Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn của phụ nữ có thể bị rách khi em bé lọt lòng và đôi khi bác sĩ hoặc hộ sinh cần phải rạch tầng sinh môn khi sinh để giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Vậy cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau sinh như thế nào để vết khâu nhanh lành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Nacurgo tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?
Tầng sinh môn chính là phần nằm giữa âm đạo và hậu môn ở phụ nữ và có chiều dài vào khoảng 3 – 5 cm. Tầng sinh môn của phụ nữ rất co giãn. Trong quá trình sinh em bé, chúng cần phải căng ra để em bé chào đời. Khi sinh, bác sĩ cần rạch để âm đạo mở rộng hơn, cho phép em bé chui qua dễ dàng. Vết rạch này sẽ được các bác sĩ khâu lại sau khi em bé chào đời.
Dưới đây là một số trường hợp phải rạch tầng sinh môn khi sinh theo phương pháp mổ thường:
- Nhịp tim của em bé đập quá nhanh hoặc quá chậm (còn được gọi là “suy thai”). Đây có thể là dấu hiệu cho thai nhi không được cung cấp đủ oxy.
- Thai nhi ở ngôi mông: Có nghĩa là em bé sắp xuống dưới bằng mông hoặc chân trước.
- Thai thiếu tháng (sinh non).
- Thai nhi có trọng lượng quá lớn hoặc kích cỡ đầu quá to không thể chui ra ngoài.
- Sản phụ mắc một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim, khi đó quá trình chuyển dạ cần diễn ra càng nhanh càng tốt.
- Sản phụ rặn một thời gian dài và kiệt sức.
- Người mẹ gặp các vấn đề khác như viêm âm đạo, sự co bóp đẩy thai của tử cung kém dẫn đến quá trình sinh nở khó khăn hơn.
- Bác sĩ cần thêm khoảng trống để sử dụng kẹp hoặc máy hút để giúp em bé ra ngoài.
- Để ngăn ngừa vết rách ở đáy chậu và ảnh hưởng đến các cơ hậu môn trong trường hợp sản phụ rặn quá sức.
Sản phụ mang thai lần đầu thường có tỉ lệ phải rạch tầng sinh môn cao hơn khi sinh lần thứ hai hoặc các lần sau đó. Nguyên nhân là do âm đạo ít đàn hồi, khả năng co giãn không lớn để chứa đầu của thai nhi.
Vết thương tầng sinh môn sau sinh bao lâu thì khỏi?
Vết cắt tầng sinh môn thường được khâu lại trong vòng một giờ sau khi sinh. Bác sĩ sử dụng chỉ khâu tự tiêu và sản phụ có thể xuất viện sau khoảng 3 ngày. Cảm giác khó chịu và đau xung quanh vết rạch là điều không tránh khỏi. Mức độ đau tùy thuộc vào độ sâu và dài của vết rạch. Cảm giác đau này có thể kéo dài trong vòng 2 đến 3 tuần.
Cơn đau trở nên rõ ràng hơn khi đi bộ hoặc ngồi. Đi tiểu cũng có thể khiến vết rạch trở nên đau đớn. Vết rạch của bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi sinh.
Để giúp vết thương tầng sinh môn hồi phục một cách tự nhiên và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau sinh
Giảm sưng đau bằng gạc lạnh
Chườm túi đá lên vết rạch giúp giảm cảm giác sưng đau đáng kể đặc biệt trong 3 ngày đầu. Bạn nên đặt túi nước đá hoặc viên đã được bọc trong khăn lông lên vết thương, tránh đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể gây tổn thương vùng da tại vết khâu. Thực hiện cách này trong 20 đến 30 phút mỗi lần một vài lần một ngày. Nghỉ ít nhất một giờ giữa các lần chườm lạnh.
Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định
Trong trường hợp vết rạch quá đau đớn hoặc sưng viêm, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm chẳng hạn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac, aspirin,… Trường hợp đau dữ dội có thể dùng codein tuy nhiên cần được sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, một số loại thuốc xịt hoặc thuốc mỡ giảm đau tại chỗ giúp giảm cảm giác đau khó chịu cho sản phụ.
Vệ sinh đúng cách vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần làm sạch vết thương hàng ngày, lưu ý nhẹ nhàng và tránh chà xát mạnh. Luôn nhớ phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh và khi làm sạch vết khâu.
Hiện nay, dung dịch sát khuẩn Nacurgo được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn với 5 tác động ‘‘NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI’’ mang đến hiệu quả làm sạch, sát khuẩn vết thương hiệu quả.
Cách sử dụng: Bạn có thể đổ trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết thương hoặc dùng băng gạc sạch thấm dung dịch sát khuẩn rồi lau nhẹ nhàng vết khâu giúp rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn và các tế bào chết bám dính trên vết khâu. Nên sử dụng 1 lần/ngày.
Bảo vệ vết thương tầng sinh môn ngừa nhiễm trùng
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết khâu, bước tiếp theo là bảo vệ tầng sinh môn ngăn ngừa nhiễm trùng cũng vô cùng quan trọng. Vết khâu được thông thoáng sẽ giúp quá trình liền nhanh hơn.
Bạn có thể sử dụng kết hợp cùng dung dịch dạng xịt tạo màng sinh học Nacurgo. Đột phá trong thành phần của sản phẩm là màng sinh học Polyesteramide có tác dụng như hàng rào bảo vệ vết khâu hỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, ngăn thấm nước và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới tự nhiên, vết khâu nhanh liền.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần xịt dung dịch lên vết khâu, dung dịch khô nhanh tạo lớp màng mỏng bao quanh vết khâu. Lớp màng khô thoáng, không gây bí bách khó chịu. Vì lớp màng có khả năng tự phân hủy nên bạn chỉ cần xịt lại dung dịch sau khoảng 4 – 5 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt đau đớn cho sản phụ.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Chế độ dinh dưỡng giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đến quá trình hồi phục vết khâu tầng sinh môn. Các mẹ hãy tham khảo các thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây để giúp vết khâu mau lành:
Thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn:
- Thực phẩm giàu đạm, protein từ các loại thịt lợn, cá,… vì đạm rất cần thiết cho quá trình tái tạo mô mới và lành vết thương, cung cấp dưỡng chất cho người mẹ đủ dinh dưỡng và sữa cho con.
- Các loại rau củ xanh mà mẹ nên ăn như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay, nấm rong biển,… có tác dụng lợi sữa rất tốt. Ngoài ra còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ được khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
- Hoa quả tươi cung cấp nhiều vitamin như C, A, E trong xoài, bưởi, đu đủ, cà chua,…
- Tinh bột nguyên cám trong ngũ cốc, gạo lứt, các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể mẹ hồi phục và tốt sữa cho con.
- Thực phẩm nhiều acid folic, vitamin B12, sắt như cải bó xôi, măng tây, đậu xanh, súp lơ xanh, bông cải, giá đỗ, phô mai, sữa,… Những thực phẩm này giúp hình thành và sản sinh hồng cầu, mô mới tại vết thương.
Thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn:
- Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh đặc biệt là mỡ động vật. Mẹ nên bổ sung dầu thực vật với một lượng vừa đủ.
- Thực phẩm quá ngọt, nhiều đường: Hạn chế dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ khiến vết thương chậm liền và có thể gây ra các biến chứng khác.
- Mẹ cần kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ ăn cay, nóng cũng ảnh hưởng không tốt đến vết thương cũng như sức khỏe người mẹ.
- Thực phẩm gây táo bón, khó tiêu cũng nên tránh vì ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa và trẻ khi bú mẹ.
- Thức ăn lên men như cà muối, dưa muối,… cũng khiến vết khâu lâu lành.
- Thức ăn gây dị ứng như hải sản, thịt gà rất dễ gây kích ứng da, khiến vết khâu sưng đau và khó hồi phục.
- Đồ nếp cũng nên tránh vì tăng nguy cơ gây mưng mủ vết khâu.
☛ Tham khảo thêm: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Vận động hợp lý sau sinh
Bạn cũng có thể thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng có tác dụng tốt đối với quá trình hồi phục vết thương tầng sinh môn sau sinh.
Đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà, hay thực hiện các bài tập sàn chậu có thể:
- Giảm nguy cơ gặp vấn đề đối với ruột và bàng quang.
- Tăng lưu lượng máu đến vị trí vết thương giúp quá trình hồi phục được rút ngắn.
- Làm giảm áp lực lên vết thương tầng sinh môn và vùng da xung quanh.
- Thúc đẩy quá trình hồi phục giúp vết thương mau lành.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thực hiện một số biện pháp giúp vết thương tầng sinh môn mau lành dưới đây:
- Cố gắng nghỉ ngơi sau sinh, có thể nằm nghiêng để giảm cơn đau.
- Khi ngồi, sử dụng đệm hơi có thể điều chỉnh được có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Mẹ sau sinh nên tắm nước ấm, lau nhẹ nhàng vết khâu tầng sinh môn sẽ giúp thư giãn hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục khi vết khâu chưa hồi phục hoàn toàn.
- Giữ vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện và đại tiện.
- Rửa bằng nước ấm sau khi tiểu tiện và lau từ trước ra sau giúp ngăn vi khuẩn trong hậu môn lây nhiễm sang vết cắt và các mô xung quanh.
- Có thể dùng thuốc nhuận tràng chống táo bón giúp tiêu hóa dễ dàng tránh ảnh hưởng đến vết khâu.
Dấu hiệu cần chú ý khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn
Đối với vết khâu tầng sinh môn, sản phụ cần lưu ý đối với 2 trường hợp có thể gặp phải.
Vết khâu bị hở sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:
- Có cảm giác đau và nóng rát tại vết khâu tầng sinh môn đặc biệt là khi đi tiểu.
- Vết khâu có dấu hiệu chảy máu nhiều hoặc ra các cục máu đông.
- Đau vùng bụng dưới âm ỉ.
- Không kiểm soát được trung tiện của cơ thể.
Vết khâu có dấu hiệu nhiễm trùng như:
- Vết khâu đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu.
- Có chảy mủ từ vết rạch, có mùi khó chịu.
- Những cơn đau dai dẳng và ngày càng tăng lên.
- Máu chảy ra từ vết khâu tầng sinh môn.
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vết khâu tầng sinh môn, Nacurgo hi vọng có thể đem đến cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về chăm sóc vết khâu để việc hồi phục được diễn ra tốt nhất!
Tài liệu tham khảo:
- https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/hau-san/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon/
https://hongngochospital.vn/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh/ - https://www.healthline.com/health/pregnancy/episiotomy-types