Vết thương là tổn thương tổ chức làm gián đoạn lớp biểu bì và có thể ảnh hưởng đến các mô sâu hơn. Theo thống kê y khoa, khoảng 11 triệu người mỗi năm tìm kiếm chăm sóc y tế cho vết thương, nhưng ước tính có đến 40% vết thương nhỏ được xử lý tại nhà. Việc áp dụng phương pháp chăm sóc đúng đắn giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tăng tốc quá trình lành thương.
Bài viết hôm nay, Nacurgo xin gửi đến bạn cách chăm sóc vết thương hở tại nhà chi tiết, an toàn và hiệu quả
Mục lục
Các vết thương có thể chăm sóc tại nhà
Việc nhận biết và phân loại đúng loại vết thương đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là ba loại vết thương ngoài da phổ biến, dễ gặp trong sinh hoạt hàng ngày mà bạn có thể chăm sóc đúng cách tại nhà:
Vết thương trầy xước: Là tổn thương nông ở lớp biểu bì ngoài cùng, đặc trưng bởi diện tích rộng nhưng không sâu, mức độ chảy máu thấp hoặc không đáng kể. Người bệnh có cảm giác đau rát do dây thần kinh ở biểu bì bị kích thích. Vì lớp da bảo vệ đã bị trầy xước nên dễ tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài.
Vết cắt/đứt nhỏ: Là tổn thương do vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh,… gây ra, tạo ra một đường cắt rõ ràng trên da. Mép vết thương thẳng, sắc gọn, có thể dễ dàng khâu hoặc ép sát mép. Độ sâu thường ở mức trung bình, tùy thuộc lực và tính sắc của vật gây thương. Mức độ chảy máu có thể từ vừa đến nhiều, tùy theo vị trí và độ sâu. Nếu được làm sạch và chăm sóc đúng cách, vết thương có khả năng lành nhanh và ít để lại sẹo hơn so với các loại vết thương có mép rách hoặc bầm dập.
Vết thương hở nông: Là dạng tổn thương khi toàn bộ lớp da bị gián đoạn – tức là cả lớp biểu bì và trung bì đều bị tổn thương, để lộ mô bên dưới. Vết thương có thể có hình dạng và kích thước không đều, có hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, chưa tổn thương đến các cấu trúc sâu như gân, cơ, mạch máu lớn hoặc thần kinh. Đau ở mức độ vừa đến nhiều, tùy vị trí và diện tích tổn thương.

Vết thương cần đến cơ sở y tế:
Nghiên cứu lâm sàng đã xác định các tiêu chí cụ thể cho việc can thiệp y tế:
- Vết thương có độ sâu vượt quá 5mm hoặc chiều rộng >1cm
- Chảy máu không kiểm soát được sau 10-15 phút áp lực trực tiếp
- Vết thương do động vật hoặc người cắn (nguy cơ nhiễm trùng cao gấp 3 lần)
- Sự hiện diện của dị vật không thể loại bỏ hoàn toàn
- Vết thương ở các vùng giải phẫu nhạy cảm (vùng mặt, quanh mắt, khớp)
- Dấu hiệu viêm lan tỏa: vệt đỏ lan từ vết thương về phía trung tâm
➤ Tham khảo: Vết thương hở có mủ phải làm sao?
Quy trình chăm sóc vết thương tại nhà chi tiết, hiệu quả
Chăm sóc vết thương đúng cách không chỉ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn tối ưu hóa quá trình lành thương, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo và biến chứng. Đối với vết thương hở nhẹ như vết trầy xước, vết cắt đứt nhỏ, vết thương hở nông bạn hoàn toàn có thể chăm sóc ngay tại nhà.
Dưới đây là quy trình chăm sóc vết thương dựa trên các bằng chứng y học hiện đại và được áp dụng phổ biến trong lâm sàng.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Vật liệu thiết yếu bao gồm:
- Dung dịch muối sinh lý 0,9% hoặc nước sạch
- Găng tay y tế dùng một lần (nitrile hoặc latex)
- Gạc vô trùng kích thước phù hợp
- Băng dính y tế dễ tháo
- Nhíp đã tiệt trùng hoặc khử khuẩn bằng cồn 70%
- Thuốc mỡ kháng sinh (theo chỉ định)
- Dung dịch sát khuẩn phù hợp

Vệ sinh tay: Rửa kỹ trong ít nhất 20 giây với xà phòng diệt khuẩn và nước. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ tay trong quá trình chăm sóc vết thương. Nghiên cứu từ CDC Hoa Kỳ cho thấy rửa tay đúng cách giảm tới 31% nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết thương so với chỉ đeo găng tay.
Bước 2: Kỹ thuật cầm máu
Cầm máu kịp thời, đúng cách giúp hạn chế nguy cơ sốc và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương. Áp dụng nguyên tắc huyết động học giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng chảy máu, đặc biệt ở các vết thương nhỏ đến trung bình:
- Ấp lực trực tiếp với gạc vô trùng tại vị trí tổn thương. Việc này tạo áp lực cục bộ giúp hình thành cục máu đông, kích hoạt cơ chế đông máu tự nhiên tại chỗ.
- Nâng cao phần chi bị thương cao hơn mức tim để giảm áp lực thủy tĩnh, từ đó làm chậm dòng máu đến vùng tổn thương, hỗ trợ quá trình đông máu và hạn chế máu tiếp tục chảy ra.
- Duy trì áp lực đều đặn và liên tục trong 5-10 phút. Mục tiêu để tạo điều kiện cho cục máu đông ổn định, đồng thời giảm nguy cơ vỡ cục máu khi di chuyển hoặc kiểm tra.
- Tránh kiểm tra vết thương nhiều lần để không làm gián đoạn quá trình đông máu tự nhiên, tăng nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc không cần thiết.

Lưu ý quan trọng: Nếu máu chảy thành tia, phun theo nhịp mạch, nghi ngờ tổn thương động mạch lớn. Hãy gọi cấp cứu ngay và duy trì ép mạnh, có thể dùng dây băng garo tạm thời nếu được hướng dẫn chuyên môn. Tuyệt đối không sử dụng bột cầm máu dân gian (lá cây, tro than…) vì có thể gây nhiễm trùng nặng hoặc dị vật hóa vết thương.
Bước 3: Làm sạch, sát trùng vết thương
Sau bước cầm máu bạn cần làm sạch vết thương đúng cách để loại bỏ dị vật, vi khuẩn và tế bào chết những yếu tố cản trở lành thương và gây nhiễm trùng. Một nghiên cứu của JAMA Surgery 2015 cho thấy: Đặt vết thương dưới dòng nước sạch chảy nhẹ trong 5–10 phút giúp loại bỏ tới 87% vi khuẩn bám trên bề mặt da và mô mềm, hiệu quả hơn hẳn so với rửa bằng bông thấm dung dịch. Vậy các bước làm sạch vết thương bạn có thể áp dụng như sau:
- Đặt vết thương dưới dòng nước sạch chảy nhẹ từ vòi hoặc bình tưới/rửa trong khoảng 5–10 phút. Nếu không có nước máy an toàn, sử dụng nước muối sinh lý 0,9% (NaCl 0.9%) để rửa vết thương.
- Nếu vết thương có dị vật cần sử dụng nhíp tiệt trùng để loại bỏ cẩn thận dị vật nhìn thấy được
- Trong quá trình làm sạch bạn nên sử dụng xà bông trung tính, dịu nhẹ, có PH cân bằng để rửa sạch các vùng da xung quanh vết thương, đây là một trong các bước chăm sóc vết thương giúp ngăn ngừa lây khuẩn chéo từ vùng da lân cận.
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch chuyên dụng, an toàn cho tế bào

Trong chăm sóc vết thương hở, chỉ rửa sạch bằng nước hay nước muối sinh lý là chưa đủ. Một dung dịch rửa chuyên biệt cần đạt đồng thời 5 yếu tố: NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI. Đó chính là lý do Nacurgo xanh ra đời – hỗ trợ làm sạch sát khuẩn vùng da tổn thương hiệu quả, giúp quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng, an toàn hơn.
- Nước điện hóa HClO, HO*, ClO trong dung dịch có khả năng phá hủy màng tế bào vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein và DNA, giúp diệt khuẩn nhanh chóng. Đặc biệt, còn loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn,
- Chiết xuất trà xanh giàu Polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn.
- Tinh chất lá trầu không chứa dẫn xuất phenol tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Tinh dầu tràm trà và bạc hà có khả năng kháng khuẩn – kháng viêm – giảm đau rõ rệt, đồng thời mang lại mùi hương dễ chịu, giúp khử mùi tanh hôi vết thương hiệu quả
- Lô hội bổ sung vitamin và axit amin giúp dưỡng ẩm làm dịu da nhanh chóng.
- Nghệ trắng nano tăng cường tái tạo mô mới, làm mờ sẹo và vết thâm hiệu quả nhờ đặc tính chống viêm và phục hồi da vượt trội.
➤ Xem chi tiết: Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương (125ml)
Bước 4: Chăm sóc, bảo vệ vết thương
Sau khi làm sạch và sát trùng, việc giữ độ ẩm hợp lý cho vết thương là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy lành thương và hạn chế hình thành sẹo. Bạn có thể bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh (theo chỉ định) để tạo môi trường ẩm, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Ngay sau đó, thay vì dùng băng gạc thông thường, bạn có thể lựa chọn giải pháp hiện đại hơn: xịt màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để tạo lớp bảo vệ ngoài da tổn thương.
Nacurgo là dung dịch tạo màng sinh học dạng xịt, khi xịt lên da sẽ khô nhanh tạo một lớp màng mỏng, trong suốt bao phủ toàn bộ vùng da trầy xước hoặc tổn thương. Lớp màng này không thấm nước, giúp ngăn vi khuẩn, bụi bẩn và hóa chất độc hại từ môi trường, đồng thời vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho da, hỗ trợ tuần hoàn máu và tái tạo mô mới hiệu quả.

Khác với băng gạc truyền thống, Nacurgo dễ sử dụng ở cả những vùng da nhiều nếp gấp như khớp tay, đầu gối, khuỷu,… nhờ dạng lỏng linh hoạt. Khi sử dụng, bạn chỉ cần:
- Đợi vết thương khô tự nhiên sau bước rửa sát khuẩn.
- Ấn nhẹ van xịt Nacurgo vàng trực tiếp lên bề mặt vết thương.
- Trong vòng 1 phút, dung dịch sẽ khô lại thành lớp màng bảo vệ vết thương suốt 4-5 giờ.
Điểm tiện lợi là lớp màng này có thể tự phân hủy theo thời gian. Nếu cần gia cố, bạn chỉ việc xịt thêm một lớp mới đè lên lớp cũ sau mỗi 4–5 giờ, không cần gỡ bỏ thủ công như băng gạc.
Trong trường hợp cần di chuyển có thể băng thêm một lớp băng gạc bên ngoài để tránh va chạm cọ xát. Còn nếu vết thương rất nhỏ, đường kính<0.5cm, tổn thương nông thì không cần sử dụng băng gạc.
Bước 5: Theo dõi tiến trình lành lại của vết thương
Sau khi đã làm sạch, sát khuẩn và bảo vệ vết thương đúng cách, việc theo dõi sát sao trong những ngày đầu là rất quan trọng để đảm bảo tiến trình lành thương diễn ra thuận lợi và kịp thời xử lý nếu có biến chứng.
Khi thấy một hoặc nhiều dấu hiệu bất thường, bạn không nên tự ý xử lý tại nhà mà cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh nguy cơ nhiễm trùng nặng, hoại tử hoặc để lại sẹo sâu.
Các dấu hiệu nhiễm trùng cần theo dõi:
- Đau tăng tiến sau 48 giờ (thay vì giảm dần)
- Sưng nề lan rộng ngoài vùng tổn thương ban đầu
- Erythema (đỏ) lan rộng >2cm từ bờ vết thương
- Purulent discharge (mủ) hoặc dịch đục
- Mùi bất thường từ vết thương
- Dấu hiệu toàn thân: sốt >38°C, ớn lạnh
➤ Tham khảo thêm: Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương sớm và cách xử lý!
Kết hợp dinh dưỡng và vận động phù hợp
Dinh dưỡng hợp lý và vận động phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi mô tổn thương, rút ngắn thời gian lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng.
Dinh dưỡng tối ưu hóa quá trình lành thương
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định: chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng khả năng tổng hợp collagen, tái tạo mạch máu và kháng viêm hiệu quả. Một số dưỡng chất thiết yếu bao gồm:
- Protein (20–30g/ngày): Nguồn cung cấp amino acid giúp tổng hợp collagen – thành phần chính của mô sẹo, đồng thời thúc đẩy hình thành mô hạt mới.
- Vitamin C (75–90mg/ngày): Là đồng yếu tố trong quá trình hydroxyl hóa collagen, tham gia vào hàng rào miễn dịch và chống oxy hóa mạnh.
- Kẽm (8–11mg/ngày): Cofactor của hơn 300 enzym, trong đó có nhiều enzym tham gia vào tăng sinh tế bào, tổng hợp protein và bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng.
- Vitamin A: Kích thích tái tạo biểu mô, thúc đẩy sự biệt hóa tế bào và hỗ trợ hình thành mạch máu mới.
- Uống đủ nước (1.5–2 lít/ngày) cũng giúp duy trì độ ẩm mô và vận chuyển chất dinh dưỡng hiệu quả.

Lưu ý: Cần hạn chế tối đa rượu, bia và thuốc lá vì các chất này gây ức chế miễn dịch, cản trở sự hình thành mạch máu mới, làm chậm liền vết thương. Theo phân tích hệ thống, việc loại bỏ rượu bia giúp rút ngắn thời gian lành thương tới 40%
Vận động nhẹ nhàng – Kích thích tuần hoàn và tái tạo mô
- Với các vết thương không ảnh hưởng đến vận động, bạn nên duy trì đi lại nhẹ nhàng hằng ngày để kích thích lưu thông máu, từ đó tăng cung cấp oxy và dưỡng chất đến vùng tổn thương.
- Tránh để vùng bị thương bất động quá lâu vì điều này có thể gây ứ trệ tuần hoàn, chậm lành mô.
- Tuy nhiên, nếu vết thương ở chi dưới hoặc ở các vị trí dễ bị tác động, cần hạn chế vận động mạnh, tránh gây co kéo làm rách mô đang lành.