Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày việc xuất hiện một vết thương hở trên da là điều khó tránh khỏi. Dù là vết thương lớn hay nhỏ, khi không được xử lý đúng cách đều có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ai cũng biết tính chất nguy hiểm của một vết thương khi bị nhiễm trùng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để chữa trị nhiễm trùng vết thương hở? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Làm thế nào để biết vết thương hở bị nhiễm trùng?
- 2. Nhiễm trùng vết thương hở có nguy hiểm không?
- 3. Chẩn đoán nhiễm trùng vết thương bằng cách nào?
- 4. Điều trị vết thương hở bị nhiễm trùng bằng cách nào?
- 4. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị nhiễm trùng vết thương hở
- 5. Các bước chăm sóc xử lý nhiễm trùng vết thương hở
1. Làm thế nào để biết vết thương hở bị nhiễm trùng?
Như bạn đã biết, da là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, nó hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập vi khuẩn hay các tác nhân từ bên ngoài môi trường. Thông thường, nhiều vi sinh vật sống vô hại trên làn da mà không ra ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện một vết thương hở, các mô dưới ra bị lộ ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kí sinh trên da dễ dàng xâm nhập. Từ đó gây nên tình trạng nhiễm trùng vết thương hở.
Dấu hiệu để nhận biết một vết thương hở bị nhiễm trùng rất đơn giản. Chúng ta có thể theo dõi và quan sát bằng mắt thường hay qua cảm giác bởi chúng sẽ có những triệu chứng điển hình như đau đớn, sưng đỏ, mưng mủ. Cụ thể:
Vết thương nóng, đỏ, sưng, đau
Bất kì tổn thương nào trên cơ thể đều gây nên những cơn đau nhất định, đặc biệt là vết thương hở. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau không cải thiện mà có dấu hiệu gia tăng thì đồng nghĩa với việc vết thương hở của bạn đã bị nhiễm trùng.
Cảm giác đau đớn thường kèm theo tình trạng sưng tấy, nóng đỏ xung quanh miệng vết thương. Đây là những dấu hiệu cho thấy rất nhiều vi khuẩn tấn công cùng một lúc vào vết thương hở và cơ thể đang ra sức chống đỡ bằng các phản ứng viêm mạnh mẽ.
Mẹo để giúp bạn xác định được vùng da nhiễm trùng là quan sát màu đỏ quanh miệng vết thương. Khi nó ngày càng lan rộng, đậm ở mép và nhạt dần ở xung quanh thì có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần được đưa ngay tới các cơ sở ý tế để được điều trị kịp thời.
Có mủ xanh hoặc vàng đục kèm theo mùi hôi khó chịu
Thông thường các vết thương hở trên da sẽ tiết dịch màu vàng trong, hay còn gọi là huyết tương. Đây là hiện tượng rất bình thường của cơ chế tự làm lành vết thương. Thông thường chất dịch này sẽ nhanh chóng khô lại và đóng thành vảy, tuy nhiên nếu dịch vẫn chảy và có dấu hiệu chuyển sang màu xanh hoặc vàng đục, kèm theo mùi hôi thì đồng nghĩa với việc vết thương đã bắt đầu nhiễm trùng.
Sốt
Khi bạn có vết thương hở trên da với mức độ tổn thương nặng, ăn sâu vào da thì bạn có thể sốt nhẹ dưới 38 độ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, nếu cơn sốt không có dấu hiệu suy giảm, ngược lại còn kéo dài và sốt cao vượt ngưỡng 38°C thì bạn cần nghĩ ngay đến trường hợp nhiễm trùng.
Sốt cao còn kéo theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không muốn ăn. Đôi khi bạn sẽ thấy ớn lạnh, xuất hiện cơn đau cơ bắp pử một số vị trí trên cơ thể như bắp tay, bắp chân.
Cơ thể liên tục mệt mỏi
Cảm giác chung của cơ thể cũng là yếu tố khá quan trọng để bạn xác định vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường, khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, năng lượng cho các hoạt động sống cũng sẽ suy giảm. Đó là lí do vì sao người có vết thương hở bị nhiễm trùng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm gì, có xu hướng nằm một chỗ cả ngày.
➤ Thông tin chi tiết hơn đọc tại bài viết: Nhiễm trùng vết thương hở – dấu hiệu và cách xử lý đúng!
2. Nhiễm trùng vết thương hở có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng vết thương hở là tình trạng không thể chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ gây đau đớn kéo dài, thậm chí có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm với các hậu quả nghiêm trọng như:
Vết thương lâu lành
Biến chứng nghiêm trọng nhất của vết thương hở bị nhiễm trùng là quá trình lành vết thương bị đình trệ. Tình trạng viêm nhiễm ở vị trí tổn thương làm cản trở quá trình lên da non. Bên cạnh đó, vi khuẩn tại ổ nhiễm trùng sẽ phá hủy mô và các tế bào xung quanh, từ đó khiến vết thương hở lâu lành.
Viêm mô tế bào
Vi khuẩn ở vết thương hở có thể xâm nhập, ăn mòn các mô sâu bên dưới da gây sưng đỏ và đau đớn cho người bệnh – Đây được gọi là viêm mô tế bào. Điển hình của biến chứng này là các vết lở loét hay áp xe.
Viêm tủy xương
Tình trạng nhiễm trùng xương do vi khuẩn gây ra. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi bị nhiễm trùng, lưu thông máu trong xương bị cản trở dẫn đến chết xương. Ngoài ra, viêm tủy xương có thể kéo nhiễm trùng khớp gần đó, ăn bệnh này có thể là tiền đề dẫn đến ung thư da.
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết được xem là biến chứng nặng nhất khi vết thương hở không được xử lý kịp thời. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao. Theo CDC, gần 270.000 người cỏ Mỹ chế mỗi năm do nhiễm trùng huyết. Dù có sống sót thì trong vòng 1 năm, tỷ lệ tử vong vẫn đạt tới 26%. Những bệnh nhân vượt qua được biến chứng này cũng vẫn bị nhiều di chứng nặng nề như: mất khả năng hoạt động, nhận thức mô hồ, tâm trí kém minh mẫn.
3. Chẩn đoán nhiễm trùng vết thương bằng cách nào?
Như vậy, vết thương hở bị nhiễm trùng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của chính bệnh nhân. Do đó, bạn cần phải điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.
Trước tiên để điều trị vết thương, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán. Để chẩn đoán được tình trạng nhiễm trùng vết thương hở, bác sĩ có thể hỏi nguyên nhân khiến bạn bị thương và yêu cầu làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng từ kết quả xét nghiệm máu.
- Chụp X quang hoặc CT: Hai xét nghiệm này được thực hiển để tìm nhiễm trùng trong các mô tổn thương sâu hoặc dị vật trong vết thương. Để hiện thị hình ảnh rõ hơn, bạn có thể được cung cấp chất lỏng tương phản. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với chất lỏng tương phản.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch hoặc mô lấy từ vết thương. Mẫu này được được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi trùng gây nhiễm trùng.
4. Điều trị vết thương hở bị nhiễm trùng bằng cách nào?
Việc điều trị vết thương bị nhiễm trùng có thể tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên để điều trị được tình trạng này, hầu hết đều cần đến sự can thiệp của y tế, tham khảo ý kiến cảu bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị nhiễm trùng vết thương hở phổ biến là:
Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến được dùng để điều trị nhiễm trùng vết thương. Thông thường đối với vùng nhiễm trùng nhỏ thì bác sĩ sẽ kê kem kháng sinh là axit fusidic. Nếu vết thương có tình trạng nhiễm trùng nặng hơn thì cần dùng thuốc kháng sinh uống như penicillin.
Tùy vào tình trạng nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh thường dùng là dạng thuốc bôi tại chỗ hoặc kháng sinh dạng uống ( thuốc điều trị toàn thân).
➤ Đọc thêm: Vết thương hở nên bôi thuốc gì cho mau lành không bị sẹo?
Liệu pháp chân không (VAC)
Là một phương pháp tiên tiến giúp điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Liệu pháp này sử dụng hệ thống hút chuyên dụng nhằm tạo chân không trong toàn bộ vết thương để loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh vết thương.
Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO)
Đây là một phương pháp y học dùng cho việc làm lành vết thương thông qua việc hít khí oxy tinh khiết ở áp suất cao cao hơn áp suất khí quyển bình thường, bên trong là một phòng điều trị đặc biệt. Oxy ở áp suất cao có tác dụng diệt khuẩn nhất là vi trùng kỵ khí, vi trùng hiếu khí ở oxy áp suất cao cũng ngừng tiết độc tố và bị diệt. Như vậy, liệu pháp HBO giúp loại bỏ yếu tố nhiễm trùng ở vết thương hở, ngoài ra dựa trên nguyên tắc sinh lí bình thường là nếu không có oxy thì quá trình làm lành vết thương sẽ không thể diễn ra. Như vậy, áp dụng liệu pháp điều tị HBO còn giúp vết thương hở mau lành.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp vết thương hở nặng có tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật giúp làm sạch vết thương, loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết, các mô hoại tử hoặc dị vật dính trên vết thương.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
4. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị nhiễm trùng vết thương hở
Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo bàng cách che chắn vết thương khi tắm. Nếu sử dụng băng gạc, người bệnh cần thay băng gạc thường xuyên khi chúng bị ướt hoặc bẩn, tránh nhiễm khuẩn cho vết thương hở. Chú trọng khâu làm sạch, khử trùng vết thương.
Để nâng cao hiệu quả điều trị giúp vết thương mau lành, ngoài việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Ngoại trừ lúc sát khuẩn, bình thường người bệnh không được chạm tay vào vết thương hở vì hành động này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương khiến nhiễm trùng nặng hơn.
- Không mặc quần áo bó xát vì chúng có thể cọ sát lên vết thương gây đau rát, chảy máu. Ngoài ra, tình trạng bó sát khiến cho vết thương bị hầm bí, làm tình trạng viêm mủ nhiễm trùng vết thương tiến triển nặng hơn.
- Tuyệt đối không tự ý bôi hoặc rắc thuốc kháng sinh lên vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh giúp vết thương mau lành như thịt nạc, cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo. Bổ sung kháng chất và vitamin cần thiết từ rau xanh và trái cây. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn những thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ hoặc để lại sẹo thâm như: rau muống, xôi, thịt gà, thịt bò, hải sản,…
- Không hút thuốc và uống rượu bia vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
➤ Bài viết liên quan: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Ngoài các phương pháp điều trị và lưu ý trên, quyết định đến khả năng hồi phục của vết thương bị nhiễm trùng chính là quá trình chăm sóc xử lý vết thương. Hãy tham khảo tiếp nội dung dưới đây.
5. Các bước chăm sóc xử lý nhiễm trùng vết thương hở
Biết cách xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng sẽ giúp bạn ngăn cản được các biến chứng nguy hiểm, từ đó đẩy nhanh quá tình điều trị, giúp vết thương mau lành hơn. Bạn có thể tham khảo cách bước xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh vết thương, loại bỏ các mô hoại tử
Việc vệ sinh vết thương là điều đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị nhiễm trùng vết thương hở để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong ổ viêm nhiễm. Với những vết thương hở bình thường, bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên khi vết thương bị nhiễm trùng thì vệ sinh bằng nước muối là chưa đủ. Bạn nên ưu tiên các loại dung dịch rửa vết thương có công dụng làm sạch tốt hơn.
Lựa chọn dung dịch rửa vết thương Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động ““NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Thành phần của Nacurgo có chứa dung dịch điện hóa là các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, Clo. Chúng có khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt.
Ngoài ra, hầu hết các vết thương bị nhiễm trùng đều có mủ xanh, vàng hoặc các mô hoại tử tập trung ở ổ viêm. Chúng chứa đầy những vi khuẩn, vi trùng khiến cho trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn. Do đó, trước khi sử dụng dung dịch làm sạch Nacurgo để rửa vết thương, bạn nên lại bỏ các tế bào bị nhiễm trùng bằng cách sử dụng nhíp đã được khử trùng sạch sẽ để gắp bỏ chúng. Từ đó, dung dịch sẽ thấm vào vết thương và phát huy tác dụng làm sạch một cách hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm thông tin sản phẩm: Dung dịch Nacurgo rửa làm sạch vùng da tổn thương
Bước 2: Sát khuẩn vết thương
Dù là vết thương bình thường hay vết thương bị nhiễm trùng thì bước sát khuẩn vết thương đều là bước cực kỳ quan trọng giúp loại bỏ các yếu tố gây nhiễm trùng, vết thương sạch khuẩn sẽ dễ dàng điều trị và lành nhanh hơn. Người bệnh có thể lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương dựa vào các tiêu chí sau:
Các tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn bao gồm:
- Diệt khuẩn mạnh
- Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
- Không gây đau xót, rát da khi sử dụng
- Không làm tổn thương lớp tế bào mô liên kết xung quanh
- Thúc đẩy vết thương nhanh lành
- Không gây tác dụng phụ
Bước 4: Băng vết thương bằng xịt Nacurgo
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được băng bó cẩn thận. Vì vậy, để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng lại đồng thời thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn, bạn cần lưu ý việc băng bó vết thương cẩn thận.
Tình trạng vết thương hở nhiễm trùng muốn lành nhanh cần không gian thoáng đãng để phục hồi. Trong khi đó biện pháp băng gạc truyền thống lại gây bí bách, ẩm thấp. Dựa trên cơ sở đó, thay vì sử dụng băng gạc thông thường thì bạn có thể thay thế bằng dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vệ vết thương.
➤ Đọc thêm về sản phẩm: Vì sao nên sử dụng Nacurgo màng sinh học thay thế cho băng gạc thông thường?
Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương hở đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn từ 3-5 lần so với thông thường.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho cách băng vết thương truyền thống khi nó vừa che phủ được vết thương nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi tình trạng nhiễm trùng vết thương hở.
Sử dụng xịt bảo vệ vết thương Nacurgo còn hạn chế đau đớn tổn thương khi người bệnh phải thay băng gạc, bởi màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Lúc này, người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên vết thương, tự động vùng da bị thương sẽ được bảo vệ thêm một lớp màng, đem lại cảm giác an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thục đẩy vết thương hở nhanh lành hơn.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Bạn có thể mua sản phẩm tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 1800 6626
Để tìm mua Nacurgo chai xanh và chai cam bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Trên đây là chia sẻ về bổ ích về cách chữa trị vết thương hở bị nhiễm trùng. Nếu xảy ra bất kì tình trạng bất thường nào trong quá trình điều trị hãy thông báo ngay có bác sĩ để chẩn đoàn và cấp cứu kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.