Da là lớp bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Khi có vết thương, cấu trúc da sẽ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương. Vậy làm sao để xử lý vết thương nhiễm trùng, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiễm trùng vết thương nguy hiểm như thế nào?
Như bạn đã biết, da là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, nó hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập vi khuẩn hay các tác nhân từ bên ngoài môi trường. Tuy nhiên khi da bị thương do xuất hiện một vết rách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, gây nhiễm trùng.
Vết thương bị nhiễm trùng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, gây viêm, sưng, đau đớn, thậm chí còn xuất hiện mủ kèm theo mùi hôi khó chịu. Nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng có thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Lở loét, áp xe
- Hoại tử
- Nhiễm trùng huyết
- Cắt cụt chi
☛ Đọc kỹ hơn tại bài viết: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
Như vậy, vết thương bị nhiễm trùng là tình trạng vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Để ngăn chặn những biến chứng này, bạn cần phải biết cách xử lý vết thương càng sớm càng tốt.
Vết thương bị nhiễm trùng thì phải làm sao?
Vết thương đã nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện vết thương bị nhiễm trùng, cần kịp thời sơ cứu và đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ, y tá có chuyên môn tiến hành điều trị.
Tùy thuộc vào vị trí, thời gian hình thành vết thương, tình trạng nhiễm trùng xảy ra và sức khỏe của người bệnh để có thể đưa ra những cách ứng phó thích hợp:
- Với vết thương nhiễm trùng nhẹ chỉ bị sưng đỏ, bạn có thể làm sạch vết thương bằng Nacurgo ngày 1 lần rồi theo dõi diễn biến vết thương.
- Với những vết thương do phẫu thuật được khâu lại thì tuyệt đối không để bị dính nước, tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Với nhiễm trùng vết thương xuất hiện tình trạng mủ dịch có mùi hôi tanh, cần tiến hành hút mủ để khắc phục.
- Trong tình trạng cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành kê đơn nhóm thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, chống viêm.
- Với vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng, xuất hiện mô hoại tử không thể phục hồi, buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt loại bỏ các mô này.
4 bước xử lý vết thương nhiễm trùng tại nhà
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, tăng hiệu quả điều trị giúp vết thương mau lành, việc xử lý nhiễm trùng vết thương đúng cách cần đặc biệt được quan tâm. Dưới đây là các bước thực hiện để xử lý nhiễm trùng vết thương đúng cách.
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ
Trước khi tiến hành xử lý vết thương bị nhiễm trùng, đặc biệt là những vết thương nặng cần chú ý rửa sạch tay. Đây là điều đầu tiên cần làm và là một nguyên tắc quan trọng, tuyệt đối cần tuân thủ bởi ta dùng tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương thì cần giữ cho bàn tay sạch khuẩn.
Do đó, bạn có thể rửa sạch tay với xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, trong quá trình xử nhiễm trùng vết thương, bạn nên sử dụng gang tay y tế để hạn chế việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương, máu hay dịch cơ thể.
Bước 2: Làm sạch vết thương với dụng dịch sát khuẩn Nacurgo
Đối với nhiễm trùng vết thương, bước làm sạch yêu cầu bạn phải vừa loại bỏ được bụi bẩn trong ổ viêm, vừa có tác dụng diệt khuẩn để tránh tình trạng nhiễm trùng tệ hơn. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo với 5 chỉ tiêu “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đề ra, rất phù hợp cho việc xử lý và chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng.
Cách sử dụng sản phẩm rất đơn giản:
- Dùng băng gạc, bông sạch lấy dung dịch Nacurgo để nhẹ nhàng lau lên vết thương, loại bỏ bụi bẩn, các chất dịch nhầy, tế bào da bị hoại tử.
- Đối với những vết thương có dị vật cứng đầu như mảng da chết hay mủ khó loại bỏ bằng băng gạc, bạn nên sử dụng một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ chúng.
- Rửa vết thương bằng Nacurgo (chai xanh) đều đặn 1 lần/ngày để đảm bảo vết thương luôn được sạch sẽ, thông thoáng.
Bước 3: Bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ
Trong một số trường hợp cần thiết, sau khi rửa sạch vết thương bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh bôi ngoài da như: Flucort – N, Neomiderm, Glomazin Neo,…
Ngoài thuốc bôi, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống đi cùng, các loại thuốc uống bao gồm: Penicillin, cephalosporin, erythromycin, doxycycline,…
☛ Đọc thêm thông tin về các loại thuốc uống: Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Bước 4: Bảo vệ vết thương nhiễm trùng bằng màng sinh học Nacurgo
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được bản vệ cẩn thận. Vì vậy, sau khi rửa sạch vết thương, bôi thuốc đặc trị, bạn cần che phủ và bảo vệ vết thương nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng lại đồng thời thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn.
Xịt bảo vệ vết thương (Nacurgo chai vàng) với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có vai trò như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương. Bên cạnh đó, màng PEA giúp hình thành, tái tạo mạch máu và tế bào mới tại vùng da bị tổn thương, khiến da phục hồi nhanh chóng.
Để tạo nên giải pháp chữa lành vết thương toàn diện, trong thành phần Nacurgo còn chứa tinh nghệ bào chế dưới dạng siêu phân tử Nano Curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn gấp 40 lần so với tinh nghệ thường.
Một thành phần không thể nhắc đến là tinh chất trà xanh chứa các hoạt chất như catechin, polyphenol, flavonoid,… có khả năng sát khuẩn nhẹ, làm dịu vết thương đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, hạn chế tạo sẹo, thâm nám.
Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng với khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, điều này khiến vết thương vẫn được che phủ nhưng lại không bị bí bách, ngược lại còn thông thoáng, làm tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn. Ngoài ra, thiết kế dưới dạng xịt mang đến sự tiện lợi cho người dùng trong cách sử dụng. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch lên vết thương và sau vài giây dung dịch tự khô lại và hình thành lớp màng bảo vệ trên bề mặt da.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Lưu ý khi xử lý nhiễm trùng vết thương!
Ngoài các bước xử lý nhiễm trùng vết thương đã nói trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Hình thành thói quen rửa sạch tay với xà phòng trước khi làm bất cứ việc gì, nhất là khi xử lý vết thương.
- Tốt nhất không dùng tay chạm trực tiếp vào vết thương.
- Vệ sinh vết thương một cách thường xuyên, giữ cho vết thương được thông thoáng, không để vết thương bị nhiễm bẩn hay dính nước.
- Giữ cho môi trường sống được sạch sẽ bằng cách thường xuyên vệ sinh chăn ga, vỏ gối, lau dọn nhà cửa,…
- Chú ý quan sát vết thương sau khi đã được xử lý xem có xuất hiện tình trạng bất thường không. Nếu có hãy đi thăm kháp gấp tại cơ sở khám chữa bệnh.
☛ Có thể bạn cần biết: Nhiễm trùng vết thương khám ở đâu, khi nào cần khám?
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cách xử lý một vết thương bị nhiễm trùng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.