Bỏng là một tai nạn rất thường gặp trong đời cuộc sống hàng ngày. Bỏng không chỉ gây cho bạn những đau đớn mà còn để lại hậu quả lâu dài sau này. Vậy khi bị bỏng nên làm gì cho nhanh khỏi và hạn chế hệ lụy? Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết, đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
Tốc độ lành lại của vết bỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nếu chẳng may bị bị bỏng chắc hẳn điều đầu tiên bạn quan tâm là làm sao để vết bỏng mau lành nhất và hạn chế để lại sẹo? Đây không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà còn là lo lắng của nhiều người. Thực tế tốc độ lành lại của vết bỏng là nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Nguyên nhân gây bỏng
Tùy vào từng nguyên nhân gây bỏng vết bỏng sẽ có thời gian lành lại khác nhau. Chẳng hạn bạn bị bỏng ớt thì thời gian lành lại chỉ 1 đến 2 ngày. Còn bỏng do nhiệt độ, hóa chất gây ra thì thời gian hồi phục hồi cần nhiều hơn và chăm sóc ở mức độ nghiêm ngặt hơn.
Bạn có thể bị bỏng do những tác nhân sau đây:
- Bỏng nhiệt: Xảy ra khi người bệnh chẳng may tiếp xúc với lửa, hơi nước, các vật quá nóng hoặc lạnh. Bỏng nước sôi, bỏng CO2 hóa lỏng.. Thường bỏng nóng là bỏng xảy ra thường xuyên nhất.
- Bỏng do hóa chất: Bạn có thể bị bỏng do tiếp xúc với hóa chất trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp. Hóa chất dạng lỏng sẽ nguy hiểm và tổn thương rộng hơn như axit, base, hay các kim loại nặng…
- Bỏng điện: Cũng là một nguyên nhân gây bỏng khi người bệnh bị điện giật. Bỏng điện thường rất nghiêm trọng, có tiên lượng xấu nên tỉ lệ tử vong thường cao.
- Bỏng do bức xạ: Trong những ngày nắng gắt bạn còn có thể bị bỏng do bức xạ mặt trời, bỏng do tiếp xúc quá lâu với tia cực tím. Hoặc cũng có thể là bỏng do một số tia trong xạ trị và điều trị các bệnh lý ung thư.
- Bỏng ớt: Là bỏng cấp độ nhẹ. Dễ xảy ra ở gian bếp gia đình. Bỏng ớt sẽ lành lại sau 1 ngày
- Bỏng bức xạ: Gây ra bởi ánh nắng mặt trời, tia cực tím, tia X hay xạ trị trong điều trị bệnh ung thư.
Yếu tố sơ cứu chăm sóc
Nếu được chăm sóc tốt, đúng cách ngay từ đầu, vết bỏng sẽ được lành lại nhanh hơn so với việc chăm sóc sai cách. Chính xác là nếu sơ cứu sai cách còn tiềm ẩn nguy cơ hoại tử vết bỏng. Khi đó điều trị sẽ khó khăn và tốn thời gian hơn rất nhiều.
Yếu tố dinh dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể khi bị bỏng luôn cao hơn mức bình thường. Trường hợp bỏng nặng thì mức nhu cầu còn có thể cao gấp đôi, thậm chí là gấp 3. Vì thế để vết bỏng nhanh chóng lành lại thì dinh dưỡng là yếu tố không thể bỏ qua.
Yếu tố độ sâu của vết bỏng
Vết bỏng dù có diện tích nhỏ nhưng nếu sâu thì vẫn nguy hiểm như thường. Bởi những vết bỏng sâu dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng sâu, hoại tử vết bỏng.
Đây là yếu tố quan trọng nhất . Thông thường bỏng sẽ có khoảng 3 cấp độ cơ bản như sau:
- Bỏng cấp độ 1 tổn thương chỉ là lớp ngoài cùng nên sẽ khỏi sau 1 vài hôm mà không để lại sẹo.
- Bỏng cấp 2 đã xuất hiện phỏng nước. Mức độ lành lại lâu hơn và dễ gây biến chứng nhiễm trùng nếu chẳng may bỏng nước bị vỡ. Vết bỏng cấp 2 có thể lành lại sau 1 đến 3 tuần nếu được chăm sóc tốt thì nguy cơ để lại sẹo thâm cũng không cao.
- Bỏng cấp 3 là vết bỏng đã gây tổn thương sâu đến lớp mỡ, phá hủy 1 phần dây thần kinh nên có thể ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận bị bỏng. Bỏng cấp 3 trở lên nếu được chăm sóc tốt thì thời gian lành lại cũng rất lâu. ít nhất cần từ 3 đến 6 tháng. Thậm chí là 1 năm.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn: “Những kiến thức cần biết về Bỏng!”
Bị bỏng nên làm gì ngay?
Như đã đề cập thì khi gặp tai nạn bỏng thì sơ cứu càng sớm càng giúp vết bỏng hạn chế tổn thương sâu rộng. Dưới đây Nacurgo sẽ gửi đến bạn cách sơ cứu và chăm sóc vết bỏng chi tiết để bạn biết mình phải làm gì để vết bỏng mau lành lại.
Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Đây là bước được coi là quan trọng nhất trong sơ cứu và xử lý bỏng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn cần thực hiện thao tác này càng nhanh càng tốt vì chỉ sau 1 vài phút là mức độ bỏng và mức tổn thương sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.
Trong các đám cháy thông thường nạn nhân được đưa ra khỏi đám cháy sau đó dội nước để dập tắt lửa. Nếu là bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ cần nhanh chóng loại bỏ quần áo bị thấm nước, dầu sôi ra khỏi cơ thể để hạ nhiệt. Tiếp đó loại bỏ các vật cứng đeo trên cơ thể như vòng, nhẫn, giày dép trước khi vết bỏng bị phồng nước
Sơ cứu vết bỏng nhanh nhất có thể
Sau khi đưa người bệnh ra khỏi nguồn nhiệt gây bỏng, việc tiếp theo cần làm đó hạ nhiệt cho vết bỏng bằng cách ngâm khu vực bỏng vào nước mát khoảng 16 đến 20 độ. Khi đó không chỉ làm giảm nguy cơ tổn thương sâu mà vết bỏng còn được làm mát hạn chế đau rát.
Thời gian ngâm là 15 đến 20 phút. Nếu trời lạnh cần chú ý pha nước với nhiệt độ phù hợp. Nhiều người có thói quen ngâm vết bỏng vào nước đá hoặc chườm đá viên trực tiếp nhưng đây là một quan niệm sai lầm vì điều này có thể làm cho vết bỏng có nguy cơ bị chết mô, hoại tử.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Đảm bảo giữ vết bỏng sạch sẽ suốt quá trình điều trị
Sau bước sơ cứu ban đầu bạn cần làm sạch vết bỏng để nó không bị xâm nhập bởi vi khuẩn, khói bụi ở môi trường ngoài. Nếu vết bỏng do dầu ăn bạn có thể trung hòa lượng dầu trên da bằng một loại xà phòng dịu nhẹ với điều kiện vết bỏng không có tổn thương hở. Hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn để loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng cho vết bỏng.
Băng vết bỏng hạn chế tiếp xúc
Khi bị bỏng, phần da tại vị trí bỏng ít nhiều cũng đều có dấu hiệu tổn thương. Với các vết bỏng nặng thậm chỉ còn mất luôn lớp da bảo vệ. Vậy để hạn chế sự xâm nhập của tác nhân ngoài môi trường bạn cần băng vết bỏng hạn chế tiếp xúc. Đây vừa là cách hạn chế nhiễm trùng mà lại thúc đẩy vết bỏng mau lành lại hơn. Bên cạnh bước che phủ truyền thống bằng băng gạc thì hiện nay có một công nghệ băng vết thương thế hệ mới, đơn giản, hiệu quả và tiện lợi hơn đó là sử dụng băng vết bỏng dạng xịt với màng sinh học Nacurgo.
Kết hợp dinh dưỡng hàng ngày để vết bỏng mau lành hơn
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lành lại của vết bỏng. Vết bỏng sẽ mau chóng lành lại hơn nếu bạn có quá trình chăm sóc đúng cách và một chế độ ăn phù hợp.
Chế độ ăn cho bệnh nhân bỏng ở đây đòi hỏi nhu cầu về chuyển hóa năng lượng, vitamin và khoáng chất cao hơn mức bình thường. Các chuyên gia nêu rõ trong quá trình điều trị bỏng nên ăn một só thực phẩm phù hợp như thịt lợn nạc, các loại rau xanh như rau má, diếp cá, rau ngót, rau cải, trái cây giàu vitamin và khoáng chất…. Đồng thời cũng nên hạn chế một số thực phẩm như: thịt bò, đồ nếp, da gà, hay rau muống….
➤ Có thể bạn muốn biết: Tại sao bị bỏng không nên ăn thịt bò không?
Điều trị y tế nếu cần thiết
Bước tiếp theo khi bị bỏng bạn cần phải làm đó chính là đánh giá mức độ bỏng ngay từ đầu để biết vết bỏng có cần điều trị y tế chuyên sâu hay không. Nếu mức độ tổn thương nhẹ, không cần thiết phải điều trị y tế. Bạn chỉ cần theo dõi sự lành lại của vết bỏng trong quá trình điều trị tại nhà. Nếu vết bỏng có bất kỳ sự bất thường nào cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Không nên làm những điều sau khi bị bỏng
❌Một số lưu ý Nacurgo khuyên bạn tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng đó là:
- Tuyệt đối không ngâm vết bỏng với nước đá vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ bị co cơ, khiến các mô bên trong vết bỏng dễ bị chết, hoại tử.
- Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp điều trị phản khoa học như bôi nước mắm, xà phòng, nước củ chuối vì đó điều là những tác nhân khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng. Khi đã hình thành ổ vi khuẩn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều
- Không sử dụng kem đánh răng để bôi lên vết bỏng bởi nó tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn bị bỏng kiềm. Đây là sai lầm của rất nhiều người bởi thường đánh giá vị the mát của kem đánh răng sẽ làm dịu vết bỏng. Bạn chỉ nên sử dụng kem đánh răng bôi vào vết bỏng trong sơ cứu bỏng axit vì tính base trong kem đánh răng sẽ trung hòa một phần axit giúp vết bỏng hạn chế tổn thương sâu.
- Tuyệt đối không chọc thủng bọng nước để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phần mô mềm bên trong vết bỏng.
➤ Bạn có thể tham khảo thêm thông tin sau: Chẳng may bọng nước bị vỡ phải làm sao?
Nacurgo giải pháp mới bảo vệ vết bỏng hiệu quả
Dung dịch dạng xịt bảo vệ da như một lớp da nhân tạo có nhiều ưu điểm hơn cách bảo vệ bằng băng gạc thông thường:
✔️ Xịt dạng dung dịch nên dễ dàng che phủ tại bất kỳ vị trí nào. Một bước xịt nhanh chóng bạn đã có một lớp màng bảo vệ vết bỏng giúp chống thấm nước, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập thông qua tổn thương hở. Đồng thời tạo môi trường lý tưởng để vết bỏng lành lại nhanh hơn gấp 5 lần.
✔️ Dung dịch dạng xịt giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da tốt hơn nhờ tinh chất từ thiên nhiên. Nổi bật là tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin kích thước nhỏ giúp thẩm thấu vào da, vết bỏng giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên đồng thời kích thích tái tạo da mới, hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn nhẹ nhàng, làm dịu, mát vết bỏng, giúp vết bỏng được chăm sóc và hạn chế biến chứng khi lành lại.
✔️ Đây là phương pháp tiện lợi khi sử dụng, chỉ cần một bước xịt bạn sẽ chẳng cần đối mặt với cơn đau mỗi lần thay băng thông thường. Mỗi bước xịt sẽ bảo vệ vết bỏng trong khoảng 3 đến 5 tiếng sau đó tự phân hủy sinh học. Bạn có thể xịt thêm 1 bước nữa để có lớp bảo vệ thêm 3 đến 5 tiếng nữa. Đặc biệt phương pháp này phù hợp để băng vết bỏng tại một số khu vực khó khăn để băng bó như bộ phận sinh dục …
✔️ Băng dạng xịt được sử dụng đơn giản, dễ dàng ít tốn thời gian đồng thời cũng là giải pháp giúp người bệnh không cảm thấy vướng víu mà tự bệnh nhân cũng có thể sử dụng để chăm sóc vết bỏng cho chính mình mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của người thân gia đình.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Trên đây là tất cả những thông tin Nacurgo gửi đến bạn. Hy vọng đây sẽ là lời giải đáp cho thắc mắc “bị bỏng phải làm gì cho nhanh khỏi” của bạn và nhiều người khác. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến với gia đình bạn bè và những người thân yêu nhất họ cùng biết cách để xử lý và chăm sóc cho vết bỏng khi tai nạn bỏng không may xảy đến nhé.
Nguồn tham khảo:
https://tuoitre.vn/lam-gi-khi-bi-bong-1179021.htm
https://tuoitre.vn/nhung-dieu-can-lam-va-khong-nen-lam-khi-bi-bong-1295533.htm
https://eva.vn/suc-khoe/bi-bong-nen-lam-gi-de-nhanh-khoi-c131a416673.html