Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là kỹ thuật quan trọng giúp xử lý những tổn thương hở do biến chứng tiểu đường gây ra. Một kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ ngăn chặn tổn thương lan rộng và hạn chế tối đa khả năng nhiễm trùng, hoại tử đặc biệt là nguy cơ phải cắt bỏ chi!
Mục lục
- Vì sao vết thương ở người tiểu đường cần chăm sóc đặc biệt?
- Phân loại mức độ tổn thương các vết thương hở của bệnh nhân tiểu đường.
- Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường chưa nhiễm trùng
- Chăm sóc vết thương đã nhiễm trùng của người bệnh tiểu đường
- Lưu ý để giúp vết thương của bệnh nhân tiểu đường nhanh lành hơn
Vì sao vết thương ở người tiểu đường cần chăm sóc đặc biệt?
Thống kê cho thấy, cứ 30s trôi qua lại có một bệnh nhân tiểu đường bị cắt chi do biến chứng bàn chân tiểu đường. Nguyên nhân ban đầu là do tiểu đường tiến triển trong thời gian dài mà không được kiểm soát. Bên cạnh đó, các vết loét khi xuất hiện không được chăm sóc đúng cách dẫn đến hoại tử và không thể khắc phục. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của chăm sóc vết thương cho người tiểu đường.
Theo các bác sĩ, vết thương của người tiểu đường cần có sự chăm sóc đặc biệt bởi những lý do sau đây:
- Dễ bị nhiễm trùng và hoại tử: Ở bệnh nhân tiểu đường có biến chứng lở loét, hệ thống động mạch ngoại vi thường bị tổn thương làm giảm lưu lượng tưới máu đến các chi. Điều này làm giảm dinh dưỡng và hạn chế hoạt động miễn dịch của cơ thể tại các mô tổn thương. Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận, các vết loét nhanh chóng bị nhiễm trùng và hoại tử không thể hồi phục được.
- Điều trị khó khăn: Ở người bình thường, một vết thương hở hoặc vết loét có thể tự lành lại sau 5 – 7 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường thời gian này có thể lên đến vài tuần. Thậm chí, vết thương loét sẽ lan rộng và không phục hồi nếu không được điều trị. Nguyên nhân là do hàng rào miễn dịch tại các ổ tổn thương kém hoạt động, nguy cơ nhiễm khuẩn cao và đáp ứng với các thuốc sát trùng tại chỗ kém.
- Thăm khám khi vết thương đã nặng: Đa số người bệnh đều không mấy quan tâm và thường tự điều trị tại nhà khi cơ thế xuất hiện một vài vết lở loét nhỏ. Điều này khiến bệnh nhân “đánh mất” thời gian vàng trong điều trị. Các vết lở loét tiến triển sang nhiễm trùng và hoại tử gây khó khăn, đau đớn và tốn kém chi phí cho người bệnh. Thậm chí, có những trường hợp bệnh nhân buộc phải tháo chi dù đã nhập viện điều trị sau thời gian dài.
Để hạn chế sự phát triển của tổn thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh cần phát hiện sớm và tiến hành chăm sóc đặc biệt cho vết thương của mình.
➤ Có thể bạn muốn biết: “Cảnh báo cụt chi do lở loét ở người tiểu đường”
Phân loại mức độ tổn thương các vết thương hở của bệnh nhân tiểu đường.
Việc phân loại mức độ tổn thương của các ổ viêm loét giúp bác sĩ đưa nhận định về tình trạng hiện tại của người bệnh và xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường, mức độ vết loét của người bệnh tiểu đường được phân loại dựa trên phương pháp Meggitt – Wagner. Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương hở của bệnh nhân tiểu đường dựa trên độ lan rộng và ăn sâu của vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân. Theo đó, các vết thương hở của người bệnh tiểu đường được phân thành 5 cấp độ như sau:
- Độ 0: Không có các vết thương hở nhưng có thể có biến dạng bàn chân hoặc viêm mô tế bào
- Độ 1: Loét nông da ở người bệnh tiểu đường
- Độ 2: Loét sâu vào đến gân hoặc bao khớp
- Độ 3: Loét sâu với áp xe, viêm xương tủy hoặc viêm khớp nhiễm trùng
- Độ 4: Hoại tử khu trú ở ngón chân hoặc gót chân
- Độ 5: Hoại tử lan rộng toàn bộ cẳng chân
Sau khi xác định được mức độ tổn thương, bác sĩ tiếp tục nhận định về giai đoạn tiến triển của vết thương dựa trên độ nhiễm trùng và thiếu máu. Cụ thể:
- Giai đoạn A: Khi vết thương sạch, khô, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Giai đoạn B: Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở vết thương
- Giai đoạn C: Vết thương có hiện tượng thiếu máu
- Giai đoạn D: Khi vết thương bị nhiễm trùng và thiếu máu đồng thời
Kỹ thuật chăm sóc vết thương cho người bệnh tiểu đường được xây dựng dựa trên mức độ tổn thương mà người bệnh đang gặp phải.
Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường chưa nhiễm trùng
Với những vết thương chưa bị nhiễm trùng chưa hoại tử, bệnh nhân có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà theo các bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh vết thương sạch sẽ
Bệnh nhân cần sử dụng Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai màu xanh) để loại bỏ bớt bụi và vi khuẩn trên bề mặt vết thương. Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Khi rửa chú ý để nước chảy theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sau đó, bạn dùng băng gạc sạch thấm khô nước. Nếu trên mặt vết thương có dị vật, bạn dùng nhíp được sát khuẩn để gặp ra và dùng gạc y tế để cầm máu nếu vết thương chảy máu. Lưu ý: Bệnh nhân không nên sát khuẩn bằng oxy già. Nếu dùng povidon iod bạn nên pha loãng khoảng 10 lần trước khi sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 2: Thực hiện băng vết thương bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai màu vàng)
Với các vết thương chưa nhiễm trùng, lựa chọn sử dụng sản phẩm Nacurgo màng sinh học (chai màu vàng) để băng vết thương được coi là một giải pháp hàng đầu. Với cách thức sử dụng đơn giản chỉ cần xịt lên trên bề mặt vết thương sau khi làm sạch.
Sau 2-3 phút dung dịch Nacurgo khô đi tạo thành lớp màng sinh học mỏng màu vàng bảo vệ vết loét, kích thích tái tạo tế bào và mô mới. Nên để vết loét được thông thoáng, tránh tỳ đè khoảng 20 – 30 phút sau khi sử dụng Nacurgo.
Nacurgo với thành phần chính bao gồm lớp màng sinh học Polyesteramide, nano Cucurmin và Tinh chất trà xanh không chỉ tạo lớp màng sinh học thay thế băng gạc thông thường mà còn có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Tự phân hủy sau 4-5 tiếng vì vậy không cần thay băng gạc gây đau đớn cho người bệnh.
- Tạo sự thông thoáng giúp vết thương mau lành.
- Mang lại tính tiện lợi cho người sử dụng
- Kháng nước, kháng viêm giảm đau đặc biệt giúp vết thương mau lành gấp 3-5 lần.
Bước 3: Tiến hành xịt lớp Nacurgo mới và theo dõi vết thương
Sau 4 – 5 tiếng, lớp màng sinh học đã phân hủy, dùng gạc sạch thấm khô nếu vết loét có dịch rồi xịt lại một lớp Nacurgo mới. Trong trường hợp sau khi dùng Nacurgo và phải di chuyển, bạn có thể băng vết thương với một lớp gạc vô trùng mỏng.
Bệnh nhân cần chú ý quan sát vết thương. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Chăm sóc vết thương đã nhiễm trùng của người bệnh tiểu đường
Những vết thương nặng ở bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải có sự hỗ trợ của bác sĩ. Những trường hợp nhiễm khuẩn, tùy mức độ mà bệnh nhân có thể phải dùng kháng sinh theo đường uống hoặc tĩnh mạch.
Với vết thương bị hoại tử nặng hơn, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để lọc bỏ phần hoại tử. Làm sạch hoặc cắt bỏ phần hoại tử là yêu cầu đầu tiên để chữa hoàn toàn vết loét. Nếu phần hoại tử không được loại bỏ thì Nacurgo không thể thấm được vào bên trong để phát huy tác dụng. Đồng thời, vi khuẩn và các chất độc trong phần hoại tử chính là yếu tố thúc đẩy vết loét ngày càng ăn sâu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thêm kháng sinh, kháng viêm và các thuốc bổ sung giúp tăng cường đề kháng. Đa số các trường hợp vết thương nhiễm trùng, có hoại tử sẽ phải nằm viện để điều trị.
Sau khi xuất viện, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chăm sóc vết thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bệnh viện để tái khám ngay.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị tại chỗ lên vết thương, đặc biệt là các loại thuốc lá dân gian.
- Tránh di chuyển tạo áp lực, tì đè vào các vùng tổn thương hay khu vực xung quanh.
➤ Nên tìm hiểu thêm: “Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường – Không thể chủ quan“
Lưu ý để giúp vết thương của bệnh nhân tiểu đường nhanh lành hơn
Những bệnh nhân tiểu đường có vết loét tiến triển, vết loét đã lành hoặc nguy cơ bị lở loét cần lưu ý những điều dưới đây:
- Kiểm soát đường huyết tốt: Glucose máu tăng cao là nguyên nhân sâu xa của mọi biến chứng. Do đó, bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh phát sinh những biến chứng nghiêm trọng hơn. (Tham khảo thêm: Bị tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?)
- Thường xuyên kiểm tra cơ thể, đặc biệt là bàn chân. Thói quen này giúp bạn phát hiện sớm những biến đổi trên cơ thể, từ đó có phương pháp xử trí ngay từ sớm.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn chân. Người bệnh nên rửa chân hàng ngày, lau khô và dưỡng ẩm nếu chân có dấu hiệu chai khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, không nên bôi dưỡng ẩm vào các kẽ ngón chân.
- Bạn cần lựa chọn giày dép có kích cỡ phù hợp, tránh đi giày dép quá chặt. Thói quen này làm cản trở máu lưu thông đến bàn chân, tạo điều kiện cho tổn thương xuất hiện và khiến các tổn thương hiện tại khó lành.
- Thường xuyên cắt móng chân, tránh để tình trạng móng chân quá dài và mọc ngược gây tổn thương chân.
- Các vết thương nhỏ có thể tiến triển và trở nên nặng nề. Do đó, bạn cần vệ sinh và chăm sóc đúng cách ngay khi phát hiện.
- Không nên đi giày cao gót, đeo tất cả ngày khi chân có vết thương.
Lời kết
Vết thương ở người bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng lành lại khi được chăm sóc đúng cách nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng khi bị “bỏ bê”. Vậy nên, kỹ năng chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là một kiến thức quan trọng mà bạn nên tự trang bị cho mình. Khi phát hiện bất thường hoặc gặp khó khăn trong việc chăm sóc vết thương, bạn nên chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn tham khảo
https://suckhoenoitiet.vn/7-cach-cham-soc-vet-thuong-chan-o-nguoi-benh-tieu-duong.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5793889/
https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-sores-ulcers-care
Công Tân đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bạn có thể xem hướng dẫn chăm sóc chi tiết...Xem thêm