Vết thương lên da non gây nên cảm giác vô cùng ngứa ngáy mà có lẽ ai cũng đã từng trải qua một lần trong đời. Đó là một tín hiệu tốt cho thấy vết thương đã bắt đầu lành lại. Tuy nhiên, khi vết thương đang lên da non thì cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc để vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Quá trình lên da non của vết thương!
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về việc quá trình lên da non của vết thương thì trước hết bạn cần hiểu về quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Như bạn đã biết, da là hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân có hại. Nếu có bất kỳ tác nhân “khả nghi” nào xâm nhập, chúng sẽ “đưa ra” cảnh báo để cơ thể thực hiện cơ chế “khôi phục” trở lại ban đầu. Dưới đây là 4 giai đoạn của quá trình làm lành da sau khi bị thương.
Giai đoạn cầm máu: Lúc này các mạch máu có xu hướng co lại làm cho máu chảy ít dần. Tiểu cầu được huy động, tập trung tại vị trí tổn thương và hình thành cục máu đông nhờ có các yếu tố đông máu.
Giai đoạn viêm: Đây là giai đoạn cơ thể đang làm sạch vết thương do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính, những vật thể lạ đi vào vết thương sẽ được “tiêu diệt” để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.
Giai đoạn tăng sinh: Ở giai đoạn này, các mạch máu và tế bào da bị tổn thương được tái tạo trở lại. Cơ thể tăng tổng hợp Collagen để lấp đầy vết thương. Đây được xem là mở đầu cho quá trình lên da non của cơ thể.
Giai đoạn tái tạo: Đây là bước các tế bào được khôi phục hoàn toàn, kể cả tế bào thần kinh.
Nên làm gì khi vết thương đang lên da non?
Rửa vết thương hàng ngày
Việc được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên không chỉ giúp vết thương tránh các nguy cơ nhiễm trùng trở lại thì nó còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, vết thương mau lành hơn.
Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo – dung dịch rửa đã được kiểm định an toàn để làm sạch vết thương hàng ngày. Với thành phần hầu hết chiết xuất từ tự nhiên nên tương đối an toàn cho vùng da non, vùng da còn yếu, da đang hồi phục.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Khác biệt so với các dung dịch làm sạch truyền thống chỉ có tác dụng làm sạch bụi bẩn bám tại vết thương, dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn của Nacurgo có chứa các thành phần chiết xuất từ trà xanh, trầu không, tràm trà,… đã rất nổi tiếng về khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Tinh dầu bạc hà và lô hội có tác dụng làm ẩm vùng da đang bị kéo căng, giúp da dịu nhẹ, mịn màng hơn. Ngoài ra, chúng còn tạo ra mùi thơm vô cùng dễ chịu và thoải mái.
Theo các chuyên gia y tế, bạn nên rửa vùng tổn thương 1 lần/ ngày. Cách sử dụng đơn giản, bạn có thể tưới trực tiếp hoặc thấm dung dịch rửa ra bông gạc để làm sạch vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Bảo vệ vết thương lên da non
Một vấn đề mà rất nhiều người thường xuyên gặp phải đó là khi có vết thương ngoài da, bạn có thể chăm sóc rất kĩ nhưng cho đến khi vùng da tổn thương bắt đầu kéo da non, bạn nghĩ rằng da “đang tự lành và không cần bảo vệ nữa”. Đây là một quan điểm không đúng! Khi vết thương đã lên da non, tuy rằng khả năng nhiễm trùng có thể không cao bằng vết thương hở nhưng da lúc này rất non và yếu. Nếu không bảo vệ và chăm sóc thì nguy cơ nhiễm trùng lại rất cao!
Chính vì vậy, bạn cần bảo vệ da kĩ lưỡng, vừa ngăn ngừa nhiễm trùng vừa phòng ngừa sẹo xấu xí hình thành. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm giúp bảo vệ da hiệu quả mà lại ngăn ngừa, làm mờ sẹo, băng vết thương dạng xịt Nacurgo chính là giải pháp dành cho bạn!
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo là phương pháp bảo vệ vết thương bằng công nghệ hiện đại tiên tiến. Nacurgo có ưu điểm vượt trội hơn so với các cách bảo vệ vật lý thông thường, đó là công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA). Đây là một hợp chất cao phân tử (polymer) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như máu, da, mô, xương khớp,… giúp giữ chắc trên da, bảo vệ da tốt hơn. Ngoài ra, màng PEA còn có khả năng chống thấm nước, duy trì độ ẩm hiệu quả cho vết thương mau lành.
Bên cạnh đó, trên chiếc màng PEA “thần kì” còn chứa các tinh chất Trà Xanh và Nano Curcumin (tinh nghệ Nano: Dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin từ củ nghệ) có khả năng thấm sâu và da, kháng viêm kháng khuẩn và giúp da mau lành, hạn chế thâm sẹo. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa sẹo ngay từ khi nó chưa hình thành, đồng thời bảo vệ da tối ưu hơn trước sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Lưu ý khi vết thương đang kéo da non!
Không cạy vảy vết thương
Rất nhiều người vì lo ngại về tính thẩm mỹ nên đã cố gắng cạy vảy vết thương. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không giúp làn da của bạn thẩm mỹ hơn mà nó còn khiến vết thương lâu lành hơn so với ban đầu.
Lớp vảy “xấu xí” ấy có vai trò bảo vệ trên bề mặt vết thương, được hình thành từ huyết tương, hồng cầu và các tế bào miễn dịch khô lại trên bề mặt. Nó có tác dụng như một “rào cản” ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất độc hại ngoài môi trường. Chính vì vậy tuyệt đối không nên cạy vảy vết thương.
Việc cạy vảy có thể làm chậm quá trình lành vết thương, có thể làm vết thương chảy máu, vi khuẩn hoặc các tác nhân có hại khác có thể xâm nhập dễ dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, điều này còn làm tăng khả năng để lại thâm sẹo. Dù chúng có thể không được thẩm mỹ, nhưng chúng lại đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cho nên, bạn hãy để cho lớp vảy tự bong ra.
Không gãi vết thương
Nếu không bị nhiễm trùng thì việc da lên da non kéo thêm tình trạng ngứa ngáy là điều hết sức bình thường và đây chính là sự phản hồi của cơ thể với vết thương. Tuy nhiên theo phản xạ quen thuộc, ngứa thì cần phải gãi sẽ dễ dẫn đến tình trạng tay gãi làm rách da. Lúc này, nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo cao hơn bình thường.
Tình trạng ngứa không quá nghiêm trọng, bạn cố chịu bằng cách quên nó đi hoặc xoa nhẹ nhàng. Nếu thật sự cảm giác ngứa ảnh hưởng đến bạn hãy nhờ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc bôi hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm tại: Vết thương do bỏng lên da non bôi gì?
Chế độ dinh dưỡng khi vết thương đang lên da non
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần quan trọng trong quá trình phục hồi da sau tổn thương. Có những loại thực phẩm có thể giúp cho vết thương mau liền da, tăng khả năng hồi phục, song cũng có những loại thực phẩm có khả năng gây mưng mủ, tạo sẹo lồi. Vậy chế độ ăn uống khi vết thương đang lên da non có gì cần chú ý?
Vết thương lên da non nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm kích thích quá trình tái tạo, thúc đẩy quá trình lên da non giúp vết thương mau lành.
✔️ Protein: Protein đóng vai trò thiết yếu trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Thức ăn chính là nguồn cung cấp protein cần thiết để tổng hợp collagen, hình thành mạch, tăng sinh nguyên bào sợi, chức năng miễn dịch, tái tạo mô, co lại vết thương và protein cấu trúc da. Thịt nạc, thịt lợn, cá, sữa,… là những nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể.
✔️ Chất béo: Trong chế độ ăn có thể tạo ra ATP thông qua quá trình oxy hóa beta giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để dự trữ protein cho quá trình chữa lành vết thương. Lượng chất béo cũng rất quan trọng trong vai trò hấp thụ các vi chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, axit béo omega-3 và omega-6.
✔️ Vitamin và khoáng chất: Trong rau củ, hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho việc chữa lành vết thương. Đặc biệt vitamin C, một loại vitamin có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn giúp vết thương mau lành có nhiều trong trái cam, quýt, ổi,…. Ngoài ra, Vitamin E cũng là vitamin quan trọng trong vấn đề làm lành vết thương, hạn chế nguy cơ để lại sẹo, làm da sáng và đều màu.
✔️ Sắt: Khi có vết thương, cơ thể cần thực hiện quá trình tu sửa và máu chính là “cỗ xe vận chuyển” các chất dinh dưỡng cần thiết đến vùng tổn thương, giúp vết thương lành. Sắt có nhiều trong các loại rau đậm màu, gan, sữa.
✔️ Khoáng chất: Bạn cũng cần bổ sung thực phẩm chứa kẽm, selen,… giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương.
Nên kiêng gì khi vết thương kéo da non?
Sẹo hay da không đều màu sau khi hồi phục đều là những vấn đề gây đau đầu sau mỗi vết thương. Bạn có biết một sự ảnh hưởng không nhỏ tới cơ chế làm lành vết thương đến từ việc ăn uống. Để được tránh tình trạng trên, hãy chú ý các thực phẩm dưới đây để có chế độ ăn uống hợp lý khi đang lên da non:
❌ Thịt gà: Thịt gà là một thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên nó lại không phù hợp cho người đang lên da non vì có thể gây ra tình trạng mưng mủ, vết thương lâu lành.
❌ Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm giàu đạm, protein, sắt nhưng thịt bò lại khiến gây ra sẹo thâm.
❌ Đồ nếp: Đồ nếp có tính nóng, đây chính là nguyên nhân gây tình trạng sưng tấy, mưng mủ.
❌ Rau muống: Chúng ta được biết đến rau muống có khả năng gây ra sẹo lồi cao vì khả năng kích thích quá trình sản sinh collagen.
❌ Đồ hải sản: Hải sản từ xưa vẫn luôn được biết tới là các thực phẩm giàu đạm, khoáng chất. Song đây cũng là thực phẩm có tính hàn, dễ gây ngứa dị ứng. Ngoài ra nó còn kích thích quá trình sinh sản các sợi collagen hình thành sẹo lồi.
❌ Đồ ngọt, đồ cay nóng: Bạn có biết một trong những tác nhân làm hại da. Đường phá vỡ cấu trúc da, làm da dễ nổi mụn, làm chậm quá trình tái tạo vết thương. Chính vì thế, bổ sung nước là cần thiết, nhưng không phải là các loại nước ngọt. Thực phẩm cay nóng dễ làm mưng, sưng tấy vì vùng da non còn yếu và nhạy cảm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài ra, khi có tổn thương hãy sử dụng các thực phẩm tươi sạch thay vì các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn đã chế biến sẵn vì trong đó không còn nhiều các chất dinh dưỡng.
Câu hỏi thường gặp khi vết thương lên da non
Vết thương lên da non trong bao lâu?
Tùy vào mức độ và diện tích tổn thương, diện tích thì thời gian lên da non khác nhau từ 1 tuần đến 3 tuần và có thể là 1 tháng.
Thời gian này cơ thể tăng sinh tế bào mới, chữa lành các mạch máu, mô da tổn thương. Các tế bào hồng cầu tạo collagen liên kết các tế bào cũ và mới cùng với các mô hạt lấp đầy các vết thương, da mới dần hình thành trở lại. Khi vết thương lành, vảy cứng sẽ khô, co lại và bong da, hoàn tất quá trình sửa chữa.
Vết thương lên da non bôi gì để ngăn ngừa sẹo?
- Mật ong: Có tính kháng khuẩn giúp làm sạch vết thương, tránh nhiễm trùng, giảm sưng, làm cho vết thương nhanh khỏi và ngăn ngừa sẹo để lại.
- Giấm táo: Bôi giấm táo lên vết thương có tác dụng làm giảm ngứa, chống kích ứng da, giúp vết thương nhanh lành, giảm đau nhức.
- Nha đam: có tác dụng làm dịu vết thương da (đặc biệt là các vết bỏng, côn trùng cắn,…), làm mờ sẹo nhanh chóng.
Bộ đôi dung dịch bảo vệ và làm sạch da Nacurgo: Với tác dụng hai trong một, bảo vệ và tái tạo da, hạn chế thâm sẹo, dung dịch bảo vệ Nacurgo an toàn với các vết thương hở và các vùng da đang lên da non. Để đạt hiệu quả chăm sóc tốt hơn hãy sử dụng kết hợp dung dịch rửa và làm sạch Nacurgo!
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
☛ Tham khảo thêm: Nacurgo có tốt không, có hiệu quả?
Tại sao vết thương lên da non lại ngứa?
Đây là một câu hỏi thường xuyên được đề cập. Sở dĩ, chúng ta thấy ngứa ở vết thương là do histamin – một chất trung gian gây ngứa – được sinh ra trong quá trình loại bỏ vảy trầy.
Ngoài ra, còn một cách lý giải khác là khi vết thương lành sẽ kéo da non lại làm cho vùng da trở nên căng, khô hơn dễ dẫn đến cảm giác ngứa ngáy hơn.
Tuy nhiên, không phải vết thương nào cũng có thể gây cảm giác ngứa. Lí do vì với những vết thương nông, nhỏ, quá trình tăng sinh tế bào mới diễn ra trên bề mặt, ít tác động đến dây thần kinh nên gần như không có cảm giác ngứa.
Làm sao bớt ngứa khi vết thương bắt đầu lành lại?
- Cách thứ nhất: Bạn có thể dùng thuốc bôi kháng histamin để vết thương ngoài da nhanh giảm ngứa.
- Cách thứ hai: Sử dụng các kem trị ngứa, vitamin E, lô hội,… có tác dụng làm dịu cơn ngứa ngáy.
Cảm giác ngứa có thể khó chịu nhưng để tránh làm tổn thương vết thương có làn da non còn yếu hãy hạn chế xoa, gãi. Khi thật sự cơn ngứa gây khó chịu thì hãy liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý khoa học, tránh tác dụng phụ trên vết thương.
Từ những kiến thức trên đây, bạn đã có thể hiểu thêm về cách chăm sóc vết thương đang lên da non. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy kết nối với chúng tôi thông qua số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-wound-care-dos-and-donts
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5087220/
https://www.woundsresearch.com/article/nutrition-wound-care-management-comprehensive-overview