bề mặt, duy trì thoa 1 – 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Không dùng thuốc trong trường hợp gặp các nhiễm trùng da nặng.
- Thuốc không có khả năng điều trị nhiễm trùng do virus hoặc nấm.
- Sử dụng thuốc trong trường hợp không cần thiết hay quá liều thuốc sẽ giảm hiệu quả của thuốc.
Neomycin
Thành phần chính gồm 0,01g Triamcinolon acetonid, 15.000 IU Neomycin sulfat và 1.000.000 IU Nystatin. Thuốc có tác dụng giúp sơ cứu ngay những vết thương nhỏ, ví dụ như vết xước, vết bỏng, vết côn trùng đốt trên da,… Neomycin được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, được chỉ định điều trị các bệnh ngoài da không chảy nước, nhạy cảm với corticoid và có bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm Candida.
Liều dùng – cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ rồi bôi trực tiếp một lớp thuốc mỏng lên vết thương hở. Chỉ sử dụng trong vòng một tuần. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt.
Giá dao động khoảng 200.000 đồng/tuýp.
Mibeonate-N
Chế phẩm được bào chế dạng kem bôi ngoài da. Mỗi 1g kem Mibeonate-N gồm 1mg Betamethason dipropionat, 3,5mg Neomycin sulfat và tá dược vừa đủ.
- Kem bôi vết thương hở Mibeonate – N
Liều dùng – cách dùng: Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương. Thoa nhẹ một lớp kem Mibconate–N lên vùng da bệnh 2 lần/ngày, sáng và tối.Thời gian sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Tốc độ làm lành vết thương của thuốc phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa của bệnh nhân. Để tránh sự hấp thu thuốc vào cơ thể, bạn không nên sử thuốc kéo dài quá 4 tuần. Hạn chế băng bó vết thương trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Glomazin Neo
Glomazin có 2 thành phần chính gồm Betamethason valerate (tương đương betamethason 1 mg) và Neomycin sulfat (tương đương neomycin base 3.5 mg). Thuốc được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da, dùng để điều trị các tổn thương ngoài da có nghi ngờ nhiễm khuẩn.
Liều dùng – Cách dùng: Vệ sinh vết thương rồi bôi một lớp kem mỏng Glomazin Neo, bôi duy trì 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: Không sử dụng Glomazin Neo đối với các vết thương có diện tích rộng, tránh dùng trong thời gian dài, không dùng nếu vết thương bị nhiễm trùng do virus, nấm,…
Silvirin
Kem bôi Silvirin có nguồn gốc từ Ấn Độ, được bào chế dạng kem bôi ngoài da, khối lượng 20g/tuýp. Thành phần chính là Sulfadiazine bạc 1%. Thuốc được chỉ định điều trị các vết thương hở, các vết bỏng cấp độ 2-3 với tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn.
Thuốc có giá thành tương đối rẻ, chỉ khoảng 20.000 đồng/tuýp.
- Kháng sinh điều trị vết thương hở Silvirin
Cách sử dụng: Rửa sạch và lau khô vết thương trước khi dùng thuốc. Dùng một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vết thương hở. Có thể dặm lại kem ở những vùng kem bị trôi.
Lưu ý: Thuốc không được dùng với đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Không nên dùng cho người có tiền sử thiếu G6PD vì có thể gây ra hiện tượng huyết tán. Khi có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào cần dừng thuốc ngay lập tức.
Tetracyclin
Tetracyclin là kháng sinh dùng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm cả mụn trứng cá và viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Trên thị trường, tetracyclin có 2 bào chế: Viên nén (hàm lượng 250mg hoặc 500mg) và thuốc mỡ tra mắt (hàm lượng 1% tetracyclin).
Cách dùng – Liều dùng: Đối với thuốc dùng đường uống Tetracyclin cho hiệu quả tốt nhất khi dùng lúc đói (khoảng 1 giờ trước ăn hoặc 2 giờ sau ăn). Đối với dạng thuốc mỡ, chỉ được bôi ngoài da, thường dùng để tra mắt. Liều dùng phụ thuộc vào lứa tuổi và tình trạng bệnh lý.
Lưu ý: Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Lưu ý dùng kháng sinh trị vết thương hở
- Những lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị vết thương hở
Để giảm bớt đau đớn và giúp vết thương hở nhanh lành, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Dùng kháng sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc như: sử dụng đúng liều, đúng thời gian và đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở: Việc rắc bột kháng sinh lên vết thương hở thực tế không có ý nghĩa trong phòng, chống nhiễm khuẩn, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ gây dị ứng, sốc phản vệ và làm cho vết thương chậm lên da non, lâu hồi phục.
- Không được mượn đơn thuốc của người khác để đi mua thuốc vì tình trạng bệnh lý, yếu tố cơ địa và sức đề kháng của mỗi người khác nhau.
- Dùng kháng sinh có thể vô tình tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, sữa đông,… trong khẩu phần ăn.
- Trong thời gian sử dụng thuốc nên ăn nhạt và ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.(☛ Xem thêm: Vết thương hở ăn gì, kiêng gì?)
- Cần đảm bảo uống đủ 2 – 3 lít nước để đào thải tăng đào thải các chất độc trong kháng sinh ra khỏi cơ thể.
Kết hợp dùng thuốc kháng sinh với chăm sóc đúng cách!
Những vết thương hở thường gặp hằng ngày tuy ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu chăm sóc không tốt thì có nguy cơ cao nhiễm trùng và để lại thâm sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị những tổn thương này.
Bước 1: Làm sạch với Nacurgo chai xanh
Làm sạch là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương hở. Tuy nhiên, làm sạch bụi bẩn thôi chưa đủ, một dung dịch rửa da điển hình cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DỊU – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI”. Đó chính là lý do dung dịch sát khuẩn Nacurgo ra đời mang đến giải pháp toàn diện trong việc làm sạch vết thương ngoài da.
- Làm sạch vết thương, ngừa khuẩn bằng dung dịch Nacurgo
Với thành phần chính là dung dịch nước điện hóa chứa các ion và chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- có khả năng xuyên màng gây ức chế tổng hợp protein, lipid và acid nucleic. Từ đó, giúp nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn, đồng thời làm sạch nhầy bề mặt vết thương.
Thêm vào đó là các tinh chất chiết xuất 100% từ tự nhiên như trà xanh, lá trầu không, lô hội, nghệ trắng giúp làm dịu vết thương, chống viêm, chống oxy hóa, ngừa khuẩn và làm mờ sẹo hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà và tràm trà trong thành phần của Nacurgo có tác dụng giảm đau, đồng thời tạo mùi thơm dịu nhẹ mang đến cảm giác dễ chịu khi sử dụng sản phẩm.
Cách sử dụng:
- Tưới trực tiếp dung dịch sát khuẩn Nacurgo lên vết thương giúp rửa trôi bụi bẩn, làm sạch chất nhầy và các tế bào chết.
- Có thể dùng băng gạc hoặc miếng vải mềm để loại bỏ bụi bẩn, nhầy khỏi vùng da tổn thương.
- Duy trì rửa vết thương đều đặn 1 lần/ ngày.
Lưu ý: Với những tổn thương trên mặt, bạn nên dùng băng gạc tẩm dung dịch rồi lau nhẹ, không nên tưới trực tiếp dung dịch lên da mặt.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 2: Bôi kháng sinh theo chỉ định
Sau khi đã làm sạch vết thương, bạn có thể dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Bạn chỉ nên bôi một lượng vừa đủ, không quá dày vì có thể làm bí bách vết thương, đồng thời không quá mỏng để kháng sinh đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Bước 3: Bảo vệ, phục hồi vết thương với Nacurgo xịt
Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo mang đến cho bạn giải pháp hàng đầu trong bảo vệ và phục hồi các tổn thương ngoài da. Sản phẩm được thiết kế dạng xịt, khắc phục được nhiều khó khăn trong việc băng bó vết thương bằng băng gạc thông thường, giúp cho việc chăm sóc các vết thương hở chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
- Màng sinh học bảo vệ và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương!
Với công nghệ tạo màng sinh học Polyesteramide tự phân hủy, dung dịch Nacurgo tạo ra một lớp hàng rào vật lý không thấm nước và ngăn ngừa các loại vi khuẩn, nấm,… tiếp cận vết thương. Thêm vào đó, màng sinh học còn giúp lưu trữ và giải phóng hoạt chất một cách đều đặn qua da giúp tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh.
Sự có mặt của 2 thành phần tự nhiên là tinh chất nghệ tươi, chiết xuất trà xanh cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa và làm mờ thâm sẹo. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của màng sinh học với tinh chất thiên nhiên, Nacurgo vừa bảo vệ vừa thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương, đồng thời hạn chế sẹo gấp 3 – 5 lần so với thông thường!
Cách sử dụng: Xịt trực tiếp dung dịch bảo vệ và phục hồi Nacurgo lên vết thương. Vì màng Polyesteramide có khả năng tự phân hủy nên sau khoảng 4-5 tiếng, bạn cần xịt lại một lớp dung dịch mới đè lên lớp cũ. Tương tự như dung dịch sát khuẩn, bạn cũng không nên xịt trực tiếp màng sinh học Nacurgo lên da mặt.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức cần thiết trong việc sử dụng kháng sinh điều trị vết thương hở. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy gọi điện đến đường dây nóng 1800.6626 của chúng tôi để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Dương đã bình luận
Dùng Bacitracin bôi lên da có dễ bị kích ứng không ạ?
Chinh đã bình luận
Hà An đã bình luận
Có ai đã bôi Glomazin Neo chưa, cho tôi xin ít review được không?
Ánh đã bình luận
Sơn đã bình luận
Tôi bôi thuốc kháng sinh ở vết thương hở và cảm thấy vết thương đã đỡ rồi. Vậy tôi có thể ngừng bôi được chưa?
Đặng Thùy đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Chuyên gia hướng dẫn: Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và hạn chế sẹo xấu
Bí quyết giúp mẹ bỉm phục hồi vết mổ đẻ dọc nhanh chóng!
Cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật nhanh lành, không để lại sẹo?
Vết thương bị nhiễm trùng, có mủ: Cách xử lý chuẩn giúp lành nhanh, không để lại sẹo thâm
Vết thương hở ở gót chân chăm sóc và xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Nacurgo
Kênh thông tin sản phẩm