Có rất nhiều lí do khiến bạn gặp phải một vết thương hở trên da. Hầu hết các vết thương hở dù lớn hay bé đều cần có một thời gian nhất định để chữa lành. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vết thương hở đã trải qua vài tuần nhưng vẫn chưa lành lại. Nguyên nhân gây ra điều này là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm ra thủ phạm khiến vết thương hở lâu lành qua bài viết dưới đây.
Giai đoạn tiến triển làm lành vết thương!
Chúng ta biết rằng cơ thể con người là một cấu tạo đặc biệt. Khi xuất hiện vết thương hở ngoài da, cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự chữa lành vết thương để bảo vệ cho bản thân. Hầu hết các vết thương hở nhỏ do đứt tay, trầy xước nha sẽ liền lại và hồi phục chỉ sau vài ngày. Cụ thể, quá trình liền thương này sẽ trải qua 4 giai đoạn cơ bản như sau:
- Giai đoạn cầm máu: Khi bạn có vết thương hở chảy máu, cơ thể sẽ phản ứng để cầm máu bằng cách co các mạch máu lại. Sau vài phút, máu khô lại thành một lớp vảy cứng, bảo vệ vết thương.
- Giai đoạn sưng việm: Vết thương có dịch huyết tương tiết ra nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Lúc này, vết thương có triệu chứng sưng, đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác hơn nóng.
- Giai đoạn tăng sinh: Sau 2-3 tuần, vết thương bắt đầu liền miệng do hồng cầu tạo ra collagen để liên kết các tế bào da cũ với tế bào da mới. Như vậy miệng vết thương kéo lại vết thương nhanh lành.
- Giai đoạn tái tạo: Đây là giai đoạn dễ hình thành sẹo do cơ thể vẫn tiếp tục cung cấp collagen. Nếu collagen sản xuất quá nhiều sẽ hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại. Ngược lại, collagen sản xuất không đủ sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lõm.
Mặc dù hầu hết các vết thương hở đều trải qua 4 giai đoạn lành thương trên, xong cũng có những trường hợp, dù là vết thương nhỏ song chúng phải mất vài tuần mới có thể lành lại. Nhưng trường hợp vết thương lâu lành hoặc vết thương không lành thì nó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp một vài vấn đề.
7 thủ phạm khiến vết thương lâu lành
Vậy nguyên nhân do đâu khiến thời gian lành thường bị kéo ra qua dài so với thông thường? Hãy cùng Nacurgo điểm mặt 7 nguyên nhân chính gây nên tình trạng vết thương hở lâu lành dưới đây.
1. Nhiễm trùng
Da là bộ phận quan trọng chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường. Khi da bị tổn thương bằng một vết thương hở như vết cắt, trầy xước,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng vết thương.
Khi vết thương bị nhiễm trùng, vùng da xung quanh vết thương của bạn sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, các cơn đau nhức tăng dần. Miệng vết thương tiết dịch nhầy, có mủ vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi khó chịu.
Thực chất, cơ thể chúng ta cơ hệ thống miễn dịch có thể xử lý các mầm bệnh tại ổ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm, chứa quá nhiều vi khuẩn, hệ thống miễn dịch không thể chống đỡ nổi thì nhiễm trùng sẽ khó giải quyết hơn nhiều.
Nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ những sai lầm của người bệnh trong khâu xử lí vết thương hở như:
- Không khử trùng dụng cụ y tế trước khi dùng chúng để thực hiện xử lí vết thương.
- Không vệ sinh sạch sẽ vết thương.
- Dùng cao dán đông y cho vết thương hở.
- Rắc bột thuốc kháng sinh lên miệng vết thương hở.
Vết thương hở một khi đã nhiễm trùng thì rất lâu mới có thể lành lại được. Để ngăn chặn được điều này, người bệnh cần giữ vệ sinh cho vết thương hở bằng cách sát khuẩn 2-3 lần/ngày với dung dịch sát khuẩn phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đeo găng tay y tế để tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
☛ Đọc thêm: Xử lý đúng cách vết thương hở bị nhiễm trùng
2. Thiếu dinh dưỡng
Protein đóng vai trò là nguyên liệu chính trong quá trình tái tạo da mới, làm lành vết thương. Vì vậy, đối với người có vết thương hở, nếu không được cung cấp đủ nguồn protein cần thiết, vết thương rất khó để lành lại. Để vết thương nhanh lành, bạn cần đảm bảo nạp đủ lượng protein mà cơ thể cần bằng cách bổ sung protein từ thịt, cá, trứng, sữa,… vào chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài ra, cơ thể có vết thương hở luôn thiếu vitamin trầm trọng, đặc biệt là các nhóm vitamin A, C. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vết thương lâu lành. Nguyên tắc giúp vết thương mau lành là ăn thật nhiều thực phẩm có chứa vitamin A và vitamin C để bù đắp lượng vitamin đã mất khi cơ thể bị thương. Hai loại vitamin này có nhiều trong các loại rau quả như cam, bưởi, rau, khoai lang, cà rốt và ớt chuông.
☛ Xem chi tiết trong bài: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì?
3. Sử dụng thuốc lá, rượu bia
Một số nguyên nhân khác là để bệnh nhân sử dụng thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn làm ức chế quá trình lành thương tự nhiên.
Theo các nghiên cứu khoa học, rượu bia làm giảm đáng kể số lượng bạch cầu – một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến với vi khuẩn. Do đó, sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn khi cơ thể đang có vết thương hở làm vết thương lâu lành, thậm chí tăng tỷ lệ nhiễm trùng dẫn đến vết thương không lành và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài ra, thuốc là cũng là tác nhân độc lại. Không chỉ gây ra các bệnh về nội tạng, chất nicotine trong khói thuốc còn cực kì độc hại làm tắc hẹp mạch máu, cản trở máu lưu thông và suy yếu hệ miễn dịch.
Như vậy, sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân có vết thương hở là chủ quan với rượu bia và thuốc lá, để người bệnh sử dụng theo ý thích. Để vết thương nhanh lành hơn, bạn cần bỏ ngay thói quen xấu này. Chúng không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương mà còn tác động xấu đến sức khỏe nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng về lâu dài.
4. Máu lưu thông kém
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự chữa lành vết thương. Cơ chế này được diễn ra khi máu vận chuyển những tế bào mới, lưu thông tới khu vực mà da bị tổn thương. Trong đó, tế bào hồng cầu chứa oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để làm lành vết thương. Bạch cầu trong máu giúp tiêu diệt các mầm bệnh và dọn dẹp ổ tổn thương.
Khi máu lưu thông kém đồng nghĩa với vết thương không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, lượng bạch cầu cũng giảm đi, từ đó quá trình chữa lành vết thương sẽ bị trì hoãn.
Tình trạng máu lưu thông kém thường xảy ra ở những người cao tuổi bị hạn chế vận động, bệnh nhân nằm liệt giường,… Ngoài ra, một số bệnh lí về mạch máu như xơ vữa động mạch cũng khiến máu lưu thông kém hơn bình thường.
Biện pháp để khắc phục tình trạng này là người bệnh cần vận động nhiều hơn bằng cách tích cực đứng dậy đi lại, với những bệnh nhân bị mất khả năng vận động, sau 1-2 giờ cần thay đổi tư thế một lần đồng thời kết hợp xoa bóp thường xuyên giúp cho máu lưu thông trên toàn bộ cơ thể.
5. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là thủ phạm thường khiến vết thương lâu lành. Lượng đường trong máu cao trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn và nấm, nên bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện vết thương hở trên da sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
Không chỉ vậy, lượng đường trong máu cao còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tuần hoàn máu và hệ miễn dịch. Cụ thể là chúng gây xơ vữa và tắc nghẽn động mạch khiến máu không thể lưu thông bình thường. Đồng thời ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, từ đó khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài.
Đặc biệt, bệnh tiểu đường còn gây ra những biến chứng liên quan đến thần kinh khiến người bệnh không cảm nhận rõ được cơn đau. Khi xuất hiện vết thương hở nhưng bạn lại không thấy đau dẫn đến tình trạng thụ động trong việc chăm sóc, từ đó vết thương hở trên da có thể tiến triển nặng hơn.
Thông thường, các vết thương hở ở bệnh nhân tiểu đường thường xuất hiện ở chân và lòng bàn chân.
6. Áp lực đè nén lên da trong thời gian dài
Những trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường nhưng lại mất khả năng vận động, phải nằm trên giường hoặc ngồi xe lăn trong thời gian dài, các vùng da bị phải chịu áp lực tỳ đè lớn như mông, thắt lưng, vai, bắp chân gót chân,… dần dần sẽ bị lở loét, dẫn đến vết thương hở. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Áp lực tỳ đè lên từng vị trí khác nhau sẽ gây ra mức độ loét khác nhau. Với những vết loét nhẹ, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách thay đổi tư thế nằm thường xuyên hoặc dùng các thiết bị chuyên dụng như đêm hơi để giảm áp lực lên các vùng bị loét. Những vết loét tỳ đè nặng hơn sẽ cần chăm sóc y tế đặc biệt.
7. Sát khuẩn sai cách
Nói đến vết thương hở ngoài da, bước sát khuẩn rất quan trọng trong việc chăm sóc giúp vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, đây cũng là bước mà rất nhiều người thực hiện sai, khiến cho vết thương hở lâu lành.
Lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp không chỉ ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập, duy trì được vết thương ở tình trạng sạch khuẩn, mà còn giảm nguy cơ nhiễm, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát khuẩn da bao gồm:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được nhiều mầm bệnh khác nhau.
- Đem lại hiệu quả sát khuẩn nhanh, mạnh.
- Không gây xót hay ăn mòn các tế bào mô lành xung quanh khi sử dụng.
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành.
- Không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.
- An toàn khi sử dụng cho những vết thương hở rộng.
Trên thị trường có vô số các loại dung dịch sát khuẩn, nhưng rất khó để tìm được sản phẩm đảm bảo được tất các các yếu tố trên. Vì vậy việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn chỉ mang tính tương đối. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn có hiệu quả cho quá trình lành vết loét.
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) – băng dạng xịt thúc đẩy quá trình lành vết thương!
Sản phẩm phù hợp được các bác sĩ da liễu khuyên dùng là dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo.
Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương hở.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Giải pháp giúp vết thương mau lành
Trên đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng vết thương hở lâu lành. Khắc phục tốt những nguyên nhân này sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết thương hở. Vì vậy, giải pháp để vết thương hở mau lành bao gồm:
- Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếp xúc với đồ vật bẩn, mặc quần áo rộng rãi để hạn chế cọ xát với vết thương,.
- Thực hiện sát khuẩn đúng cách theo 4 bước:
-
- Rửa sạch và loại bỏ các mô hoại tử
- Sát khuẩn vết thương hở
- Sử dụng dung dịch xịt Nacurgo để băng bó vết thương
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng sau khi chăm sóc vết thương
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lí bằng cách bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết, hạn chế những thực phẩm dễ gây sẹo thâm cho vết thương hở.
- Điều trị, khắc phục tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến quá tình lành thương như bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến quá tình lưu thông máu,…
- Ngừng sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá.
Kết luận: Vết thương hở là tình trạng dễ dàng bắt gặp, tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc, chúng có thể tiến triển nghiêm tọng hơn, thậm chí là nhiễm trùng. Trên đây là 7 nguyên nhân bạn có thể phạm phải khiến vết thương mãi không lành. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để bạn có thể khắc phục những nguyên nhân trên, từ đó thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.
Link tham khảo
http://viendalieu.com.vn/sai-%203m-khien-vet-loet-lau-lanh-829/
https://vnexpress.net/tai-sao-vet-thuong-cua-ban-lau-lanh-3685628.html
Hà Huy đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Nacurgo cảm ơn bạn đã chia sẻ trải nghiệm của mình!
Bài viết liên quan
Vết thương hở ở gót chân chăm sóc và xử lý thế nào?
Vết thương dưới lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách xử lý
Review 7 kem, thuốc trị vết thương hở hiệu quả nhất!
Vết thương hở bị sưng, ngứa, mưng mủ – cẩn thận nhiễm trùng!
Hướng dẫn điều trị vết thương hở mau lành, không để sẹo!
Câu hỏi thường gặp