Bị bỏng hơi nước là hiện tượng da tổn thương dưới tác động của nhiệt đến từ hơi nước. Nhiều người lầm tưởng bỏng hơi nước không nghiêm trọng như bỏng nước sôi, bỏng lửa. Songthực tế hơi nước cũng rất nguy hiểm bởi nhiệt độ hơi nước cũng trên 100 độ C. Vậy thì bị bỏng hơi nước làm sao để chữa trị. Dưới đây là cách xử lý đúng hướng để bỏng hơi nước mau lành và không để lại sẹo.
Mục lục
Phân loại độ bỏng hơi nước!
Không ai mong muốn mình bị bỏng nhưng tai nạn bất ngờ này vẫn có thể đến do sự bất cẩn của mỗi người. Khi bị bỏng hơi nước, bộ phận đầu tiên trên cơ thể bị ảnh hưởng đó chính là phần da. Tiếp đó là phần cơ bên trong và đến lớp xương, mạch máu….
Mức độ bỏng càng nhẹ thì khả năng cải thiện, hoàn nguyên cao hơn. Nếu chăm sóc tốt vết bỏng còn hạn chế để lại sẹo. Còn mức độ tổn thương càng sâu thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, thậm chí là không thể hoàn nguyên nếu phần bị bỏng bị nhiễm trùng, hoại tử.
Theo độ sâu tổn thương do bỏng thì vết bỏng hơi nước có thể được phân cấp như sau:
- Bỏng hơi nước cấp độ 1: Mức độ tổn thương chỉ gây ra cho bề mặt da ngoài cùng. Thời gian tiếp xúc nhanh nên tổn thương khá nhẹ, chỉ ửng đỏ, đau rát. Vết bỏng sẽ lành lại hoàn toàn chỉ sau khoảng 3 ngày. Tùy vào chăm sóc và cơ địa của từng người mà vết bỏng này vẫn có thể để lại vết thâm mất thẩm mỹ.
- Bỏng hơi nước cấp độ 2: Tổn thương đã đi ảnh hưởng đến cả phần biểu bì da, tuy nhiên chưa có ảnh hưởng nhiều đến phần mô, cơ bên trong. Thời gian tiếp xúc với hơi nước nóng lâu hơn. Nếu được chăm sóc tốt vết bỏng này sẽ lành lại sau 1 đến 4 tuần tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Bỏng hơi nước cấp độ 3: Bỏng toàn bộ phần da và đã ăn sâu hơn vào phần mô tế bào bên trong. Thời gian tiếp xúc với hơi nước lâu hơn. Tổn thương sâu 1 phần là do chăm sóc không tốt dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Thời gian lành lại của vết bỏng hơi nước cấp 3 lâu hơn có thể là 3 tháng đến 6 tháng.
Đối với một số loại bỏng như bỏng hóa chất, bỏng nhiệt khô thì có thể mức độ ảnh hưởng sẽ sâu cả vào xương và cơ. Nhưng bị bỏng hơi nước thì độ sâu tổn thương không đến mức đó. Nhưng nếu chăm sóc không tốt, nhiễm trùng xảy ra thì vết bỏng vẫn hoàn toàn có thể bị tổn thương sâu, nguy hiểm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: [TỔNG QUAN] Bỏng – Phương pháp tiếp cận và xử lý chuyên khoa!
Bị bỏng hơi nước có thể gây tác hại gì?
Vết bỏng hơi nước có thể trông không nghiêm trọng như các vết bỏng khác nhưng có thể tồi tệ hơn bạn nghĩ. Thông thường bạn sẽ phải đối mặt với một số tác hại không lường khi bị bỏng hơi nước sau đây:
- Tác hại đầu tiên và chắc chắn đó chính là gây cho bạn cảm giác cực kì đau rát, khó chịu. Thậm chí có những người phải dùng thuốc giảm đau giảm bớt đau đớn tại vết bỏng.
- Tiếp theo là để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Không chỉ là bỏng cấp 2, cấp 3 mà bỏng hơi nước cấp 1 cũng có thể gây ra điều này. ☛ Tham khảo chi tiết thông tin: Vết bỏng có để lại sẹo không?
- Gây bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, nhất là đối những trường hợp vết bỏng bị phồng nước. Khi đó bạn cần ít nhất 3 đến 4 tuần hạn chế đi lại vận động để vết bỏng hơi nước có thể lành lại.
- Nếu bỏng hơi nước đã phá hủy phần da, ăn sâu hơn vào phần mô tế bào bên trong có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng gây mất chức năng của bộ phận trong cơ thể (thường xảy ra với các bé hơn)….
Những tác hại phía trên thì hoại tử, mất chức năng là tác hại to lớn nhất khi bị bỏng hơi nước. Thực tế vẫn ghi nhận rất nhiều trường hợp như vậy.
Cụ thể là bé Khánh Linh đang sống tại Hà Nội bị bỏng hơi nước nồi cơm điện phải điều trị gần 1 tháng trời mà không thể khôi phục chức năng hoàn toàn ở tay. Tay bé có hiện tượng co dính, khum lại và không thể hoạt động bình thường như các trẻ khác. Mẹ bé có chia sẻ nguyên nhân khiến tay bé bị ảnh hưởng nặng nề vậy là do hôm đó trời tối không đến bác sĩ được, chị chỉ kịp rửa nước lạnh rồi bôi thuốc mỡ. Nhưng không ngờ hôm sau lại thấy sưng phồng và sau đó có hiện tượng nhiễm trùng. Lúc này cả gia đình hồi hận cũng không còn kịp nữa.
Một trường hợp thương tâm khác đến từ Nam Định. Một bà mẹ bất cẩn cho bé 2 tuổi chơi gần một siêu nước đang sôi. Khi vừa đi vào nhà đi vệ sinh thì nước sôi. Bé muốn giúp mẹ nên đã lại gần và chạm vào phần hơi nước đang bốc lên. Kết quả bé bị bỏng hơi nước phần tay và cổ tay rất nặng. Thay vì đưa bé đến bệnh viện thì bà mẹ chọn cách tự sơ cứu tại nhà và áp dụng 1 số cách dân gian khi nghe tư vấn trên mạng. Kết quả bàn tay của bé bị phồng nước, vỡ ra và nhiễm trùng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng cầm nắm của bé sau này.
Chữa bỏng hơi nước như thế nào?
Vậy khi bị bỏng hơi nước phải điều trị như thế nào cho đúng? Nếu vẫn chưa biết phải làm thế nào thì Nacurgo sẽ thông tin đến bạn cách xử lý vết bỏng do hơi nước mà các y bác sĩ thường thực hiện:
Bước 1: Làm mát vết bỏng
Đầu tiên là bạn cần tránh xa nguồn nhiệt và làm mát vết bỏng hơi nước càng sớm càng tốt. Bạn có thể ngâm phần da bị bỏng vào nước mát khoảng 15 đến 20 phút để làm giảm mức độ bỏng. Cách này còn giúp cho vết bỏng tránh những tổn thương sâu hơn vào bên trong. Ngay khi được ngâm vào nước, cơn đau rát do bỏng hơi nước gây ra cũng giảm đi nhanh chóng.
Bước 2: Bảo vệ vết bỏng hơi nước, tránh để nó nhiễm trùng
Sau khi ngâm vết bỏng hơi nước với nước lạnh, bạn có thể rửa lại bằng nước muối sinh lý và thấm khô vết bỏng bằng khăn mềm. Tiếp đó cần giữ cho vết bỏng luôn sạch, tránh vi khuẩn xâm nhập. Hãy xịt băng vết thương tạo màng sinh học Polyesteramide lên vết bỏng hơi nước để giúp bao phủ bề mặt, chống nhiễm khuẩn cho vết bỏng đồng thời giúp vết bỏng dịu mát hơn mà không cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Với bỏng hơi nước, tại phần da bị bỏng có thể xuất hiện vết phồng rộp, bọng nước. Đây là một phản ứng tự vệ bình thường của cơ thể để bảo vệ vùng tổn thương. Trong trường hợp này bạn không nên chọc thủng bọng nước. Cố gắng chăm sóc cẩn thận cho đến khi nó tự vỡ. Sau khi bọng nước tự vỡ, bạn có thể loại bỏ phần da đó và sử dụng lớp màng sinh học để bao phủ lên vết bỏng giúp bảo vệ và đồng thời tạo ra môi trường cho vết bỏng nhanh chóng lành lại và không để lại sẹo.
Giới thiệu màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) – Thành tựu y học giúp làm lành vết bỏng
Màng sinh học Polyesteramide trong sản phẩm Nacurgo là thành tựu y học mới trong việc chăm sóc vết bỏng, vết thương hở hiện nay. Nó được ví như một lớp da nhân taọ để ngăn chặn nhiễm khuẩn, chống nước và ngăn ngừa bốc hơi nước trên da nên thúc đẩy quá trình lành lại vết thương, vết bỏng hơi nước nhanh hơn gấp 5 lần.
Với chiết xuất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả đồng thời giúp chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do giúp cho vết bỏng hạn chế tối đa để lại vết thâm mất thẩm mỹ. Ngoài ra tinh chất trà xanh còn giúp sát khuẩn giúp cho da nhanh lành hơn và không để lại di chứng sau này.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
☛ Tham khảo: 7 cách trị bỏng đơn giản hiệu quả tại nhà
Bước 3: Theo dõi vết bỏng
Trong quá trình chăm sóc vết bỏng hơi nước bạn cần theo dõi quá trình lành lại vết thương. Nếu tình trạng bỏng hơi nước nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Điều kiêng kị khi sơ cứu, chăm sóc bỏng do hơi nước
- Tuyệt đối không ngâm vết bỏng hơi nước trong nước đá lạnh: Bởi vì vùng da đang bị bỏng nóng mà gặp lạnh đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng co thắt mạch máu, có thể làm vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là hoại tử. Đây là một trong những sai lầm cơ bản trong sơ cứu, xử lý vết bỏng mà đa số chúng ta đều mắc phải.
- Tuyệt đối không sử dụng những phương pháp trái với khoa học: Đó chính là bôi nước mắm, bôi các loại củ chuối, củ ráy lên vết bỏng bởi những cách này khiến vết bỏng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng: cách này có thể khiến vùng da bị bỏng bị thêm bỏng kiềm. Bạn chỉ nên sử dụng kem đánh răng để bôi vào vết bỏng gây ra do tác nhân axit. Lúc này kem đánh răng sẽ giúp trung hòa một phần axit tồn dư trên da và hạn chế tổn thương sâu.
- Tuyệt đối không được chọc vỡ các bọng nước: để tránh nhiễm trùng vết thương. Các chuyên gia khuyến cáo nên để bọng nước tự vỡ. Chọc thủng phồng nước có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn….
☛ Xem thêm: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?
Đề phòng bỏng hơi nước
Nacurgo gửi đến bạn cách đề phòng bị bỏng hơi nước đơn giản như sau:
- Cẩn thận, tránh xa các tác nhân gây bỏng hơi nước như ấm nước, ấm đun siêu tốc, nồi cơm điện đang sôi. Trong trường hợp sử dụng phải tránh xa phần lỗ thông hơi thoát hơi nước
- Mặc quần áo dài tay sẽ hạn chế tác động nhiệt lên da, từ đó sẽ hạn chế tổn thương
- Nếu nhà có trẻ nhỏ tuyệt đối không cho trẻ lại gần khu vực có tác nhân gây bỏng hơi nước.
- Nếu nấu nồi áp suất thì cần đứng cách xa ít nhất là 1,5m rồi mới thực hiện xì hơi nước ra. Lưu ý nên tắt bếp trước khi thực hiện thao tác này…..
Từ những chia sẻ trên đây, Nacurgo mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc và xử lý vết bỏng hơi nước tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể liên hệ đến số hotline: 1800.6626 (miễn cước) để được tư vấn và giải đáp. Chúc vết bỏng của bạn nhanh khỏi.