Rửa vết thương là công việc cần làm hàng ngày trong chăm sóc vết thương bị áp xe với mục đích để làm ngăn ngừa bụi bẩn, bội nhiễm vi khuẩn. Vết thương bị áp xe là dấu hiệu cho biết vết thương đã bị nhiễm trùng, do vậy, xử lý áp xe cần tiến hành càng sớm càng tốt. Vậy rửa vết thương bị áp xe như thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây, Nacurgo sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cách chăm sóc vết thương bị áp xe tại nhà.
Mục lục
Đặc điểm cần chú ý của vết thương áp xe
Vết thương bị áp xe bao gồm các ổ viêm, thường có biểu hiện sưng đau và chứa đầy dịch mủ do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Thông thường, ổ áp xe có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các vết áp xe kích thước nhỏ có thể tự lành và bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, với ổ áp xe lớn hơn và không tự lành được thì cần phải có sự hỗ trợ chăm sóc y tế để giảm nguy cơ vết thương lây lan và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Những điểm cần lưu ý của vết thương bị áp xe:
- Rất dễ viêm nhiễm lan rộng: Xử lý ổ áp xe không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm lan rộng và ngày càng nghiêm trọng. Vi khuẩn từ ổ áp xe dễ dàng đi đến cơ quan trong cơ thể, hay từ người này sang người khác.
- Xuất hiện dấu hiệu phức tạp đi kèm: Phần dịch và mủ viêm tích tụ lâu ngày sẽ gây đau nhức, sưng đỏ lan rộng, sự xuất hiện của vi khuẩn trong ổ viêm kích thích phản ứng miễn dịch gây sốt cao, mệt mỏi.
- Gây ra biến chứng nguy hiểm: Vi khuẩn từ ổ áp xe xâm nhập vào bên trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và mọi người xung quanh.
- Áp xe tái phát nhiều lần: Việc điều trị ổ áp xe tuy không phức tạp nhưng rất dễ tái phát. Sau khi được điều trị, nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại ở vị trí áp xe, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái phát trở lại.
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết thương nguy hiểm như thế nào?
Hướng dẫn rửa vết thương áp xe đúng cách tại nhà!
Dưới đây là hướng dẫn rửa vết thương bị áp xe mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương
Bàn tay vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc,… từ bên ngoài môi trường. Vì thế, lượng vi khuẩn trên tay là khó kiểm soát. Nếu để đôi tay bẩn tiếp xúc với vết thương thì bạn đã vô tình để một lượng lớn vi khuẩn tiếp xúc với vị trí áp xe, gây bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, trước khi tiến hành rửa vết thương bị áp xe, bạn hãy vệ sinh thật sạch bàn tay bằng xà phòng.
Bước 2: Loại bỏ mủ viêm khi vết thương áp xe đã chín
Đối với vết thương bị áp xe, bạn cần thực hiện tháo mủ ổ áp xe khi “chín” mủ (có thể nhìn thấy rõ mủ bên trong, một số trường hợp còn chảy mủ ra khỏi vết thương). Để loại bỏ mủ viêm ổ áp xe tại nhà, chườm ấm là biện pháp đơn giản và có hiệu quả tốt, bạn có thể thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lượng nước ấm vừa đủ (khoảng 70oC để tránh làm bỏng da) và băng gạc hoặc khăn sạch đã sát khuẩn.
- Nhúng miếng vải (băng gạc) sạch vào nước ấm và phủ lên vết thương bị áp xe.
- Nhiệt độ từ nước giúp tăng cường lưu thông, thu hút tế bào bạch cầu và kháng thể đến tập trung tại ổ viêm. Hệ miễn dịch của cơ thể được kích hoạt giúp chống lại sự xâm nhập vi khuẩn, loại bỏ mủ viêm hiệu quả.
- Để tăng thêm hiệu quả tháo mủ, bạn có thể dùng băng sạch đã thấm nước ấm và xoa nhẹ lên ổ áp xe theo chuyển động hình tròn. Điều này sẽ giúp tháo mủ dễ dàng hơn và giảm bớt đau nhức.
- Trong suốt quá trình này có thể xuất hiện một chút máu rỉ ra, nhưng không đáng kể. Điều này là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm.
- Hãy thực hiện nhiều lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn mủ viêm trong ổ áp xe.
Bước 3: Rửa làm sạch vết thương áp xe
Tham khảo trước: Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày?
Sau khi đã thực hiện tháo mủ viêm, bạn cần rửa sạch mủ bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Bởi nếu không, vi khuẩn sống sót bên trong mủ viêm vẫn có thể xâm nhập lại vết thương gây nhiễm trùng lại áp xe. Dung dịch sát khuẩn cho vết thương áp xe cần phải có các tiêu chí như tác dụng sát khuẩn mạnh, an toàn dịu nhẹ với da và không gây tổn thương đến sức khỏe người dùng. Một trong số ít những dung dịch sát khuẩn đáp ứng được những tiêu chí đó là Nacurgo.
Dung dịch rửa chuyên dụng Nacurgo (chai xanh) với nhiều ưu điểm vượt trội và đáp ứng được đầy đủ cả 5 yếu tố “KHỬ KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DIỤ – KHỬ MÙI – SẠCH NHẦY”. Sản phẩm đảm bảo khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ giúp vết thương sạch khuẩn, đồng thời không gây tổn thương hay kích ứng da khi sử dụng cho vết thương bị áp xe.
Cách sử dụng dung dịch làm sạch vết thương bị áp xe Nacurgo như sau:
- Tưới hay đổ trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vùng vết thương bị áp xe giúp rửa trôi mủ viêm và các tế bào chết.
- Có thể kết hợp cùng băng hoặc gạc đã sát khuẩn để loại bỏ hoàn toàn dịch, mủ viêm ra khỏi ổ áp xe.
- Nên rửa vết thương tối thiểu là 1 lần/ngày, có thể tăng lên 2 – 3 lần/ngày nếu vết thương vẫn còn chứa nhiều mủ dịch.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể đặt hàng trực tiếp trên website chính thức và được giao tận bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
☛ Tham khảo thêm: Chuyên gia hướng dẫn lựa chọn dung dịch rửa vết thương tốt nhất!
Bước 4: Bảo vệ vết thương
Sau khi vùng áp xe đã được làm sạch bằng dung dịch rửa chuyên dụng, bạn cần sử dụng dung dịch tạo màng sinh học bảo vệ vết thương Nacurgo để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng thứ phát. Lớp màng sinh học có tác dụng ngăn thấm nước, tạo một lớp “hàng rào” vật lý ngăn cản vi khuẩn xâm nhập, giúp bảo vệ vết thương áp xe sau tháo mủ một cách tối ưu.
Để sử dụng màng sinh học Nacurgo đạt hiệu quả tốt, bạn cần xịt dung dịch bao phủ toàn bộ bề mặt vết thương. Sau khoảng 1 phút dung dịch tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ vết thương. Màng sinh học sẽ tự phân huỷ sau khoảng 4 – 5 tiếng, do vậy bạn cần xịt lại một lớp mới tương tự đè lên lớp trước đó.
Bộ đôi sản phẩm Nacurgo được sản xuất phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Có thể mua sản phẩm tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể đặt hàng trực tiếp trên website chính thức và được giao tận bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Khi nào cần đến bệnh viện xử lý vết thương bị áp xe?
Duy trì thực hiện các bước chăm sóc vết thương bị áp xe hàng ngày, vết thương tiến triển tốt là khi bắt đầu lành lại và không xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Nếu bạn quan sát thấy các dấu hiệu sau thì có thể ổ áp xe và tình trạng nhiễm trùng đang diễn biến xấu đi và cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
- Sốt cao trên 38,5oC, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy tình trạng nhiễm trùng ngày càng nguy hiểm hơn.
- Vết áp xe và vùng da xung quanh sưng to hơn, màu đỏ thẫm dần và cảm giác nóng ấm hơn khi sờ.
- Tiết nhiều mủ, có thể có dịch chảy ra từ ổ áp xe.
- Các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương bị áp xe hướng về phía tim.
- Cơ thể ớn lạnh, đau nhức cơ, đau đầu, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn.
Cần lưu ý gì khi chăm sóc vết thương áp xe?
- Hạn chế chạm tay vào ổ áp xe: Bạn hạn chế tối đa việc chạm vào ổ áp xe. Điều này rất dễ làm lây lan vi khuẩn, viêm nhiễm nặng hơn.
- Chườm ấm, ngâm nước ấm để giảm đau: Vết thương bị áp xe thường đi kèm cơn đau dai dẳng, gây khó chịu. Khi đó, bạn có thể chườm ấm xung quanh vùng da bị áp xe. Cách này vừa giúp giảm bớt mủ viêm áp xe, đồng thời giảm bớt cơn đau nhức.
- Thời điểm chọc hay tháo mủ vết thương áp xe: Tuyệt đối không tự ý chọc tháo mủ khi vết thương áp xe chưa “chín” bởi sẽ không hoàn toàn loại bỏ hết mủ ổ viêm. Nếu tháo mủ lúc này thì ổ áp xe rất dễ tái phát và thậm chí còn nặng hơn ban đầu.
- Thường xuyên theo dõi ổ áp xe: Trường hợp ổ áp xe chuyển biến nặng, cần đến cơ sở y tế để được y bác sĩ chăm sóc. Tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà, bôi hay đắp thuốc để tránh nguy cơ biến chứng, hoại tử nguy hiểm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn và tuân thủ theo hướng dẫn dược sĩ. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc quá đà. Nếu tình trạng đau ngày càng nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là thuốc được sử dụng đầu tay trong điều trị nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay mượn đơn thuốc của người khác.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Bạn nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp vết thương nhanh lành hơn. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn đồ quá mặn và một số thực phẩm như hải sản, thịt gà, rau muống, đồ nếp, thịt bò,… vì có thể khiến vết thương dễ mưng mủ và dễ hình thành sẹo.
- Các lưu ý khác: Lựa chọn trang phục rộng rãi, chất liệu mềm mịn, thoáng khí, không gây kích ứng da hoặc bó sát vào vết thương áp xe. Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ tất cả đồ dùng tiếp xúc với áp xe (quần áo, khăn,…) bằng dung dịch sát khuẩn hay nước sạch ở nhiệt độ cao.
Vết thương bị áp xe vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng. Chăm sóc vết thương bị áp xe đúng cách giúp giảm các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chăm sóc vết thương bị áp xe. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, hãy kết nối với chúng tôi qua số hotline 1800.6626 để được tư vấn, giải đáp miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C3%A1p-xe
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-thuong-ap-xe-1052/