Bạn bị nhiễm trùng vết thương, bạn muốn tìm hiểu xem nên ăn gì kiêng gì để giúp vết thương nhanh hồi phục? Vậy đây chính là bài viết dành cho bạn!
Mục lục
Vai trò của dinh dưỡng với vết thương nhiễm trùng!
Theo các chuyên gia, vết thương nhiễm trùng có thể lành lại, tiến triển tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhiễm trùng, khả năng phát hiện sớm, xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách cùng với chế độ ăn uống hợp lý…
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp vết thương nhiễm trùng có hồi phục hay không. Nếu người bệnh lựa chọn thực phẩm không đúng có thể khiến vết thương tiến triển xấu đi, nhiễm trùng trầm trọng hơn. Ngược lại, nếu lựa chọn đúng thực phẩm, tình trạng bệnh có thể chuyển biến tích cực, quá trình điều trị cũng được rút ngắn hơn.
Tại sao dinh dưỡng phù hợp lại là yếu tố thiết yếu và quan trọng để phục hồi vết thương nhiễm trùng? Lý do bởi:
- Quá trình xâm nhập của vi khuẩn khiến hàng rào miễn dịch bị phá hủy, cơ thể sẽ mất đi một nguồn năng lượng lớn. Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, đầy đủ là cách để phục hồi nguồn năng lượng đã mất.
- Thực phẩm phù hợp giúp cho vết thương nhiễm trùng phục hồi nhanh hơn. Bởi lúc này cơ thể cần được cung cấp protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để chuyển hóa năng lượng, tham gia vào quá trình tạo mô, tế bào mới.
- Khi được đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Đề kháng khỏe mạnh được coi là nền tảng để phục hồi hàng rào miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với yếu tố mầm bệnh, vi khuẩn ngoài môi trường.
➤ Có thể bạn sẽ cần: 5 dấu hiệu bị nhiễm trùng vết thương không thể bỏ qua!
Để tìm hiểu kỹ nội dung bị nhiễm trùng vết thương nên ăn gì và kiêng gì, bạn theo dõi chi tiết nội dung phía dưới.
Bị nhiễm trùng vết thương nên ăn gì?
Bị nhiễm trùng vết thương, cơ thể cần một nguồn dinh dưỡng dồi dào để tái tạo mô và tế bào mới. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cung cấp chế độ ăn đa dạng, lành mạnh và nằm trong nhóm thực phẩm tác dụng tích cực đến vết thương nhiễm trùng. Một số thực phẩm được đề xuất cần chứa nhiều Protein, các vitamin nhóm A, C, K, giàu khoáng chất như kẽm… Cụ thể:
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K
Vitamin K kích thích sản sinh chất chống đông máu thrombin từ đó giúp cầm máu cho vết thương. Ngoài ra, bổ sung vitamin K, hệ thống mạch máu phát triển tốt hơn, giúp máu được vận chuyển đến khu vực tổn thương để nuôi dưỡng và chữa lành tổn thương nhanh chóng.
Một số thực phẩm dồi dào nguồn vitamin K có thể bổ sung vào dinh dưỡng hàng ngày là: Rau cải xoăn, rau cải xanh, cải bó xôi, củ cải xanh, cải Brussels, súp lơ xanh, măng tây, xà lách, hạt đậu nành, cà chua…
Bổ sung thực phẩm giàu Protein
Protein với tên gọi khác là đạm có vai trò quan trọng giúp sản sinh collagen và tái tạo các mạch máu đã chết. Vì vậy, khi vết thương bị nhiễm trùng, ngoài việc chăm sóc, xử lý bạn cần bổ sung thực phẩm giàu protein để vết thương mau lành và phục hồi hiệu quả.
Một số thực phẩm có nguồn protein dồi dào phải kể đến là: Thịt trắng (lợn, gà, cá, …), trứng, sữa, đậu đỗ…
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất có nhiều trong các mô cơ thể, làm nhiệm vụ giúp cho các enzyme thực hiện các chức năng của chúng, chẳng hạn như enzyme tổng hợp protein để sản xuất collagen tái tạo mô, tế bào; giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế nhiễm trùng lại trong quá trình điều trị.
Vậy nên cần cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể khi có vết thương bị nhiễm trùng. Liều lượng kẽm chuyên gia khuyên dùng là từ 15 đến 50mg. Nguồn thực phẩm có chứa nhiều Kẽm bao gồm: các loại hạt, yến mạch, ngũ cốc…
Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng một số loại hải sản, nguồn kẽm trong hải sản rất dồi dào nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể con người. Khi đó, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vết thương đang nhiễm trùng của bạn.
Bổ sung sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Khi có vết thương hở, 1 lượng máu sẽ bị mất đi, bổ sung sắt cũng là cách bạn tái bổ sung lượng máu cho cơ thể. Đồng thời, máu mới được tạo ra sẽ mang oxy và dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng tế bào.
Bổ sung sắt cho cơ thể bằng một số loại thực phẩm như: rau bina, súp lơ, bông cải xanh, một số loại rau lá xanh đậm, rau cải xoăn và các loại hạt họ đậu, bơ đậu phộng…
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng khả năng hấp thụ sắt để sản xuất máu cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm nhiễm trùng trên vết thương. Vitamin C cũng giúp phát triển mạch máu mới nên giúp các chất dinh dưỡng được vận chuyển để nuôi dưỡng, tái tạo tế bào sau nhiễm trùng. Một số thực phẩm giàu vitamin C bạn cần nạp vào cơ thể bao gồm các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, ổi, cây lá xanh, đu đủ…
Vitamin A
Vitamin A là một chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe làn da, đặc biệt quá trình tạo da mới. Vitamin A hỗ trợ các phản ứng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, loại bỏ các mô, tế bào chết. Vitamin A còn tham gia sản xuất mô liên kết và mạch máu mới, từ đó vết thương được hồi phục và lành lại nhanh chóng.
Một số thực phẩm giàu vitamin A bạn nên bổ sung vào cơ thể đó là: rau xanh đậm, cá, dầu cá, trứng, khoai lang, cà rốt, đậu mắt đen, ớt chuông, ớt ngọt…
Nhiễm trùng vết thương kiêng ăn gì?
Một số quan niệm cho rằng trong thời gian chữa lành vết thương nhiễm trùng, mưng mủ, không nên ăn một số thực phẩm như tôm, cua , cá, thịt bò, rau muống, da gà. Điều này có đúng không?
Thực tế đây là những thực phẩm được chứng minh không hề tốt cho sự hồi phục của vết thương, đặc biệt là những vết thương nhiễm trùng. Thực phẩm này sẽ làm cho vết thương tấy lên, chảy nước, chảy mủ nhiều hơn.
Rau muống
Xếp hạng đầu tiên trong danh sách thực phẩm không nên ăn khi bị nhiễm trùng vết thương đó chính là rau muống. Mặc dù mang trong mình nhiều chất xơ tốt cho cơ thể con người nhưng khi sử dụng rau muống sẽ khiến đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen quá mức, chồng chéo lên nhau khiến vết thương bị đùn lên hình thành sẹo lồi.
Trong quá trình chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng hay các vết thương hở cần hạn chế tiêu thụ vết rau muống bạn nhé.
Kiêng thịt bò
Dù có nguồn protein dồi dào nhưng thịt bò lại khiến cho vết thương tăng sinh sắc tố melanin. Sắc tố có thể gây ra sẹo thâm cho vết thương nhiễm trùng. Vậy nên chuyên gia nhận định đây không phải thực phẩm giàu đạm mà bạn nên thu nạp vào cơ thể khi có vết thương nhiễm trùng.
Ngoài ra, không chỉ người bệnh có vết thương nhiễm trùng. Khi có vết thương hở thông thường và những đốm mụn trên mặt cũng cần hạn chế tiêu thụ thịt bò.
Kiêng ăn phần da gà
Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà khá phù hợp để bổ sung vào cơ thể trong thời gian bị nhiễm trùng vết thương. Bởi nó cung cấp một nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, khi ăn bạn chỉ nên ăn phần thịt và loại bỏ phần da gà bên ngoài để tránh gây ngứa ngáy và mưng mủ cho thêm cho vết thương.
Kiêng ăn đồ ăn từ gạo nếp
Các món ăn từ đồ nếp được đánh giá có tính nóng, nếu tiêu thụ khi có vết thương nhiễm trùng sẽ khiến nó chuyển biến theo chiều xấu đi. Cụ thể là mủ tại vết thương sẽ tăng lên, đẩy quá trình viêm hình thành khiến cho vết thương thêm sưng tấy. Trường hợp nếu cố tình tiêu thụ đồ ăn từ gạo nếp, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng lại hoặc vết thương nhiễm trùng có thể phát triển thành hoại tử..
➤ Bạn tìm hiểu kỹ hơn tại: Tại sao bị vết thương không nên ăn xôi, đồ nếp?
Kiêng một số loại hải sản
Hải sản mang đến nguồn đạm, kẽm dồi dào nhưng lại khiến cơ thể bạn dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ thời gian và khả năng hồi phục của vết thương. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng một số loại hải sản không có tiền sử dị ứng với cơ thể mình nhưng cũng chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, không nên sử dụng quá nhiều.
Kiêng lòng trắng trứng
Trứng cũng là thực phẩm giàu protein nên nhiều người nghĩ rằng có thể ăn trứng trong giai đoạn chăm sóc vết thương nhiễm trùng. Điều này không sai, nhưng bạn chỉ nên ăn phần lòng đỏ trứng và tuyệt đối không ăn phần lòng trắng bởi nó được chứng minh gây ra vết sẹo không đều màu khi vết thương lành lại.
➤ Tìm hiểu thêm: Tại sao không nên sử dụng lòng trắng trứng khi có vết thương
Thời gian kiêng ăn trong bao lâu?
Tùy vào mức độ tổn thương, nhiễm trùng tại vết thương mà thời gian lành lại, hồi phục tổn thương là khác nhau. Vết thương bị nhiễm trùng thời gian lành lại sẽ lâu hơn. Các bác sĩ chuyên khoa ngoại cùng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng: Thời gian kiêng đồ ăn cần thực hiện xuyên suốt trong quá trình chăm sóc vết thương nhiễm trùng. Đồng thời bổ sung thực phẩm phù hợp để vết thương chóng lành hơn.
Sau khoảng thời gian này, khi vết thương đã khô miệng, tái tạo da mới bạn có thể sử dụng những thực phẩm kể trên bình thường.
Chăm sóc vết thương nhiễm trùng với bộ đôi Nacurgo
Nacurgo giới thiệu đến bạn bộ sản phẩm có thể chăm sóc bảo vệ cho vết thương hở, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tối ưu. Hoặc nếu như đã xảy ra nhiễm trùng thì sau bước chăm sóc y tế chuyên sâu, nó là bước ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm trùng và hồi phục vết thương hiệu quả.
Bộ đôi sản phẩm đang nói đến bao gồm dung dịch rửa sạch da hư tổn (chai màu xanh) và dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo (dung dịch vàng).
Dung dịch rửa sạch da hư tổn là một dung dịch chuyên dụng giúp rửa sạch bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn và dịch nhầy trên vết thương. Dung dịch được minh chứng có khả năng vô hiệu hóa lớp màng Biofilm của vi khuẩn. Chính vì vậy, sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho bước rửa và chăm sóc vết thương đúng cách, hiệu quả.
Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo có khả năng bảo vệ vết thương nhờ ứng dụng thành công lớp màng Polyesteramide. Khi sử dụng dung dịch vết thương sẽ được bao phủ tốt hơn đồng thời tạo được sự thông thoáng, không gây hầm bí như băng gạc thông thường.
Tinh chất nghệ và trà xanh tồn tại ở dạng siêu phần tử giúp thẩm thấu sâu hơn vào vết thương, kháng viêm, chống viêm hiệu quả. Đồng thời nó còn trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành lên mô và tế bào mới, vết thương nhờ vậy lành lại nhanh hơn và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo thâm
Để xem điểm bán Nacurgo trên toàn quốc hãy xem “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Kết luận: Trên đây là danh sách thực phẩm bạn nên bổ sung để vết thương nhiễm trùng hồi phục nhanh hơn. Nếu có bất kỳ trạng thái bất thường nào trong quá trình chăm sóc như vết thương lan rộng hơn, đau đớn hơn và chảy dịch nhiều hơn cần liên hệ ngay cho bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Chúc vết thương của bạn chóng lành.
Tham khảo:
https://benhvienthucuc.com/vet-thuong-bi-nhiem-trung-khong-nen-an-gi/
http://benhvienquan11.vn/giao-duc-suc-khoe/dinh-duong-giup-mau-lanh-vet-thuong-n111.html