Trẻ bị bỏng dạ phải làm sao? Đây là câu hỏi tìm kiếm của nhiều mẹ trên mạng xã hội hiện nay. Để hiểu rõ hơn bỏng dạ như thế nào và cách xử lý hiệu quả cho trẻ. Mẹ hãy bớt chút thời gian đọc những giải đáp của Nacurgo trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Mẹ đã hiểu bỏng dạ là như thế nào?
Bỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tốc độ lây nhiễm lúc này cũng cao hơn vì trẻ chưa hình thành ý thức phòng chống bệnh. Phục hồi bệnh ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết bệnh của cha mẹ. Các mẹ quan tâm đến bỏng dạ ở con mình nhưng có bao nhiêu mẹ hiểu bỏng dạ là như thế nào?
Bỏng dạ còn có một số tên gọi khác theo từng địa phương, vùng miền là thủy đậu, phỏng rạ, trái rạ… Bệnh khởi phát là do Virus Herpes Varicella ( Varicella Zoster). Bệnh có biểu hiện đặc trưng là các đốm mụn nước nên khá giống với các bệnh ngoài da khác như Zona thần kinh, đậu mùa và tay chân miệng ở trẻ. Về cơ bản thì bỏng dạ không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan trẻ vẫn có thể bị nhiễm trùng các đốm mụn vỡ gây ra biến chứng khôn lường.
Bỏng dạ là bệnh lý rất dễ lây nhiễm. 90% trẻ chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người bệnh. Không chỉ có tiếp xúc thông thường bệnh còn dễ dàng lây nhiễm qua giọt bắn từ dịch tiết hô hấp, tiếp xúc do anh chị em sóng chung trong cùng 1 môi trường, lây nhiễm gián tiếp qua vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh…
Bỏng dạ ở trẻ rất dễ lây. Có đến 90% trẻ chưa từng bị bỏng dạ sẽ lây nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.
☛ Chi tiết nhất trong bài viết: Bỏng dạ ở trẻ em là bệnh gì?
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bỏng dạ qua các giai đoạn
Một lý do khác để nhận định đây là một bệnh có nguy cơ khởi phát thành bệnh dịch bởi nó có thể lây lan kể từ khi mà nó chưa có biểu hiện gì ra bên ngoài. Bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng từ 10 đến 15 ngày. Các giai đoạn biểu hiện của bỏng dạ bao gồm:
- Giai đoạn ủ bệnh phát bệnh: giai đoạn này sẽ kéo dài 10 đến 15 ngày để virus có thể nhân lên và phát bệnh. Trẻ không có biểu hiện gì và tất nhiên các mẹ cũng rất khó để nhận biết trẻ có đang mắc bệnh hay không. Đây là nguy cơ thầm lặng rất dễ lây cho những người xung quanh do tiếp xúc thông thường.
- Giai đoạn phát bệnh: Mẹ đã bắt đầu nhận thấy một số biểu hiện như cơ thể trẻ sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc thấy rõ. Ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên da với kích thước nhỏ sau đó lớn dần lên. Một số trẻ còn có biểu hiện nổi hạch sau tai kèm theo viêm họng và khó thở.
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao, quấy khóc nhiều hơn. Mụn nước bắt đầu hình thành tại các vết ban đỏ. Kích thước mụn nước khoảng 1-3mm. Tại vị trí mụn nước trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa và rát. Đốm mụn có thể lây lan ra toàn bộ cơ thể. Tổng số mụn có thể lên đến 500 nốt.
- Giai đoạn phục hồi: Mụn nước bỏng dạ sẽ tự vỡ ra và khô lại sau từ 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc tốt.
Biến chứng của bệnh mẹ không thể chủ quan
Đến đây chắc các mẹ cũng hiểu bỏng dạ như thế nào đúng không? Là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng không thể chủ quan. Bởi vì bỏng dạ cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý hoặc xử lý sai cách:
- Mụn nước ở trẻ có thể bị nhiễm trùng, xuất huyết bên trong nếu trẻ dùng tay gãi và cậy vào đốm mụn. Rất khó kiểm soát hành vi gãi vào đốm mụn của trẻ, nên nguy cơ nhiễm trùng thực tế là có thể xảy ra.
- Biến chứng tiếp theo đó chính là gây ra viêm não cho trẻ. Biến chứng này sẽ xảy ra sau 7 ngày mụn nước mọc. Tuy nhiên, đây là biến chứng ít gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Nếu gặp hệ lụy này, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.
- Bỏng dạ gây ra viêm phổi: Biến chứng về hô hấp xảy ra ở hầu hết trẻ, nhẹ có thể là ho, nặng là ho ra máu, đau tức ngực, khó thở…
- Ảnh hưởng đến thai nhi đối với phụ nữ mang thai, có thể là khuyết tật hoặc chết thai nhi.
- Bỏng dạ có thể gây ra sẹo lõm ảnh hưởng đến thẩm mỹ trẻ sau này….
Trẻ bị bỏng dạ phải làm sao để xử lý?
Đảm bảo vệ sinh trên đốm mụn
Yếu tố này đặc biệt quan trọng để mụn bỏng dạ mau lành và hạn chế nguy cơ bội nhiễm. Có quan niệm cho rằng khi trẻ bị bỏng dạ phải tuyệt đối kiêng nước và kiêng gió để đốm mụn không bị lan rộng và không để lại biến chứng. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Bạn cần chăm sóc vết mụn hàng ngày, để loại bỏ tế bào chết, dịch từ vết mụn vỡ để hạn chế ngứa ngáy lan rộng đến vùng da khác trên cơ thể bé. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ bạn cần chọn nơi khuất gió. Không tắm quá lâu bởi có thể khiến trẻ bị cảm, sốt.
Với các vết mụn bỏng dạ đã bị vỡ bọng nước, có thể dùng dung dịch rửa da tổn thương Nacurgo (chai màu xanh trên thị trường hiện nay). Dung dịch là giải pháp rửa vết thương chuyên dụng giúp loại bỏ tế bào chết, làm dịu da cho trẻ, giảm ngứa, lau sạch phần dịch bị vỡ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn tối đa.
☛ Gửi mẹ tham khảo: Dung dịch rửa sạch hiệu quả đốm mụn bỏng dạ bị vỡ Nacurgo
Tham khảo bôi thuốc từ bác sĩ
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, nên khi mắc bất cứ bệnh gì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị. Tự ý sử dụng thuốc bỏng dạ cho trẻ là nguyên nhân gây ra những kích ứng không mong muốn. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài thuốc bôi, bác sĩ có thể kê đơn một số loại để uống phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. Lưu ý khi uống và bôi thuốc mẹ cần thực hiện cho trẻ một cách đều đặn. Không nên sử dụng cách đoạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ hiệu quả điều trị bệnh.
Bảo vệ mụn bỏng dạ vỡ hạn chế tiếp xúc
Đốm mụn có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào, khi đó bạn cần bảo vệ đốm mụn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và môi trường bên ngoài. Thông thường, băng gạc hay urgo được lựa chọn để thực hiện điều này. Tuy nhiên, theo thời gian những phương pháp này bộc lộ nhiều yếu điểm và nó thực sự không phù hợp với đốm mụn bỏng dạ có diện tích lớn.
Mẹ có thể thay thế bằng phương pháp mới áp dụng công nghệ màng sinh học hiện đại để bảo vệ vết mun bỏng dạ bị vỡ cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Trong dung dịch xịt tạo màng sinh học có chứa tinh chất trà xanh, tinh nghệ siêu phân tử nano curcumin tạo ra môi trường lành tính, lý tưởng để các vết bỏng dạ vỡ có thể lành lại nhanh hơn đồng thời hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm trên các đốm mụn đã vỡ. Đặc biệt, tinh chất này được phân bố đều trong lớp màng sinh học, giải phóng thuốc một cách từ từ, không tương tác với thuốc và không làm giảm hiệu quả của thuốc.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Kết hợp điều trị bằng dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trọng trong việc làm lành các vết mụn ở trẻ. Các triệu chứng sẽ giảm đi nếu sử dụng thực phẩm tốt nhưng cũng có thể xấu đi nếu ăn phải những thực phẩm kiêng kỵ. Vậy trẻ bị bỏng dạ phải làm sao để mẹ chọn đúng thực phẩm phù hợp như thế? Nacurgo sẽ gọi tên giúp bạn một số thực phẩm nên và không nên sử dụng cho bé bị bỏng dạ:
Nên dùng: Thực phẩm giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa, các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt giải độc như bông cải xanh, rau bina, rau cải… Ngoài ra, cũng nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm giàu kẽm, canxi để tăng cường miễn dịch, tránh bội nhiễm tại các vết bỏng dạ. Một số loại rau có thể bé không chịu ăn bạn có thể xay nhỏ hoặc băm nhỏ và chế biến theo nhiều cách dễ ăn hơn.
Không nên cho bé ăn: Thực phẩm từ đồ nếp, da gà, hạn chế đồ ăn từ bơ, phô mai vì nó khiến da tiết nhiều dầu và gây ngứa cho bé….
☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng dạ kiêng gì để mau khỏi?
Tham khảo quy trình chăm sóc bỏng dạ ở bé
Sau khi đã thăm khám bạn có thể áp dụng quy trình sau để chăm sóc bỏng dạ cho bé bình phục nhanh hơn. Các bước cụ thể:
- Bước 1: Làm sạch mụn cho trẻ hàng ngày. Với các vết mụn vỡ dung dịch rửa da hư tổn Nacurgo (xanh).
- Bước 2: Bôi thuốc theo tư vấn của bác sĩ
- Bước 3: Băng đốm mụn bỏng dạ để bảo vệ tránh nhiễm trùng nhất là với các vết mụn đã vỡ. Nên băng với dung dịch xịt tạo màng sinh học là phương pháp tiện lợi và hiệu quả cho vết bỏng dạ. Tinh chất trà xanh và tinh nghệ Curcumin giúp sát khuẩn nhẹ nhàng, kháng viêm và tái tạo tế bào mới hiệu quả.
- Bước 4: Theo dõi sự lành lại của mụn. Nếu thấy bất thường liên hệ y tế gần nhất để xử lý.
Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ bị bỏng dạ
- Mẹ tuyệt đối không cho con gãi lên vết mụn nước để hạn chế lây lan ra vùng da lân cận. Cả mẹ và bé đều nên cắt móng tay để phòng tránh nguy cơ này.
- Vệ sinh vết mụn bỏng dạ hàng ngày. Nếu tắm lá thì chỉ nên sử dụng 1 loại lá duy nhất hợp nhất với trẻ.
- Cho con mặc đồ mềm mại, rộng rãi dễ thấm mồ hôi để không gây ngứa ngáy và ma sát vỡ mụn
- Trẻ có thể bị một số triệu chứng viêm họng, hô hấp, nên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ ăn. Nên uống nước trái cây giàu vitamin C.
- Cách ly khu vực chăm sóc trẻ và khu vực sinh hoạt gia đình để tránh lây nhiễm.
- Cho trẻ dụng riêng đồ cá nhân như quần áo, ly, thìa, cốc… Mẹ chăm sóc bé nên có quần áo bảo hộ
- Hạn chế cho trẻ ra gió trời vì nó khiến bệnh thêm tồi tệ….
Mẹ đã hiểu bỏng dạ như thế nào và cách xử lý nếu chẳng may trẻ mắc bệnh? Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi đến với những phụ huynh và những người thân khác nhé. Chúc bé nhà mình sớm bình phục!