Phương pháp sinh mổ đang được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để hạn chế những cơn đau và biến chứng có thể gặp phải khi sinh thường. Vết mổ đẻ bị ngứa là một hiện tượng bình thường mà đa số chị em gặp phải sau phẫu thuật. Vậy phải xử lý vết mổ như thế nào trong trường hợp này, hãy cùng Nacurgo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Vết mổ đẻ bị ngứa là do đâu?
Cũng giống như những vết mổ hay vết thương khác trên cơ thể, vết mổ đẻ cũng có quá trình liền da, tái tạo tế bào để hồi phục. Tình trạng ngứa là một phần của quá trình hồi phục đó. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa, bạn cần hiểu vết mổ đẻ khâu kín được phục hồi, tái tạo như thế nào.
Quá trình này trải qua 3 giai đoạn:
Cầm máu và đông máu: Đây là giai đoạn đầu tiên sau mổ. Cơ thể ngừng cung cấp máu cho vết thương do co mạch. Khi máu đông, các mảnh protein fibrinogen được tìm thấy trong huyết tương làm vết mổ đóng vảy. Vảy tạo thành lớp “hàng rào” giúp bảo vệ vết mổ đang lành.
Viêm: Đây là lúc tình trạng ngứa xuất hiện. Một chất trung gian gây viêm được gọi là histamin giúp tế bào miễn dịch loại bỏ tác nhân nhiễm khuẩn trên vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, histamin cũng là một chất hóa học chính gây ra cảm giác ngứa ngáy tại vết mổ. Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng thì sẽ gây ngứa nhiều hơn do các tế bào viêm và miễn dịch tăng cường hoạt động để chống lại vi khuẩn.
Tăng sinh và tái tạo tế bào: Khi vết mổ trong quá tình tái tạo mô mới, tạo ra một khu vực nhạy cảm chứa các tế bào non. Các dây thần kinh tại vị trí vết mổ bị tổn thương và do đó trở nên rất nhạy cảm. Khi các dây thần kinh và mô xung quanh bắt đầu lành lại sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra, tình trạng ngứa còn do thay đổi trạng thái vết mổ từ “tươi” sang “khô” dẫn đến sự bong tróc lớp biểu bì cũ cũng gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vết mổ.
Vết mổ đẻ bị ngứa có nguy hiểm không?
Như đã nói ở phần trên, ngứa là một triệu chứng bình thường đối với một vết thương hay vết mổ trong quá trình hồi phục, tái tạo lại tế bào. Do vậy bạn không cần quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vết mổ ngứa quá mức và kèm theo các triệu chứng khác dưới đây, sản phụ cũng cần lưu ý và đến các cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm.
- Sốt cao không hạ.
- Dịch chảy ra từ vết mổ có màu, đục, có mùi hôi.
- Chảy máu nhiều.
- Mũi khâu rơi ra.
- Vết mổ bị hở.
- Cảm giác tê và ngứa ran tai vết mổ.
- Cảm giác đau, sưng đỏ ngày càng lan rộng.
Vết mổ đẻ bị ngứa phải làm sao?
Chườm ấm giảm ngứa cho vết mổ
Bạn có thể dùng khăn thấm nước ấm chườm nhẹ nhàng lên vết mổ hàng ngày. Điều này giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu cho sản phụ do quá trình bong tróc biểu bì và tránh hiện tượng dính vết mổ.
Chăm sóc vết mổ đẻ bị ngứa tại nhà với bộ đôi dung dịch Nacurgo
Trong quá trình chăm sóc vết mổ, bạn cần đảm bảo vết mổ luôn luôn được giữ sạch sẽ và thay băng thường xuyên để tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào vết mổ gây nhiễm trùng. Hiện nay, việc chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều cho các chị em với bộ sản phẩm Nacurgo.
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) đáp ứng đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” với thành phần nước điện hóa và các tinh chất có nguồn gốc thiên nhiên mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa tác động của vi khuẩn an toàn, dịu nhẹ, đồng thời giúp cân bằng độ ẩm giúp vết mổ giảm hiện tượng khô ngứa.
Đi cùng với nó là dung dịch màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng). Dung dịch này ứng dụng công nghệ Novaskin, với thành phần chính là màng sinh học Polyesteramide mang đến giải pháp ưu việt trong việc chăm sóc các loại vết thương ngoài da trên cơ thể.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết: TẠI ĐÂY
Dung dịch xịt Nacurgo có thiết kế dạng xịt giúp việc chăm sóc vết thương dễ dàng, thuận tiện và không gây đau đớn. Màng sinh học Polyesteramide có vai trò như hàng rào bảo vệ giúp ngăn thấm nước, ngừa khuẩn và tránh thoát hơi nước tại vết mổ. Từ đó giúp vết mổ cải thiện tình trạng khô, ngứa.
Bên cạnh đó, màng sinh học còn giúp vết thương được bảo vệ hiệu quả mà không gây bí bách, giúp vết mổ thông thoáng, máu lưu thông tốt và nhanh lành hơn. Nacurgo là sự kết hợp của màng sinh học với tinh chất nghệ vàng, tinh chất trà xanh tạo nên tác dụng toàn diện giúp bảo vệ, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo da giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế để lại thâm sẹo gấp 3 – 5 lần so với thông thường
Bạn nên duy trì sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo đến khi vết mổ hoàn toàn lành bên ngoài.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết: TẠI ĐÂY
Chế độ ăn uống sau sinh giúp vết mổ bớt ngứa
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mục đích là đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người mẹ và giúp vết mổ được hồi phục nhanh hơn. Một số lưu ý trong thực đơn giúp vết mổ bớt ngứa mà bạn có thể tham khảo dưới đây.
Những thực phẩm sản phụ sau mổ nên ăn:
- Mẹ sau mổ 2 – 3 tuần nên ăn cháo và thức ăn ở dạng lỏng giúp tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón và ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh.
- Thực phẩm tươi, sạch và nấu chín kỹ, không ăn đồ sống.
- Các loại thực phẩm nhiều đạm và sắt như cá, thịt lợn, sữa,…
- Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau củ, trái cây sạch,… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp sức khỏe của sản phụ hồi phục nhanh hơn.
- Bổ sung đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu giúp vết thương sau mổ nhanh lành.
Những thực phẩm sản phụ không nên ăn:
- Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua rất dễ khiến vết mổ bị kích ứng gây cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn, làm vết mổ lâu lành.
- Rau muống và thịt bò: Loại thực phẩm này có tác dụng kích tái tạo tế bào mới quá mức có thể khiến hình thành sẹo lồi, sẹo thâm gây ngứa và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
- Thịt gà và đồ nếp: Thịt gà cũng là một nguyên nhân gây dị ứng vết mổ. Tương tự, đồ nếp như xôi, bánh chưng,… có thể gây hiện tượng mưng mủ vết thương. Vì vậy, sản phụ cần kiêng những thực phẩm này.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Một số biện pháp khác giúp giảm ngứa cho vết mổ
- Sau khi thực hiện ca mổ lấy thai, sản phụ nên nằm nghiêng một bên để tránh những cơn đau do co thắt tử cung. Ngoài ra khi cúi xuống hoặc đứng lên ngồi xuống, các chị em cũng nên chú ý tránh ảnh hưởng đến vết thương.
- Sau thời gian mổ khoảng 24 – 48 giờ, không được tháo băng hay làm ướt phần băng gạc vô trùng của vết mổ.
- Sản phụ nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và kiêng cữ vết mổ đúng.
- Nếu vết mổ ngứa kèm theo các hiện tượng khác như mưng mủ, sốt, căng tức,… thì cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Khi vết mổ bị ngứa nhiều, sản phụ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ bôi các thuốc tránh nhiễm trùng và thuốc dị ứng kháng Histamin lên vùng da vết mổ.
- Tránh mặc loại quần áo bó sát vì có thể gây ngứa vết mổ, khiến vết mổ chậm lành.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh lên vết mổ cũng giúp giảm ngứa đáng kể.
Những điều không nên làm khi vết mổ bị ngứa
Không gãi khi vết mổ bị ngứa
Việc gãi vết mổ đang trong quá trình lành lại có thể làm rách hoặc kéo vết khâu gây ra tổn thương cho tế bào mới đang phát triển để thay thế cho tế bào bị tổn thương. Khi đó, sẽ làm chậm quá trình hồi phục, kéo dài tình trạng ngứa và dẫn đến biến chứng khác như vết mổ dễ bị nhiễm trùng vết thương và có thể để lại sẹo. Bên cạnh đó, việc gãi vết mổ có thể khiến vi khuẩn có hại tiềm ẩn trên bàn tay truyền sang vết thương, khiến vết mổ có nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn.
Không đắp “thuốc dân gian” lên vết mổ
Cũng như các vết thương hở khác, đối với vết mổ sau sinh, bạn tuyệt đối không được đắp bất kỳ một loại thuốc dân gian nào lên vết mổ. Nhiều sản phụ theo kinh nghiệm dân gian đắp các loại lá hoặc áp dụng bài thuốc gia truyền của thầy lang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và hậu quả khôn lường.
Do điều trị không đúng, vết mổ có thể bị viêm nhiễm lan rộng và trở nên nặng hơn hoặc từ không viêm trở nên viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm mủ màng tim, áp xe phổi, viêm tủy xương và nguy hiểm đến tính mạng.
Từ những chia sẻ trên đây, Nacurgo hi vọng có thể đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp việc xử lý vết mổ sau sinh bị ngứa hiệu quả hơn. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!