Trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, việc sơ ý gặp phải các vết bỏng ở tay là rất phổ biến. Nguyên nhân gây bỏng có thể khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều gây ra đau đớn và có thể để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Vậy, bị bỏng tay cần làm gì ngay để hạn chế những vấn đề này? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
Mục lục
4 Bước sơ cứu cần làm ngay khi bị bỏng tay!
Sơ cứu vết bỏng là việc làm bắt buộc ngay sau khi bị bỏng nói chung và bị bỏng ở tay nói riêng. Mục đích của việc sơ cứu là hạn chế đến mức tối thiểu tổn thương do bỏng gây ra. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu thực hiện sai cách sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân cũng như gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị sau này.
Dưới đây là các bước sơ cứu đúng khi không may bị bỏng tay, bạn nên tham khảo và áp dụng.
Bước 1: Cách ly khỏi tác nhân gây bỏng
Vết bỏng ở tay thường là bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi, bỏng lửa,… và xảy ra nhiều nhất với các chị em phụ nữ làm công việc bếp núc. Đôi khi, bỏng ở tay cũng có thể do điện, hóa chất (acid mạnh, base mạnh, muối kim loại nặng,…) hoặc vô tình chạm phải các vật nóng (bàn là nóng, bô xe máy, kim loại nóng chảy,…)
Dù tác nhân gây bỏng khác nhau với từng trường hợp, nhưng phản xạ đầu tiên khi bị bỏng là ngay lập tức phải cách ly nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng. Đối với bỏng do nhiệt, bạn phải cắt ngay nguồn nhiệt (tắt bếp, rút điện), đồng thời cần loại bỏ các tác nhân giữ nhiệt ra khỏi vết bỏng như áo, găng tay, nhẫn, đồng hồ,… Nếu việc cởi bỏ gặp khó khăn và có thể làm trầy xước vết bỏng thì bạn nên dùng kéo để cắt.
Bước 2: Làm mát vết bỏng bằng nước sạch
Làm mát vết bỏng là biện pháp giúp làm dịu vết bỏng, ngăn cản sự xâm nhập của nhiệt độ làm tổn thương đến các lớp da bên dưới.
Bạn nên thực hiện làm mát vết bỏng bằng nước sạch càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong khoảng 20 – 30 phút kể từ khi bị bỏng. Nếu để lâu hơn, việc làm mát ít có hiệu quả. Bạn cần làm mát vết bỏng bằng nước sạch, nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 16 – 20 độ C. Tuy nhiên, việc sơ cứu là cấp bách nên bạn có thể linh động tận dụng các nguồn nước có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể làm mát vết bỏng bằng nước sôi để nguội, nước mưa, nước máy,…
Các cách làm mát vết bỏng ở tay:
- Cách 1: Rửa vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước chảy.
- Cách 2: Ngâm tay trong chậu nước sạch.
- Cách 3: Dùng khăn mát đắp lên vết bỏng.
Nếu làm mát vết bỏng với nguồn nước có nhiệt độ hợp lý, bạn sẽ thấy cảm giác đau giảm rõ rệt. Với trẻ em, có thể quan sát được giảm tình trạng quấy khóc. Song song với việc làm mát vết bỏng, bạn cần đảm bảo giữ ấm phần cơ thể còn lại. Đặc biệt, với đối tượng người già và trẻ em thì cần rút ngắn thời gian ngâm, rửa để phòng tránh nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ vết bỏng bằng xịt Nacurgo
Che phủ vết bỏng nhằm mục đích bảo vệ ngăn ngừa sự xâm nhập vào cơ thể của các vi sinh vật gây hại ngoài môi trường (vi khuẩn, virus, nấm,…). Dung dịch xịt Nacurgo với công nghệ tạo màng Polyesteramide có tác dụng che phủ vết bỏng một cách tối ưu.
Đây là một phát minh của nền y học hiện đại trong xử lý vết thương, được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển, góp phần giúp vết thương nhanh lành. Màng sinh học có khả năng chống thấm nước, tạo một lớp hàng rào vật lý vững chắc ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi sinh vật gây hại nói trên.
Sản phẩm thiết kế dưới dạng xịt mang đến sự thuận lợi và dễ dàng trong cách sử dụng. Bạn chỉ cần xịt dung dịch trực tiếp lên vùng da bị bỏng, sau vài giây dung dịch sẽ khô lại vào tạo thành lớp màng sinh học bảo vệ vết thương. Màng có khả năng tự phân hủy, vì vậy sau 4 – 5 tiếng bạn cần xịt thêm một lớp màng mới chồng lên lớp màng cũ để đảm bảo vết thương luôn được bảo vệ kỹ càng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu cần
Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu nói trên, nếu nhận thấy tình trạng bỏng của bệnh nhân ở mức độ nặng (tổn thương sâu, diện tích bỏng lớn) thì bạn cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Các mức độ của Bỏng!
Lưu ý trong sơ cứu, xử lý vết bỏng tay
Không bôi kem đánh răng
Nhiều người cho rằng kem đánh răng có tính the mát nên khi bôi lên vết bỏng sẽ làm dịu, giảm đau tại vùng da tổn thương. Tuy nhiên, thực tế là không hẳn như vậy. Kem đánh răng có bản chất kiềm, chỉ có thể sử dụng trong trường hợp bỏng acid nhẹ.
Với những trường hợp bỏng khác như bỏng nhiệt, bỏng dầu ăn,… thì tuyệt đối không được bôi kem đánh răng. Vùng da bị bỏng vốn dĩ đang rất yếu, nếu tiếp xúc với chất kiềm sẽ làm cho tình trạng bỏng trở nên trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn nữa là có thể gây ra nhiễm trùng dẫn đến hậu quả khôn lường.
☛ Chi tiết tham khảo: Bị bỏng bôi kem đánh răng – tác hại khôn lường!
Không bôi mỡ trăn, dầu cá
Mỡ trăn, dầu cá khi bôi lên vết bỏng sẽ làm giảm cảm giác bỏng rát tức thời cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế chúng lại không có khả năng hạ nhiệt tại vết bỏng. Mỡ trăn bản chất là mỡ động vật, quá trình xử lý hết sức thô sơ nên sẽ rất dễ gây nhiễm trùng trên vết bỏng. Bên cạnh đó, dầu cá lại có mùi tanh, khi bôi lên vết thương gây ra mùi khó chịu và còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.
Không bôi nước mắm, nước tương
Bôi nước mắm, nước tương lên vết bỏng là những phương pháp chưa được kiểm chứng. Đây là những nguyên liệu có hàm lượng muối cao và không có khả năng sát khuẩn. Khi tiếp xúc với vết thương hở, nước mắm nước tương sẽ làm tổn thương tế bào, gây cảm giác vô cùng đau rát. Hậu quả sau cùng chúng để lại hết sức nguy hiểm, nặng nề nhất là có thể gây nhiễm trùng, hoại tử da.
Không làm vỡ các nốt phồng rộp
Mặc dù nốt phồng rộp tại vị trí bỏng gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu nhưng bạn không nên gãi, chọc vỡ chúng. Nốt phồng rộp nước vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập nên rất dễ gây nhiễm trùng.
Nếu không may trong sinh hoạt hoặc vô tình cọ xát làm vỡ nốt phồng thì bạn có thể xử lý theo cách sau đây:
- Bước 1: Rửa sạch dịch lỏng chảy ra từ nốt phồng bằng cách đổ trực tiếp dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) lên vị trí bọng nước bị vỡ. Có thể kết hợp dùng băng gạc loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy, tế bào chết.
- Bước 2: Bảo vệ vết bỏng với xịt tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bạn nên duy trì sử dụng bộ đôi dung dịch Nacurgo cho đến khi vết thương khô lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Không đắp “thuốc dân gian” lên vết bỏng
Hiện nay, các bài “thuốc dân gian” chữa bỏng được truyền tai nhau rất phổ biến. Đặc biệt, chúng xuất hiện dày đặc trên các trang mạng xã hội với mục đích chính là để bán hàng. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo trước những thông tin này.
Theo khảo sát ở các cơ sở y tế cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do biến chứng sau khi đắp “thuốc dân gian” là rất cao. Hầu hết tình trạng bỏng của họ đều nặng hơn rất nhiều so với ban đầu, ngoài ra còn kèm theo nhiễm trùng, hoại tử da. Do vậy, trước khi bôi bất kì loại thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng, tốt nhất là nên xin ý kiến của bác sĩ.
Phục hồi vết bỏng tay nhanh lành, ngừa sẹo với xịt Nacurgo!
Sau khi xử lý vết bỏng kịp thời, bạn cần dành thời gian chăm sóc vùng da tổn thương để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo sau bỏng. Việc bảo vệ và phục hồi vết thương trở nên đơn giản hơn bao giờ hết với dung dịch xịt Nacurgo.
Thêm nữa, thành phần sản phẩm chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin cùng chiết xuất trà xanh có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu diệt các các gốc tự do, ngăn cản quá trình oxy hóa. Nhờ vậy mà vùng da sau khi hồi phục sẽ đều màu, ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Không may bị các vết bỏng ở tay sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và cuộc sống hằng ngày, chưa kể còn khiến bạn lo lắng vì chúng rất dễ để lại sẹo. Tuy nhiên, với các bước sơ cứu và chăm sóc vết bỏng trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin để xử lý cho bản thân và mọi người mỗi khi bị bỏng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy kết nối ngay đến tổng đài 1800.6626 để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/so-cuu-khi-bi-bong-lua-bong-nuoc-soi/
https://www.benhvien108.vn/so-cuu-tai-nan-bong.htm
https://tuoitre.vn/dieu-tri-bong-bang-dan-gian-hiem-hoa-khon-luong-1286132.htm
Văn Bảo đã bình luận
Tôi mới bị bỏng, tôi cảm thấy vết bỏng tay của mình đỏ và sưng. Điều này bình thường không? có cần đến bệnh viện để xử lý không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Thủy Tiên đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
7 cách trị bỏng đơn giản mà hiệu quả tại nhà!
Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Nacurgo màng sinh học trị bỏng như thế nào?
Bị bỏng dầu ăn bôi kem đánh răng – Sai lầm tai hại!
Phương pháp trị bỏng lạnh và những điều cần lưu ý!
Câu hỏi thường gặp