Một trong những rủi ro thường gặp đối với người thợ hàn trong quá trình làm việc là bị bỏng do tia lửa hàn điện. Vết bỏng hàn không thể chủ quan bởi nó có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để chữa bỏng hàn hiệu quả tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bỏng hàn là gì và nó xảy ra như nào?
Hàn hồ quang điện (hay còn gọi là hàn que) là phương pháp nối hai mảnh kim loại bằng cách sử dụng nguồn điện cao tần để giữa hai que hàn. Trong quá trình này, các nguyên tử kim loại sẽ tan chảy và hòa vào nhau, tạo ra mối hàn chắc chắn.
Hàn que thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và xây dựng để nối các bộ phận kim loại, sửa chữa các thiết bị, kết cấu, đường ống và các công trình xây dựng.
Bỏng hàn là một loại bỏng do tiếp xúc với khói hàn và các tia lửa điện bắn ra trong quá trình hàn gắn kim loại. Đây là loại bỏng phổ biến và thường gặp nhất do nhiệt độ cao gây tổn thương và phá hủy các mô và tế bào da.
Bỏng hàn có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt là những người làm việc trong ngành công nghiệp, nhà bếp, cơ sở sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Tùy thuộc vào mức độ và phạm vi của vết bỏng, bỏng hàn có thể gây đau, viêm, sưng, nhiễm trùng vết thương và thậm chí làm suy giảm chức năng của cơ thể.
2. Nguyên nhân gây bỏng hàn
Nguyên nhân chính gây bỏng hàn phải kể đến là do tay nghề của thợ. Cụ thể từng trường hợp như thợ mới, thợ chưa quen việc, thậm chí chưa có trình độ kĩ thuật, chuyên môn hay kinh nghiệm trong nghề hàn. Bởi vậy khi thực hiện thao tác hàn không tránh khỏi lóng ngóng, gượng gạo, từ đó dẫn đến bỏng hàn.
Nguyên nhân thứ 2 gây bỏng hàn đến từ chính sự chủ quan của người lao động. Cụ thể, trong quá trình hàn, họ không sử dụng đồ bảo hộ dành riêng cho dân hàn xì như kính mắt bảo hộ, găng tay hàn, mặt nạ hàn,… Một số trường hợp khác có dùng nhưng lại dùng chưa đúng cách và đúng chức năng của sản phẩm.
Trong khi đó, những tia bức xạ từ các loại máy hàn, mỏ hàn 60W sinh ra nhiều khói hàn, bụi kim loại và tia lửa điện sẽ gây tổn thương mắt và da của người thợ hàn.
- Với mắt, chúng làm tổn thương giác mạch, thủy tinh thể và võng mạc bên trong. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài còn khiến thị thực bị suy giảm, thoái hóa điểm vàng, thậm chí là mù lòa.
- Với da, các vùng da mặt, cổ, cánh tay dễ bị bỏng, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu vô cùng.
3. Phân loại bỏng hàn theo cấp độ
Các vết bỏng hàn xì rất đa dạng, song chúng được phân loại thành 3 cấp độ chính. Tương ứng với từng cấp độ bỏng là những triệu chứng điển hình.
- Bỏng hàn cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất. Các triệu chứng bao gồm: da khô, phồng rộp, ửng đỏ và vết bỏng có màu trắng khi bấm vào. Thường thì, các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 2-3 ngày vì lớp da chết bên ngoài sẽ bong tróc và lột đi.
- Bỏng hàn cấp độ 2: Tại cấp độ này, tổn thương da đã nặng hơn với vết bỏng dày hơn, sưng nhiều, có dấu hiệu loang lổ và rộp nước xuất hiện trên bề mặt.
- Bỏng hàn cấp độ 3: Là cấp độ bỏng nặng và nguy hiểm nhất. Vùng da bỏng sẽ chuyển sang màu trắng hoặc bị cháy xém, đi kèm đó với cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhiều hoặc ít đau do dây thần kinh đã bị tổn thương sâu sắc. Bỏng hàn cấp độ 3 rất khó điều trị, đặc biệt là trong những trường hợp bỏng hàn trên diện rộng hoặc trên các vùng nhạy cảm như mặt, cổ và tay.
4. Bật mí cách chữa bỏng hàn tại nhà đơn giản, hiệu quả
Cách chữa bỏng hàn sẽ khác nhau tùy vào từng cấp độ tổn thương. Tuy nhiên, bỏng hàn muốn chữa tại nhà thì đó phải là bỏng cấp độ 1, tức là chỉ có bề mặt da bị bỏng còn các lớp tế bào bên dưới không bị tổn thương. Lúc này các bước xử lý bỏng đơn giản tại nhà mới đáp ứng được mức độ của vết bỏng.
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Ngay khi bị bỏng hàn, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tránh xa nhất có thể các tia hàn điện để hạn chế chúng làm bỏng thêm các vùng da khác trên cơ thể. Sau đó nhanh chóng cởi bỏ quần áo bị cháy bởi nếu cứ để nguyên lớp vải bị cháy trên người sẽ khiến bỏng ăn sâu hơn vào da hơn.
Kết hợp loại bỏ các vận dụng kim loại như nhẫn, vòng tay, đồng hồ,… (nếu vết bỏng hàn xảy ra ở tay). Điều này giúp tránh chà xát và nhiễm trùng tại vùng da bị bỏng.
Bước 2: Ngâm vùng da bỏng trong nước mát
Sau khi loại bỏ tác nhân gây bỏng, cần phải ngay lập tức dùng nước sạch để làm dịu vết bỏng bằng cách trực tiếp xả nước vào vùng da bị tổn thương. Việc làm này giúp giảm sưng viêm, hạn chế tác động của nhiệt độ vào sâu hơn. Càng nhanh chóng làm mát vết bỏng thì càng tránh tăng thêm sự đau đớn do bỏng hàn trên da.
Xả nước mát có nhiệt độ khoảng 16-20 độ C trực tiếp lên vùng da bị bỏng hàn liên tục trong 15-20 phút để ổn định nhiệt độ vùng da bị bỏng. Ngoài ra, nếu vết bỏng xuất hiện bọng nước hoặc trầy lớp da bên ngoài thì người bệnh cần lưu ý xả nước ở mức độ vừa phải, đảm bảo dòng nước tác động nhẹ nhàng trên da, không gây đau đớn.
Bước 3: Sát khuẩn vết bỏng hàn bằng dung dịch Nacurgo chai xanh
Nếu bạn đang có ý định sát khuẩn hàn bằng nước muối sinh lý hay oxy già thì hãy ngừng lại ngay bởi nó là những dung dịch không đảm bảo cho vết bỏng hàn. Trong khi nước muối sinh lý quá nhẹ, chỉ có tác dụng rửa trôi chứ không thể loại bỏ vi khuẩn thì ngược lại, oxy già lại là dung dịch có tính sát khuẩn cao nên gây sót, thậm chí là ăn mòn da.
Vì vậy, một loại dung dịch vừa có tính sát khuẩn tốt nhưng lại an toàn, lành tính với vết thương, đặc biệt là vết thương nhạy cảm do bỏng hàn gây ra chính là sự lựa chọn tối ưu lúc này. Giới thiệu đến bạn, dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) với 5 tác động chuyên biệt NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙi.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHAI XANH UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng băng gạc đã được thấm dung dịch, sau đó lau nhẹ nhàng lên bề mặt vết bỏng. Đểu đặn rửa vết bỏng 1 lần/ngày để đảm bảo vết bỏng luôn được sạch sẽ.
☛ Tham khảo sản phẩm: Nacurgo dung dịch rửa làm sạch da hư tổn
Bước 4: Che phủ bảo vệ vết bỏng hàn bằng xịt màng sinh học Nacurgo
Sau khi rửa sách và sát khuẩn sạch sẽ vết bỏng hàn, bước cuối cùng bạn cần làm đó là che phủ toàn bộ vết bỏng để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công từ các tác nhân ngoài môi trường.
Nhắc đến băng bó, ta thường nghĩ ngay đến các loại băng gạc thông thường. Nhưng lý do bạn nên thay thế các loại băng gạc truyền thống bằng màng che phủ thế hệ mới – “xịt bảo vệ Nacurgo (chai vàng)” là bởi vì sản phẩm chứa hàng loạt ưu điểm vượt trội sau đây:
✔️ Chức năng bảo vệ hiệu quả: Ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) tạo lớp màng mỏng bảo phủ vết bỏng hàn đem lại công dụng như một hàng rào bảo vệ vết bỏng, giúp chống thấm nước và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
✔️ Tạo môi trường thông thoáng: Đặc biệt, màng sinh học PEA có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, điều này khiến vết bỏng vẫn được che phủ mà không gây bí bách, ngược lại còn thông thoáng, làm tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn.
✔️ Thúc đẩy vết bỏng nhanh lành gấp 3-5 lần: Thành phần chứa tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh giúp chống viêm, sát khuẩn nhẹ. Điều này không chỉ làm vết bỏng hàn nhanh lành hơn 3-5 lần so với bình thường mà còn hạn chế để lại thâm sẹo, nhất là sẹo lồi.
Cách sử dụng màng sinh học Nacurgo vô cùng dễ dàng, bạn chỉ cần xịt nhẹ dung dịch lên toàn bộ bề mặt vết bỏng. Sau 4 – 5 tiếng, lớp màng này tự phân hủy thì xịt thêm một lớp mới tương tự đè lên lớp cũ.
Để mua bộ đôi sản phẩm Nacurgo hãy:
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
5. Biện pháp giúp giảm nguy cơ bị bỏng hàn
Bỏng hàn sẽ trở nên khó điều trị nếu mức độ bỏng từ cấp 2 trở đi. Do đó, để phòng ngừa và tránh bị bỏng hàn, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Sử dụng trang thiết bị bảo hộ như găng tay, áo choàng bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ, giày bảo hộ… Đây là những vật dụng cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bị bỏng.
- Tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị hàn thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị hỏng hóc.
- Thực hiện hàn trong môi trường an toàn, có đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh xa các vật liệu dễ cháy, có hệ thống quạt thông gió tốt để đảm bảo không khí trong lành.
- Thực hiện đúng kỹ thuật hàn sẽ giảm thiểu nguy cơ bị bỏng hàn
- Tuân thủ quy trình an toàn lao động: Ngoài các biện pháp kỹ thuật, cần tuân thủ đầy đủ các quy trình an toàn lao động để giảm thiểu nguy cơ bị bỏng hàn.
- Đào tạo, huấn luyện công nhân: Công nhân cần được đào tạo, huấn luyện về cách thực hiện hàn an toàn và biện pháp phòng ngừa bỏng hàn.
Kết luận: Tóm lại, bỏng hàn là một thương tích khá nguy hiểm và khó chữa trị. Hãy phòng ngừa và tránh bị bỏng hàn bằng cách nắm vững các biện pháp phòng ngừa bỏng hàn, sử dụng thiết bị bảo hộ và tuân thủ quy trình an toàn lao động trong môi trường có nguy cơ bị bỏng hàn. Nếu có vết bỏng hàn, chúng ta cần chữa trị kịp thời và đúng cách để giảm thiểu tác động và tổn thương trên da và các mô khác trong cơ thể.