Với những bà mẹ hiện đại ngày nay, khi việc sinh mổ trở nên phổ biến thì việc chăm sóc vết mổ đẻ là một trong những lo lắng và trăn trở thường thấy. Vết mổ sau sinh sau bao lâu sẽ lành? Hãy cùng Nacurgo tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Vết mổ đẻ như thế nào là lành?
Hiện nay, có 2 loại vết rạch được thực hiện trong quá trình phẫu thuật đưa em bé ra khỏi cơ thể mẹ, đó là vết rạch ngang và vết rạch dọc. Trước đây, vết mổ đẻ dọc là phương pháp được dùng phổ biến, nhưng hiện nay trên lâm sàng phần lớn sản phụ được chỉ định mổ ngang.
Kết thúc ca phẫu thuật, vết rạch mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu. Loại chỉ khâu được ưu tiên lựa chọn hiện nay là chỉ khâu tự tiêu, người mẹ sẽ không cần quay lại bệnh viện để tháo chỉ.
Theo các chuyên gia, thông thường trong khoảng 7 – 10 ngày sau sinh vết mổ sẽ từ từ khép lại. Lúc này, vết khâu mổ của bạn sẽ khô lại và gồ lên thành một đường dài. Sau khoảng 2 – 3 tuần, vết mổ này sẽ tạo thành sẹo, khi bạn chạm vào hoặc vô tình xoay người không đúng tư thế sẽ gây đau nhói và khó chịu. Đến tuần thứ 6 vết mổ co lên rõ rệt, chỉ khâu cũng dần tiêu biến, các bộ phận bên trong dần dần được khôi phục.
Trong thời gian vết mổ lành lại, bạn có thể cảm thấy ngứa vùng da tổn thương. Đây là điều hoàn toàn bình thường chứng tỏ vết mổ đang dần hồi phục. Đến khi vết mổ đã hoàn toàn bị che kín bởi mô sẹo, không có dấu hiệu bất thường và không còn cảm giác đau khi chạm hoặc vận động nhẹ thì có thể được xem là vết mổ đã lành.
Vết mổ đẻ bao lâu thì lành hẳn?
Không có con số chuẩn xác về thời gian vết mổ đẻ lành lại. Khi đưa em bé ra ngoài bằng phương pháp mổ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường qua 3 lớp gồm có: lớp da, cơ và thành tử cung. Vết mổ sẽ bắt đầu lành lại theo thứ tự từ ngoài vào trong, lớp da ngoài sẽ lành trước tiên và cuối cùng là thành tử cung.
Theo các bác sĩ, để vùng da bên ngoài lành hẳn phải mất tới khoảng 3 tháng thì sản phụ mới nhận thấy hết đau và không còn cảm giác ngứa xung quanh vết mổ. Khi đó, bạn không còn phải lo lắng quá nhiều về việc vết mổ có thể bị bục. Nhưng với một số người, cơ địa không tốt thì có thể sẽ phải mất tới 6 – 12 tháng hoặc 18 tháng mới lành.
Vậy, vết mổ đẻ bên trong bao lâu thì lành?
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành vết mổ đẻ
Thời gian để vết mổ hồi phục hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp mổ (mổ ngang hay mổ dọc), tình trạng sức khỏe, cơ địa của người mẹ, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và vận động sau sinh.
- Mổ ngang hay mổ dọc: Vết mổ đẻ là ngang hay dọc cũng ảnh hưởng đến thời gian lành lại của vết mổ. Trên thực tế, vết mổ ngang nhanh lành hơn và cũng đảm bảo tính thẩm mỹ hơn so với vết mổ dọc.
- Sức khỏe, cơ địa của người mẹ: Sau khi sinh, cơ thể mẹ trải qua nhiều đau đớn. Nếu sức khỏe mẹ ổn định, sức đề kháng tốt thì vết mổ có thể nhanh chóng phục hồi.
- Chăm sóc vết mổ đúng: Chăm sóc vết mổ sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, không những giúp vết mổ nhanh lành mà còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc vết mổ kể cả khi trong bệnh viện cũng như ở nhà.
- Chế độ dinh dưỡng sau sinh: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt được quan tâm sau mổ đẻ. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành vết mổ. Ngược lại, một số thực phẩm mẹ nên kiêng vì có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ và để lại sẹo mất thẩm mỹ sau phục hồi.
- Vận động hợp lý: Vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ có tác động tích cực đến quá trình hồi phục sau mổ. Nếu sức khỏe của mẹ đã ổn định thì sau 24h kể từ khi sinh, mẹ nên bắt đầu tập đi lại nhẹ nhàng để giúp vết mổ nhanh lành hơn.
Ngoài ra thời gian lành vết mổ còn phụ thuộc vào việc mổ đẻ lần thứ bao nhiêu. Lần đẻ mổ đầu tiên thời gian lành sẽ nhanh hơn các vết mổ đẻ lần 2,3.
☛ Tham khảo thêm: Mổ đẻ lần 2 bao lâu hết đau và lành?
Chăm sóc vết mổ mau lành tại nhà với bộ đôi Nacurgo!
Những ngày đầu tiên sau sinh, các mẹ thường được lưu lại tại bệnh viện và được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ hàng ngày. Sau khi được chỉ định về nhà, người mẹ cần tiếp tục chăm sóc, ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ. Chăm sóc vết mổ sinh sau không chỉ giúp lấy lại sức khỏe mà còn giúp mẹ tự tin và bớt lo âu trong thời kỳ “nhạy cảm” này.
Chính vì vậy, bộ đôi dung dịch Nacurgo ứng dụng công nghệ hiện đại đã ra đời giúp cho việc chăm sóc vết thương sau mổ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sát trùng vết mổ bằng dung dịch Nacurgo chai xanh
Vết mổ đẻ còn rất yếu nên để làm sạch cần có dung dịch chuyên dụng, chú ý về độ an toàn và dịu nhẹ. Dung dịch làm sạch vùng da tổn thương Nacurgo đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DỊU – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI” phù hợp cho các vết mổ sau sinh của người mẹ.
Cách sử dụng: Thấm ướt miếng gạc sạch bằng dung dịch rửa Nacurgo, sau đó lau nhẹ nhàng lên vết mổ và vùng da lành xung quanh (bán kính 5 cm) mỗi ngày 1 lần để đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ.
Bảo vệ vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo chai vàng
Với thiết kế dạng xịt, dung dịch Nacurgo mang đến sự thuận tiện khi sử dụng. Chỉ với thao tác ấn nút, xịt dung dịch lên vùng da tổn thương. Sau vài giây, dung dịch sẽ khô lại và tạo thành lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết mổ. Lớp màng sẽ tự phân hủy sinh học sau 4 – 5 tiếng. Sau đó, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất quá trình bảo vệ vết mổ.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ nhanh lành
Dinh dưỡng cho người mẹ sau sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn nhiều đường và các sản phẩm lên men vì dễ gây táo bón, đầy hơi.
- Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra, khiến việc đi vệ sinh khó khăn, ảnh hưởng đến vết thương. Hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
- Tránh thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản như tôm, cua, ốc… vì chúng có thể gây chậm quá trình đông máu, liền da tại vết mổ, khiến vết thương lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, thịt bò,… vì những thực phẩm này làm tăng tạo mủ và tăng tỷ lệ sẹo lồi, sẹo thâm sau khi vết mổ hồi phục.
Bên cạnh đó, sản phụ sau sinh cũng cần bổ sung một số thực phẩm để giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết mổ.
- Bổ sung protein: Đây được xem là nguyên liệu chính để tạo ra tế bào mới hình thành da non và nhanh chóng làm liền vết mổ của bạn. Ví dụ như thịt nạc, sữa,…
- Chất sắt: Sinh mổ là ca phẫu thuật khiến bạn mất khá nhiều máu, vì vậy những ngày sau sinh, các mẹ hãy ăn đa dạng các loại thức ăn giàu sắt để giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung các loại vitamin: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp vết mổ “khỏe mạnh” hơn. Các thực phẩm giàu vitamin K cũng như các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương nhanh chóng.
☛ Chi tiết hơn tham khảo bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người mới mổ
Vận động hợp lý giúp vết mổ mau lành
Bên cạnh vệ sinh hàng ngày cho vết mổ và chế độ ăn uống phù hợp, việc vận động hợp lý giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp vết mổ của bạn mau lành hơn.
- Tránh đi lên và xuống cầu thang. Không nhấc hay mang vác vật nặng.
- Khi phải hắt hơi hoặc ho, hãy ôm giữ vùng vết mổ của để bảo vệ tránh làm tổn thương và gây đau đớn.
- Hãy đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên nhất có thể, bạn có thể đi đi lại lại trong phòng nhưng phải nhẹ nhàng và không cố gắng sức.
- Vận động đi lại sẽ giúp cơ thể bạn nhanh hồi phục nhanh hơn, máu lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa táo bón sau sinh.
- Hãy để cơ thể thoải mái, thả lỏng và nghỉ ngơi thật nhiều.
Những lưu ý trong chăm sóc giúp vết mổ đẻ nhanh lành!
Không dùng tay gãi vết mổ
Khi vết sẹo trong thời gian lành lại, sản phụ thường xuyên có cảm giác ngứa ran đặc biệt là những mẹ sinh vào thời điểm oi nóng như mùa hè bởi mồ hôi đọng lại trên vết mổ gây khó chịu. Dù có ngứa thế nào, bạn cũng cần lưu ý không được tự ý dùng tay gãi hoặc xoa mạnh vào vết mổ đẻ vì việc làm này sẽ làm rộng miệng vết mổ, gây tổn thương; đồng thời cũng kích thích các mô liên kết, gây khó khăn cho việc phục hồi vết mổ.
Nếu vết mổ đẻ quá ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm ngứa.
☛ Xem thêm: Vết mổ bị ngứa phải làm sao?
Chú ý các dấu hiệu bất thường
Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, vết mổ bị bục, chảy dịch, đau đớn nhiều, có thể kèm theo sốt cao không rõ nguyên nhân,… bạn hãy đến bệnh viện để được tư vấn, xử lý kịp thời, tránh để vết mổ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tốt nhất, bạn tuyệt đối không nên dùng các mẹo dân gian để điều trị tại nhà, điều này có thể khiến vết thương của bạn gặp nhiều biến chứng hơn.
☛ Chi tiết trong bài: Nhiễm trùng vết mổ – nhận biết và điều trị đúng cách
Các lưu ý khác
Tắm nước ấm sau sinh mổ: Bạn nên lau người sạch sẽ bằng nước ấm thay vì nước lạnh. Khi tắm xong nên lau người sạch sẽ, thấm khô nhẹ nhàng nước xung quanh vết mổ.
Chỉ nên dùng thuốc khi được chỉ định: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh phòng nhiễm trùng có thể được bác sĩ kê cho sản phụ sau sinh. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không nên dùng các loại thuốc bên ngoài và đắp các loại “thuốc dân gian” không rõ nguồn gốc, tránh nhiễm trùng vết mổ.
Chỉ nên dùng nịt bụng khi vết mổ lành hẳn: Nhiều mẹ thường quan tâm đến vấn đề này vì mong muốn lấy lại được dáng vóc trước đây. Không nên nóng vội sử dụng nịt bụng quá sớm vì lúc đó vết mổ chưa hoàn toàn liền lại. Các mẹ chỉ nên dùng nịt bụng khi vết mổ đã lành hẳn.
Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho các chị em sau mổ đẻ muốn tìm hiểu về “vết mổ đẻ sau bao lâu thì lành?” và cách chăm sóc vết mổ nhanh lành hơn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6626 để được tư vấn, giải đáp kịp thời!
Tài liệu tham khảo:
- https://benhvienbacha.vn/vet-sinh-mo-sau-sinh-bao-lau-thi-lanh/
- https://hongngochospital.vn/mach-me-cach-cham-soc-vet-mo-sau-sinh/
- https://suckhoe.vn/sinh-no/mot-so-cach-cham-soc-vet-mo-de-dung-cach-sau-sinh-cho-san-phu-nhanh-chong-phuc-hoi.html