Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật, việc chăm sóc vết mổ là vấn đề rất cần được chú ý. Vết mổ sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật. Vậy, liệu vết mổ bị tụ dịch có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Tụ dịch vết mổ là gì?
Tụ dịch vết mổ là hiện tượng xuất hiện một lớp dịch đọng lại dưới vị trí vết mổ. Lớp dịch này có thể là dịch huyết thanh hoặc dịch mủ.
Huyết thanh là một tập hợp của các chất lỏng trong suốt và vô trùng dưới da. Chất lỏng tích tụ dưới da nơi lớp mô bị loại bỏ. Nó có thể hình thành ngay sau khi phẫu thuật hoặc trong khoảng 1 đến 2 tuần sau đó. Bề ngoài trông giống như một khối u sưng lên và khi sờ vào cảm thấy mềm và đau.
Dịch mủ là tập hợp các chất lỏng đặc, thường có màu trắng hoặc xanh vàng tích tụ xung quanh vết mổ. Nó được tạo ra như một phần trong phản ứng viêm của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mủ thường xuất hiện khi vết mổ đã có dấu hiệu viêm nhiễm nặng.
Vết mổ bị tụ dịch huyết thanh là triệu chứng khá bình thường sau phẫu thuật, nhưng cũng khó nhận biết được rằng dịch tụ lại ở đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hay chúng chỉ là dịch huyết thanh. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chích lấy dịch, mủ và tiến hành làm các xét nghiệm.
☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bao lâu thì lành?
Nguyên nhân khiến vết mổ bị tụ dịch
Dịch huyết thanh xuất hiện do tổn thương máu và mạch bạch huyết xảy ra trong quá trình phẫu thuật hoặc do chấn thương. Chất lỏng và tế bào từ mạch bị tổn thương rò rỉ vào các mô và tạo thành lớp dịch này. Trong khi phẫu thuật, các ống dẫn lưu sẽ được đặt vào trong vết mổ để tránh tích tụ chất lỏng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện tích tụ chất lỏng gần vết mổ. Vết mổ sâu, diện tích lớn là một yếu tố nguy cơ gây tích tụ dịch.
Dịch mủ được tạo thành khi vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác bắt đầu nhân lên, chúng sẽ giải phóng độc tố nhằm phá hủy tế bào. Lúc này phản ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt. Tế bào bạch cầu đi đến vị trí tổn thương để khu trú và tiêu diệt vi khuẩn và các mô hoại tử. Các tế bào bạch cầu sau khi thực hiện chức năng miễn dịch cũng bị phá vỡ và chết đi, tạo thành mủ.
Một số nguyên nhân khiến vết mổ của bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng như:
- Mắc các bệnh nền khác như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp.
- Vết mổ lớn và sâu.
- Công tác dự phòng chưa được tuân thủ trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Tuổi cao.
- Hệ thống miễn dịch kém như mắc bệnh HIV/AIDS hay đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Dấu hiệu cho biết vết mổ bị tụ dịch
Vết mổ tụ dịch có thể được xác định nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Xuất hiện u nang chứa dịch trong suốt dưới vết mổ.
- Đau trong hoặc xung quanh vết mổ.
- Đỏ và nhiệt độ tăng ở khu vực xung quanh vết thương.
- Dịch tụ có thể có màu đỏ hoặc nâu khi huyết thanh trộn lẫn với máu, thường xảy ra ngay sau khi phẫu thuật.
Dịch huyết thanh thường xuất hiện trong 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật do sự tích tụ chất lỏng giữa các lớp da. Trong trường hợp vết mổ bị nhiễm trùng, ngoài việc dịch mủ đặc mùi khó chịu có thể chảy ra từ vết mổ thì nó còn đi kèm một số dấu hiệu bất thường dưới đây.
- Khu vực xung quanh vết mổ có màu đỏ, ấm nóng hoặc mềm.
- Chất lỏng tích tụ nhiều và không giảm theo thời gian.
- Các vùng da xung quanh vết mổ bị sưng nhiều hơn.
- Sốt cao dai dẳng, ớn lạnh, trong người mệt mỏi.
- Cơn đau tăng lên dữ dội quanh vết mổ.
☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bị nhiễm trùng nguyên nhân và dấu hiệu!
Vết mổ bị tụ dịch có nguy hiểm không?
Dịch huyết thanh có thể không gây ra cho bạn bất kỳ mối lo ngại lớn nào về sức khỏe. Tùy thuộc vào kích thước và triệu chứng, bạn có thể không cần phải điều trị. Ổ tụ huyết thanh có thể tự biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng do cơ thể sẽ từ từ tái hấp thu lại chất lỏng. Tuy vậy, chúng vẫn sẽ gây đau và nguy cơ biến chứng nhiễm trùng rất cao.
Tuy nhiên, nếu vết mổ xuất hiện dịch mủ sẽ là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn vì vết mổ của bạn đã nhiễm trùng. Vết thương bị nhiễm trùng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe nghiêm trọng đặc biệt là tử vong.
- Nhiễm trùng hoại tử dẫn đến mất mô.
- Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng các lớp sâu hơn của da.
- Viêm tủy xương hay nhiễm trùng xương hoặc tủy xương.
- Trong một số trường hợp, vi trùng có thể xâm nhập vào máu khiến người bệnh có nguy cơ mắc một tình trạng nguy hiểm hơn gọi là nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Điều trị tụ dịch vết mổ như thế nào?
Các ổ tụ dịch huyết thanh nhẹ, nhỏ không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế. Do cơ thể có thể tái hấp thu chất lỏng một cách tự nhiên trong vài tuần hoặc vài tháng. Bạn chỉ cần thực hiện chăm sóc vết mổ đúng cách, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Đối với các ổ tụ huyết thanh lớn hơn có thể cần sự can thiệp y tế. Bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu huyết thanh nếu nó lớn hoặc gây đau. Ổ tụ huyết thanh có thể tái phát và bác sĩ cần phải dẫn lưu nhiều lần. Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả, bạn có thể cần phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để loại bỏ ổ tụ.
Đối với dịch mủ, bác sĩ sẽ thực hiện chích mủ lấy mẫu làm xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân gây nhiễm trùng. Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để diệt khuẩn và một số loại thuốc giảm đau khác. Bên cạnh đó, nếu dịch mủ tích tụ quá nhiều gây chèn ép, đau đớn cho người bệnh thì bác sĩ có thể tiến hành chọc tháo mủ.
Cách chăm sóc vết mổ bị tụ dịch phòng ngừa nhiễm trùng
Vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng dung dịch rửa Nacurgo
Việc vệ sinh vết mổ hàng ngày là vô cùng cần thiết. Điều này giúp vết mổ luôn đảm bảo sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng dung dịch rửa sát khuẩn Nacurgo. Đây là sản phẩm hiện đang được biết đến và sử dụng khá phổ biến nhờ hiệu quả mà nó mang lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Với 5 tiêu chí của dung dịch sát khuẩn chuyên dụng “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”, Nacurgo có tác dụng làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn nhanh và mạnh, đồng thời giúp chống viêm mà không gây kích ứng vùng da bị tổn thương, phù hợp với vết mổ sau phẫu thuật.
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần đổ trực tiếp dung dịch lên vết mổ hoặc dùng băng gạc mềm tẩm dung dịch lau nhẹ nhàng nhằm loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da dễ dàng hơn. Bạn nên sử dụng sản phẩm hàng ngày, có thể tăng số lần sử dụng nếu vết mổ chảy nhiều dịch.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Bảo vệ và phục hồi vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo
Sau khi làm sạch vết mổ, bước tiếp theo là bảo vệ vết mổ tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,… từ bên ngoài gây bội nhiễm vết mổ. Để giúp bảo vệ vết mổ hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết mổ, bạn có thể sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo.
Màng sinh học chống thấm nước có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Đồng thời, lớp màng này còn tạo sự “siêu thông thoáng”, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và mạch máu mới giúp vết mổ nhanh lành.
Cách sử dụng: Ấn nhẹ van xịt dung dịch trực tiếp lên vết mổ sao cho sau khi khô, dung dịch tạo một lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết mổ. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy, nên bạn chỉ cần xịt lại một lớp dung dịch mới sau khoảng 4 – 5 tiếng để đạt hiệu quả tối đa. Sử dụng bộ đôi sản phẩm Nacurgo sẽ khiến việc chăm sóc vết mổ của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều!
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các nhóm dinh dưỡng sẽ giúp ích cho việc hồi phục.
- Thực phẩm đảm bảo sạch, thức ăn được nấu chín kĩ, dễ tiêu hóa.
- Ăn nhiều chất đạm từ các loại thịt nạc, cá, trứng, hay các loại đậu như đậu nành,… tốt cho việc phục hồi sức khỏe và giúp vết mổ mau lành.
- Ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Cung cấp chất xơ, các loại vitamin A, C, E giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể như cam, quýt, ổi, xoài, kiwi,…hay khoai lang, bí đỏ, cà rốt,…
- Nạp một lượng đường vừa phải, có thể dùng các loại ngũ cốc, hạt nguyên chất thay thế.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến vết mổ như:
- Thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản tôm, cua, đồ tanh,…
- Thực phẩm làm tăng tạo mủ như thịt gà, đồ nếp,…
- Rau muống, thịt bò,… vì có nguy cơ để lại sẹo sau khi vết mổ hồi phục.
- Các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… khiến vết mổ lâu lành hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.
☛ Chi tiết hơn đọc ở bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ vận động sau mổ
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có các chế độ vận động nhẹ nhàng cần thiết để tránh vết mổ tụ dịch hay xuất hiện các cục máu đông. Việc vận động làm nóng cơ thể, máu lưu thông tốt và giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục. Bạn có thể đi lại xung quanh phòng, massage chân tay thường xuyên.
Đồng thời, bạn nên tránh thực hiện các hoạt động mạnh hoặc mang vác vật nặng nào trong vòng 4 tuần đầu sau phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bảo vệ vết mổ, tránh cọ xát làm vỡ ổ tụ dịch, vì lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua ổ vỡ gây các hậu quả khó lường khác.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vết mổ bị tụ dịch, hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng của bản thân, bạn hãy kết nối đến tổng đài của chúng tôi thông qua hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nhiem-trung-vet-mo-nhung-dieu-can-biet/
https://www.tuasaude.com/en/seroma/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/249182