Sau phẫu thuật, người bệnh nào cũng có thể đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy vết thương mổ bị nhiễm trùng có dấu hiệu gì và điều trị như thế nào? Nacurgo.vn sẽ làm sáng tỏ vấn đề này ngay sau đây.
Mục lục
- Nhiễm trùng vết thương mổ là gì?
- Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương mổ
- Nhận biết nhiễm trùng vết mổ như thế nào?
- Nhiễm trùng vết mổ có nguy hiểm không?
- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ
- Làm gì để tránh nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật?
- Băng vết mổ với màng xịt sinh học Nacurgo
Nhiễm trùng vết thương mổ là gì?
Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí can thiệp phẫu thuật của người bệnh. Những nhiễm khuẩn này thông thường xuất hiện trong khoảng 30 ngày sau mổ với trường hợp phẫu thuật không có cấy ghép và trong vòng 1 năm sau mổ với trường hợp phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (implant).
☛ Tham khảo thêm tại: Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương mổ
Nhiễm trùng vết mổ là 1 trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Vết mổ có thể bị nhiễm trùng bởi rất nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể điểm qua những nguyên nhân dưới đây:
Yếu tố người bệnh: Một số bệnh nhân có nguy cơ cao hơn như đang mắc nhiễm khuẩn, đa chấn thương hoặc vết thương bị dập nát, mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá, suy dinh dưỡng,…
Yếu tố môi trường:Nhiễm trùng vết thương mổ có thể xảy ra do:
- Dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô trùng
- Vệ sinh tay của bác sĩ không đủ
- Chuẩn bị của người bệnh nhân kém không đảm bảo
- Thiết kế phòng phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn
- Nhân viên không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
Yếu tố phẫu thuật: Những yếu tố dưới đây cũng có khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng vết mổ:
- Thời gian phẫu thuật dài
- Loại phẫu thuật nhiễm khuẩn và phẫu thuật vết thương bẩn
- Phẫu thuật làm tổn thương nhiều mô tổ chức, khiến người bệnh mất máu nhiều, không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn…
Yếu tố vi sinh vật: Cũng là 1 trong những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm trùng vết mổ như sức để kháng người bệnh kém kết hợp vi khuẩn có độc lực làm tăng nguy cơ xảy ra nhiễm trùng vết mổ, vi khuẩn kháng thuốc do sử dụng kháng sinh không hợp lý trước đó
Yếu tố vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật: Vệ sinh vết mổ không đúng cách, khiến vi khuẩn xâm nhập là 1 trong những tác nhân chính gây nên nhiễm trùng vết mổ.
- Không rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và sát khuẩn tay trước khi vệ sinh vết mổ
- Không sát khuẩn dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh vết mổ
- Thao tác vệ sinh vết mổ không đúng khiến vi khuẩn lây nhiễm từ vùng da xung quanh vào vị trí vết mổ.
Nhận biết nhiễm trùng vết mổ như thế nào?
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ dễ nhận thấy nhất thường là:
- Mưng mủ vết mổ
- Đau khi chạm vào vết mổ
- Vết mổ sưng tấy hoặc nóng, đỏ.
Nhiễm trùng vết mổ được phân loại theo 3 mức độ: nông, sâu và cơ quan.
Nhiễm trùng vết mổ nông
Nhiễm trùng vết mổ nông là những nhiễm khuẩn chỉ xảy ra ở vùng da hay tổ chức dưới da tại vị trí vết mổ và xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.
Nhiễm trùng vết mổ nông phải có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
- Có dịch mủ chảy ra từ vết mổ nông
- Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay các mô được lấy vô trùng từ vết mổ
- Vết mổ sưng , nóng , đỏ , đau và cần mở bung vết mổ (trừ khi cấy dịch vết mổ âm tính).
Nhiễm trùng vết mổ sâu
Nhiễm trùng vết mổ sâu là những nhiễm khuẩn xảy ra ở lớp mô mềm sâu (cân/cơ) tại vị trí vết mổ. Những nhiễm trùng này ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật không cấy ghép hoặc 1 năm đối với cấy ghép implant.
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ từ vết mổ sâu (không phải dịch từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật).
- Miệng vết thương bị hở và có các triệu chứng: sốt trên 38 độ C, vết mổ sưng, đau, nóng, đỏ (trừ trường hợp cấy dịch vết mổ có kết quả âm tính).
- Áp xe hoặc các bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám (phẫu thuật lại, X-quang, xét nghiệm).
Nhiễm trùng cơ quan/ khoang cơ thể
Nhiễm trùng vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nội tạng nào (không bao gồm da, cân, cơ đã tác động tới trong phẫu thuật). Tương tự nhiễm trùng vết mổ sâu, nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật không cấy ghép hoặc 1 năm đối với đặt implant.
Nhiễm trùng vết mổ cơ quan/ khoang cơ thể có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng
- Sốt trên 38 độ C
- Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn ở cơ quan/khoang nơi phẫu thuật
- Áp xe hay bằng chứng khác cho thấy sự nhiễm khuẩn tại cơ quan/khoang cơ thể (qua thăm khám, phẫu thuật lại, X-quang…).
Nhiễm trùng vết mổ có nguy hiểm không?
Chắc hẳn có rất nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc: Nhiễm trùng vết mổ có nguy hiểm không? Câu trả lời của chúng ta là CÓ.
Nhiễm trùng vết mổ là 1 biến chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rất đáng lo ngại sau phẫu thuật, nó làm tăng thời gian và chi phí điều trị, một số trường hợp nhiễm trùng vết mổ sẽ khiến gia tăng nguy cơ tử vong của người bệnh.
Nhiễm trùng vết mổ nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: áp xe, viêm mô tế bào và hoại tử vết mổ, nhiễm trùng máu, viêm tủy xương…
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm bởi nó có khả năng cao xảy ra các biến chứng khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nhiễm trùng sau:
- Vết mổ sưng, đau, nóng đỏ;
- Vết mổ xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra từ vết mổ có mùi hôi;
- Sốt từ 38 độ trở lên, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh
- Cảm thấy đau nhức khi chạm vào vết mổ.
Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ
Nếu vết mổ của bạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị là vô cùng cần thiết, việc làm này cần diễn ra càng sớm càng tốt. Điều trị nhiễm trùng là phương pháp duy nhất giúp vết mổ của người bệnh lành lại, làm giảm thiểu các rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng vết mổ đến mức thấp nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng vết mổ, người bệnh có thể được điều trị bằng những cách cơ bản sau:
Làm sạch vết mổ bị nhiễm trùng
Trong điều trị nhiễm trùng thì bước làm sạch là bước quan trọng nhất. Việc làm sạch vết mổ có thể được các y bác sĩ tiến hành theo những cách sau:
- Cắt mối chỉ, để hở vết mổ cho thoát dịch, mủ (nếu cần thiết)
- Dẫn lưu túi mủ (áp xe) nếu có
- Rửa sạch vết mổ bằng nước muối sinh lý từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
- Thấm dịch và loại bỏ chất bẩn bằng oxy già sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý
- Thấm khô và ấn kiểm tra với vết mổ có nhiều dịch
- Sát khuẩn và rửa sạch chân dẫn lưu (nếu có)
- Làm sạch và thay băng gạc thường xuyên (2 lần 1 ngày hoặc khi bị ẩm, ướt)
Cắt lọc vùng da bị nhiễm trùng tại vết mổ nếu cần
Trong 1 số trường hợp khi vùng da tại vết mổ bị viêm nhiễm nặng hoặc đã chết (hoại tử), các bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt lọc vết thương để lấy đi các mô chết, khâu lại khi vết mổ đã đảm bảo sạch, mọc mô hạt khoảng 4 đến 5 ngày.
Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết mổ
Dùng kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến cho phần lớn các trường hợp nhiễm trùng vết mổ.
Một số trường hợp nhiễm trùng vết mổ xảy ra ở các tổ chức nông dưới da có thể điều trị bằng kháng sinh mà không dẫn lưu. Ngoài ra, một số nhiễm khuẩn vết mổ nông cũng có thể đáp ứng với thoát mủ mà không dùng kháng sinh (ví dụ: loại bỏ chỉ khâu).
Một số loại kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ có thể kể đến như: Flucloxacillin 500mg, Doxycycline 100mg, Metronidazole PO 250mg… Việc dùng kháng sinh cần tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Làm gì để tránh nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật?
Như đã nói ở trên, vết mổ bị nhiễm trùng sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Không chỉ gây đau đớn, nhiễm trùng vết mổ còn làm tốn thời gian và tiền bạc của người bệnh, khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên sau phẫu thuật chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn để vết mổ nhanh hồi phục, hạn chế nhiễm trùng.
Lưu ý sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, để tránh nhiễm trùng vết mổ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng đầy đủ các loại thuốc theo đơn của bác sĩ
- Tái khám đúng lịch hẹn
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc vết mổ
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vết mổ
- Sát khuẩn các dụng cụ trước khi vệ sinh và thay băng
- Luôn giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo
- Không tắm trong 24h đầu sau phẫu thuật, không ngâm mình trong bồn tắm cho đến khi vết mổ lành hẳn
- Sau khi tắm cần nhẹ nhàng thấm khô vết mổ, tuyệt đối không chà xát khu vực này
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
- Không hút thuốc lá.
Vệ sinh vết mổ tại nhà
Ngoài những lưu ý sau phẫu thuật ở trên thì việc vệ sinh, chăm sóc vết mổ tại nhà cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vết mổ không bị nhiễm trùng. Vết mổ cần được vệ sinh và thay băng từ 1-2 lần 1 ngày hoặc bất cứ khi nào bị ẩm, ướt. Các bước hướng dẫn cụ thể sẽ được đề cập dưới đây.
- Sát khuẩn tay và dụng cụ vệ sinh vết mổ (nếu có)
- Tẩm dung dịch rửa vết thương chuyên dụng lên bông gạc vô trùng (chú ý không chạm tay vào phần bông gạc sẽ tiếp xúc với vết thương, không để miệng chai dung dịch tiếp xúc với bông gạc).
- Tiến hành lau vết mổ theo 1 chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trái qua phải hoặc phải qua trái (sử dụng bông gạc mới cho mỗi lần lau).
- Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra ngoài bán kính khoảng 5cm
☛ Tham khảo thêm tại: Vệ sinh vết mổ đẻ bằng gì tại nhà?
Lưu ý:
- Không nên sử dụng cồn và oxy già để vệ sinh vết mổ, việc làm này sẽ khiến vùng da tại đây bị khô và có cảm giác đau, xót. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì cồn và oxy già cũng gây tổn thương nguyên bào sợi, làm chậm lành vết thương.
- Không tự ý bôi, đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ khi không có chỉ định của bác sĩ.
Như đã nói ở trên, việc vệ sinh vết mổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành vết mổ và hạn chế nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm vệ sinh, sát khuẩn, đảm bảo an toàn để rửa vết mổ.
Ngày nay, sự ra đời của Dung dịch rửa và làm sạch da chuyên dụng Nacurgo đã giúp việc vệ sinh vết mổ của bạn trở nên toàn diện hơn nhờ đảm bảo 5 yếu tố: Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi.
Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần từ thiên nhiên và dung dịch nước điện hóa, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những gì mà sản phẩm mang lại. Dung dịch Nacurgo (chai xanh) không chỉ giúp làm sạch mà còn có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, kháng nấm, cân bằng và duy trì độ ẩm cho vùng da tại vị trí vết mổ, đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn gây ra trên bề mặt vết mổ, giúp loại bỏ dịch nhầy, giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Băng vết mổ với màng xịt sinh học Nacurgo
Sau khi vết mổ được làm sạch với dung dịch Nacurgo chai xanh, để vùng da tại đây được bảo vệ tối đa khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, ta sử dụng Màng xịt sinh học Nacurgo để băng vết mổ.
Sau khi xịt vài giây, dung dịch Nacurgo dạng xịt sẽ khô lại tạo một lớp màng sinh học với khả năng không thấm nước, bảo vệ toàn bộ bề mặt vết mổ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, các nguy cơ nhiễm trùng và các tác nhân vật lý khác, đồng thời vẫn giữ được sự thông thoáng, tạo điều kiện cho vết mổ lành nhanh hơn từ 3-5 lần so với thông thường. Sản phẩm có chứa thành phần siêu phân tử nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp vùng da tại vết mổ được tái tạo một cách tự nhiên nhanh nhất, hạn chế để lại sẹo lồi, sẹo xấu.
Chăm sóc vết mổ với bộ đôi sản phẩm Nacurgo bạn sẽ tiết kiệm thời gian và kha khá chi phí khi không phải điều trị những vấn đề nhiễm trùng liên quan đến việc vệ sinh, thay băng vết mổ.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bạn đọc thân mến, với những thông tin về nhiễm trùng vết mổ mà Nacurgo chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng này cũng như biết cách xử lý và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!