Chào chuyên gia!
Hiện tại em có một câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp. Chẳng là do bất cẩn em có bị một vết thương hở tại vùng bắp chân. Em có rửa bằng cồn cho đến hôm nay là 5 ngày nhưng vết thương vẫn bị sót mỗi khi rửa. Thậm chí còn sót hơn so với ban đầu. Bây giờ em rất sợ mỗi lần rửa vết thương. Không hiểu tại sao vết thương bị sót dai dẳng như thế? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này. Mong nhận được giải đáp chi tiết từ chuyên gia.
Trần Tuyết My – Bắc Giang
Trả lời
Chào My. Nacurgo đã nhận được câu hỏi thắc mắc về vấn đề bạn đang gặp phải. Chúng tôi hiểu rằng bạn đang phải chịu đựng đau đớn khó chịu từ vết thương của mình. Chúng tôi xin được giải đáp chi tiết về từng nguyên nhân có thể khiến vết thương của bạn bị xót, cùng cách xử lý kịp thời để giảm thiểu tình trạng này.
Mục lục
Giải đáp: Tại sao vết thương bị xót?
Theo như bạn mô tả thì bạn có một vết thương ở vùng bắp chân. Có hiện tượng đau xót đặc biệt là trong lúc rửa. Vết thương bị xót có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các nguyên nhân chính sau đây:
Do vết thương tổn thương sâu
Không biết vết thương bạn đã gặp phải đang tổn thương ở mức độ nào? Sâu hay nông, tổn thương rộng hay chỉ ở một vị trí nhỏ. Nếu vết thương hở nông, diện tích nhỏ, hiện tượng đau xót có thể xuất hiện tại thời điểm ban đầu. Sau đó nếu được chăm sóc tốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng thì vết thương sẽ khô miệng sau vài ngày và giảm đau nhức.
Thế nhưng, nếu vết thương ban đầu là tổn thương nặng, mức độ sâu thì việc đau xót nhiều ngày tại vị trí tổn thương là điều dễ hiểu. Để giảm cảm giác đau nhức bạn cần chăm sóc đúng cách 1 thời gian để vết thương hồi phục. Thậm chí có thể phải sử dụng cả thuốc giảm đau, kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Do chăm sóc không đúng cách nên có dấu hiệu nhiễm trùng
Nguyên nhân tiếp theo có thể gây ra đau nhức dai dẳng bắt nguồn từ việc chăm sóc vết thương không đúng cách. Ở trạng thái vết thương như mô tả, rất có thể nó đang có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn nên nhớ rằng, một vết thương dù nhỏ nhưng nếu chăm sóc không đúng cách vẫn hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn gây đau đớn và hệ lụy nghiêm trọng không khác gì tổn thương sâu.
Nhiều người có thói quen chỉ rửa vết thương bằng nước muối mà bỏ qua bước sát khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương. Nước muối sinh lý rất dịu nhẹ để sử dụng cho vết thương hở nhưng nó lại không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn trên vùng tổn thương. Từ đó vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và sinh sôi lại khu vực tổn thương.
Một sai lầm khác cũng đến từ cách chăm sóc của bạn đó chính là bỏ qua bước loại bỏ dị vật. Liệu rằng tại lúc xảy ra tai nạn, khi sơ cứu bạn đã lấy hết dị vật ra khỏi vết thương hay chưa?
Vết thương bị xót đau mỗi lần băng gạc dính vào
Nhiều người có thói quen sử dụng băng gạc, băng khá chặt và mạnh tay lên vết thương hở mà quên bôi cho nó một loại thuốc làm mềm, làm ẩm. Kết quả là băng gạc dính vào vùng da tổn thương gây đau đớn trong quá trình thay băng. Thậm chí còn làm tổn thương mô tế bào mới vừa được tái tạo. Bạn có gặp sai lầm này không? Nếu có thì đây là nguyên nhân gây ra cơn đau, xót cho bạn đấy.
Bị xót do sử dụng cồn iod sát khuẩn
Đây là một nguyên nhân gây ra đau xót vết thương cho nhiều người bệnh khác. Dù có khả năng diệt khuẩn, chống nấm mạnh mẽ. Thế nhưng, khi sử dụng cồn iod có thể gây khô xót, nhuộm màu da và gây tổn thương đến tế bào, da non mới hình thành. Không những vậy, sử dụng cồn iod còn gây ra nguy cơ nhiễm độc iod nếu vết thương của bạn là sâu.
Với những gì bạn My mô tả thì có thể nguyên nhân gây xót vết thương của bạn có thể đến từ việc sử dụng cồn trực tiếp vào vết thương hở. Dung dịch sát khuẩn chứa cồn iot có thể làm chết các mô, tế bào mới hình thành, làm chậm quá trình lành lại và khiến cho vết thương bị xót, đau đớn dù đã 5 ngày trôi qua.
Do ăn thực phẩm không phù hợp
Dinh dưỡng được nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành lại của vết thương. Trong quá trình điều trị, nhất là vết thương sâu mà không có chế độ kiêng khem hợp lý, có thể làm tình trạng tổn thương tiến triển xấu đi. Trong đó điển hình là tình trạng viêm sưng, mưng mủ, đau xót dai dẳng. Một số thực phẩm có thể gây ra điều này phải kể đến là xôi nếp, da gà, rau muống hoặc củ đậu (một loại củ mà ta cứ nghĩ là sẽ làm mát, làm dịu cho vết thương)... Trong thời gian chăm sóc vết thương. Bạn có ăn một trong những thực phẩm này không?
Tâm lý lo lắng quá mức cũng ảnh hưởng đến cơn đau
Có bao giờ bạn nghĩ tâm lý có thể ảnh hưởng đến cơn đau nhức tại vết thương. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy điều này có thể xảy ra. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không quá nhiều. Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây tác động xấu đến dây thần kinh cảm giác. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy vết thương đau xót hơn khi có tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Phải làm sao khi bị xót ở vết thương
Kiểm tra tình trạng vết thương
Đầu tiên bạn cần kiểm tra tình trạng hiện tại của vết thương xem nó có dấu hiệu gì bất thường không. Bước này để biết được vết thương có bị nhiễm trùng hay hoại tử hay chưa. Hiện tại chân của bạn đang có dấu hiệu đau xót, nhức dai dẳng nên cũng có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ chăm sóc, đồng thời có thể kê đơn một số loại thuốc kháng sinh cần thiết.
➤ Có thể bạn sẽ cần: Cách nhận biết sớm nhiễm trùng, hoại tử vết thương!
Làm sạch vết thương, loại bỏ dịch nhầy và tế bào chết
Nếu vết thương chỉ ở trạng thái viêm sưng thông thường không có nhiễm trùng, hoại tử thì bạn nên chuẩn chỉnh lại bước chăm sóc vết thương đúng cách hơn giúp cho vết thương mau lành lại. Bước làm sạch vết thương, loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết là việc làm cần thiết ngay bây giờ. Bạn có thể tham khảo sử dụng dung dịch rửa sạch da tổn thương Nacurgo (chai màu xanh)
Đây là dung dịch chuyên dụng để rửa vùng da tổn thương đáp ứng đủ 5 yếu tố: Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, dịu mát và khử mùi. So với việc sử dụng nước muối sinh lý thì dung dịch này là bước chăm sóc da tốt hơn, loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn tại vết thương bắp chân của bạn
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Bôi thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn
Tham khảo bác sĩ để có thể sử dụng một loại thuốc giảm đau nếu tình trang vết thương bị xót đau dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Đồng thời có thể sử dụng thuốc kháng sinh bôi, hoặc uống nếu cần thiết. Việc dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cho vết thương cần được tư vấn từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để phòng ngừa tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Băng vết thương hạn chế tiếp xúc
Sau khi sơ cứu đúng cách rồi bạn cần băng vết thương lại để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi từ môi trường xung quanh. Thay vì sử dụng băng gạc thông thường có thể dính vào vết thương gây đau đớn bạn có thể thay thế bằng một phương pháp tối ưu hơn thông qua một bước xịt tạo màng sinh học Nacurgo.
Màng sinh học được tạo ra đóng vai trò như một lớp da nhân tạo giúp bảo vệ vết thương, tạo môi trường thông thoáng, lý tưởng để vết thương lành lại nhanh hơn. Tinh chất Nano nghệ, trà xanh có trong dung dịch có thể dễ dàng thẩm thấu vào vết thương. Đồng thời, giải phóng tinh chất từ từ, không tương tác với thuốc, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, hạn chế nguy có để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.
➤ Có thể bạn quan tâm: Review Nacurgo màng sinh học băng vết thương dạng xịt!
Lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương
- Không nên quá sợ hãi sự đau đớn mà bỏ qua bất kỳ bước chăm sóc nào vì nó có thể là nguyên nhân khiến vết thương bị hoại tử. Khi đó vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều
- Chăm sóc đều đặn trong quá trình điều trị, không chăm sóc theo kiểu hôm được hôm không.
- Kết hợp một chế độ dinh dưỡng, phù hợp để vết thương mau chóng lành lại
- Khi vết thương lên da non cần lên kế hoạch trị sẹo kết hợp để hạn chế sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo co kéo.
- Nếu thiếu kiến thức chăm sóc vết thương có thể gọi điện nhờ tư vấn của bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm không tự ý xử lý bất cứ điều gì khi chưa biết nó đúng hay sai...
Trên đây là giải đáp chi tiết về nguyên nhân có thể khiến vết thương bị sót. Mong rằng với chia sẻ này bạn sẽ biết được nguyên nhân gây đau đớn cho vết thương của mình là gì và có cách xử lý đúng đắn, kịp thời. Chúc vết thương của bạn sớm hồi phục.